Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu (T4/2019)
Có thể bạn quan tâm
23 huyệt
1. Quan xung (Tỉnh)2. Dịch môn (Huỳnh)3. Trung chử (Du)4. Dương trì (Nguyên)5. Ngoại quan (Lạc)6. Chi câu (Kinh)7. Hội tông (Khích)8. Tam dương lạc9. Tứ độc10. Thiên tỉnh (Hợp)11. Thanh lãnh uyên12. Tiêu lạc13. Nhu hội14. Kiên liêu15. Thiên liêu16. Thiên dũ17. Ế phong18. Khế mạch19. Lư tức20. Giác tôn21. Nhĩ môn22. Nhĩ Hòa liêu23. Ty trúc không | |
LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH12 huyệt được in đậm và tô đỏ là các huyệt được lựa chọn cho việc đào tào châm cứu cơ bản theo WHO. (World Health Organization. (1999). Guidelines on basic training and safety in acupuncture. World Health Organization)
Tài liệu tham khảo: Huyệt Vị Châm Cứu Chuẩn Hóa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới Khu Vực Tây Thái Bình Dương, cập nhật và tái bản 2009 (World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. WHO Standard Acupuncture Point Locations in the Western Pacific Region. WPRO; Manila, Philippines: 2009) và các tài liệu khác bên dưới.
Đường đi bên ngoài của đường kinh bắt đầu từ bờ trụ gốc móng ngón tay thứ 4 tại huyệt Quan xung (TE1), (có nhánh nối từ huyệt Lao cung [PC8] của kinh Tâm bào đến huyệt này), đi lên dọc bờ trụ ngón tay lên mu bàn tay giữa xương bàn ngón tay 4 và 5, qua cổ tay giữa gân cơ duỗi chung các ngón và gân cơ duỗi riêng ngón út, đi dọc phần giữa mặt sau cẳng tay, giữa xương trụ và xương quay, qua mỏm khuỷu, đi lên dọc mặt sau cánh tay (giữa cơ tam đầu cánh tay), đến sau khớp vai tại huyệt Kiên liêu (TE4), giao hội với kinh Tiểu trường tại huyệt Bỉnh phong (SI12), vào cột sống giao hội với mạch Đốc tại huyệt Đại chùy (GV14), rồi đi chếch ra ngoài lên vai giao hội với kinh Đởm tại huyệt Kiên tĩnh (GB21), sau đó đi xuống vào hố trên đòn tại huyệt Khuyết bồn (ST12).
Từ huyệt Khuyết bồn (ST12), đường kinh bắt đầu đường đi bên trong của nó, xuống ngực đến giữa hai vú liên lạc với Tâm bào tại huyệt Đản trung (CV17), qua cơ hoành xuống bụng liên lạc với với Trung tiêu (Vị) tại huyệt Trung quản (CV12), rồi tiếp tục xuống liên lạc với Hạ tiêu. Như vậy đường đi của đường kinh liên lạc với Tam tiêu (Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu). Theo Linh khu, từ Hạ tiêu đường kinh tiếp tục đi xuống đến Hạ Hợp huyệt của kinh Tam tiêu là huyệt Ủy dương (BL-39).
Từ huyệt Đản trung (CV17), đường kinh đi vòng lên lại đến huyệt Khuyết bồn (ST12), rồi nổi lên, sau đó đi dọc bờ sau cơ ức đòn chũm đến sau tai tại huyệt Ế phong (TE17), rồi vòng quanh sau tai ra trước tai.
Từ đỉnh tai tại huyệt Giác tôn (TE20), có nhánh đi chếch lên ra trước, giao hội với các huyệt Huyền ly (GB6), Huyền lư (GB5) và Hàm yến (GB4) của kinh Đởm, sau đó xuống má, đến hàm dưới, vòng lên giao hội với kinh Tiểu trường tại huyệt Quyền liêu (SI18) rồi đi vào vùng dưới ổ mắt.
Từ sau tai tại huyệt Ế phong (TE17) có nhánh chìm đi vào trong tai rồi xuất ra trước nắp tai, giao với kinh Tiểu trường tại huyệt Thính cung (SI9), tiếp tục qua huyệt Nhĩ môn (TE21) và Nhĩ Hòa liêu (TE22), rồi giao với kinh Đởm tại huyệt Thượng quan (GB-3), sau đó bắt chéo nhánh má và kết thúc tại huyệt Ty trúc không (TE23), ở cuối đuôi lông mày, trên khớp trán-gò má.
Từ huyệt Ty trúc không (TE23) có nhánh đến nối tiếp với kinh Đởm tại huyệt Đồng tử liêu (GB1) ở khóe mắt ngoài.
CÁC HUYỆT TRÊN KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊUTE-3. Trung Chử
Đặc điểm
- Huyệt Du thuộc Mộc. Huyệt “bổ” của kinh tam Tiêu.
Vị trí
World Health Organization: Trên mu bàn tay, giữa xương đốt bàn tay thứ 4-5, trong chỗ lõm phía trên khớp bàn ngón tay thứ 4.
TE-4. Dương Trì
Đặc điểm
- Huyệt
Vị trí
World Health Organization: T.
TE-5. Ngoại Quan
Đặc điểm
- Huyệt Lạc. Một trong “Bát mạch giao hội huyệt” thông với mạch Dương duy.
Vị trí
World Health Organization: Mặt sau cẳng tay, điểm giữa khe gian cốt giữa xương trụ và xương quay, phía trên nếp gấp mu cổ tay 2 thốn-B.
Lưu ý: Huyệt nằm phía trên huyệt Dương trì (TE4) 2 thốn-B, trong chỗ lõm giữa xương trụ và xương quay. Huyệt nằm phía trước tương ứng với huyệt Ngoại quan (TE5) là huyệt Nội quan (PC6).
TE-14. Kiên Liêu
Vị trí
World Health Organization: Ở đai vai, trong chỗ lõm giữa góc mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay.
Lưu ý: khi gấp khuỷu và dạng cánh tay, xuất hiện 2 chỗ lõm tương ứng phía trước và phía sau mỏm cùng vai. Huyệt Kiên ngung (LI15) nằm ở chỗ lõm sâu hơn ở phía trước và huyệt Kiên liêu (TE14) nằm ở chỗ lõm phía sau.
TE-17. Ế Phong
Vị trí
World Health Organization: Ở vùng cổ trước, phía sau thùy tai, trong chỗ lõm phía trước đầu tận cùng dưới của mỏm chũm.
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Từ khóa » đường Kinh Tam Tiêu Là Gì
-
Huyệt Trên đường Kinh Tam Tiêu | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM
-
Kinh Tam Tiêu - Điều Trị Đau Clinic
-
Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ( PE) - Health Việt Nam
-
Tam Tiêu | Y Học Căn Bản
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
-
Chức Năng Sinh Lý Tạng Tâm (tâm Bào, Phủ Tiểu Trường, Phủ Tam Tiêu)
-
Tam Tiêu Không Thông Gây Nhiều Bệnh
-
Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
-
CÁC HUYỆT CỦA THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH
-
Biệt Lý Tam Tiêu- Phần 1 | Khí Công
-
Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu - Drugs Of Canada
-
KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU - Chữa Bệnh NET
-
Học Thuyết Tạng Phủ-Hội Chứng Bệnh Thường Gặp
-
KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU | Lê Hữu Trác