Kinh Túc Thái âm Tỳ
Có thể bạn quan tâm
1. Đường đi và liên quan
Mạch khởi ở đầu ngón chân cái, theo mé trong ngón chân, chỗ thịt trắng, qua sau xương ống chân, giao ra trước kinh Quyết âm, lên lần theo đầu gối, mé trước bắp vế trong vào háng, thuộc tỳ liên lạc với vị, lên cách mô, dọc theo cổ, đến gốc lưỡi, đi tnr ra dưới lưỡi
Một nhánh từ vị chạy tách lên hoành cách mô vào tâm.
Kinh này khởi đầu ở huyệt Ẩn bạch, cuối ở huyệt Đại bao. Lấy huyệt Ẩn bạch, Đại đô, Thái bạch, Thương khâu, Âm lăng tuyền cùng phối hợp với: Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.
Theo Tý ngọ lưu chú thì giờ Tỵ thì tinh khí sung đầy và khai hạp.
2. Các huyệt vị
2.1. Ân bạch
+ Vị trí:
Huyệt ở mé trong, đầu ngón chân cái, cách góc móng 1 phân (bằng lá hẹ). Nơi kinh mạch của tỳ đi ra.
Là huyệt Tỉnh - Mộc.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 1 phân, lưu kim 3 hơi thở.
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
+ Chủ trị:
Chữa bụng đầy trướng, suyễn tức, nôn mửa, ăn uống không tiêu, trong ngực nóng, tiết tả, nục huyết, thi quyết, chân lạnh, trẻ em mạn kinh phong, phụ nữ kinh qua kỳ, rối loạn tiền mãn kinh.
2.2. Đại đô
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm gốc ngón chân cái, sau đốt ngón, mé trong, nơi tiếp nối xương, thịt trắng thịt đỏ, nơi kinh mạch của tỳ đi ra. Là huyệt Huỳnh - Hỏa.
+ Chủ trị:
Chữa sốt không ra mồ hôi, không nằm được, mình nặng xương đau, thương hàn, bàn chân lạnh nghịch, bụng đầy, hay buồn nôn, xót nóng, bức rứt, ói nghịch, mắt xây xẩm. Lưng đau không thể cúi ngửa, tâm vị thống, ngực bụng trướng đầy.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
Hình 8. Kinh Túc Thái âm Tỳ
1. Ẩn bạch, 2. Đại đô, 3. Thái bạch, 4. Công tôn, 5. Thương khâu,
6. Tam âm giao, 7. Lậu cốc, 8, Địa cơ, 9. Âm lăng tuyền, 10. Huyết hải,
11. Cơ môn, 12. Xung môn, 13. Phủ xá, 14. Phúc kết, 15. Phúc ai, 16. Thực đậu,
17. Thiên khê, 18. Hung hương, 19. Châu vinh, 20. Đại bao.
2.3. Thái bạch
+ Vị trí:
Huyệt ở mé trong ngón chân cái, trong chỗ trũng, trước mắt cá trong, dưới xương bàn chân. Nơi kinh mạch của tỳ đi ra.
Là huyệt Du - thổ.
+ Chủ trị:
Chữa các chứng mình nóng, bụng trướng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiết tả, lỵ tật, phúc thông, hoắc loạn, đau nhức mỏi đầu gối, đùi, ống chân, đau vùng thượng vị, ngực bụng đầy tức.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
2.4. Công tôn
+ Vị trí:
Huyệt ở ngón chân cái, sau đốt xương ngón một tấc, trước mắt cá trong; Là lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Tỳ đi qua liên lạc với kinh Túc Dương minh Vị.
+ Chủ trị:
Chữa sốt rét, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn, đầu mặt sưng, vùng tâm đau, quyết nghịch, hoắc loạn.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân, cứu 3 liều.
2.5. Thương khâu
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới xương mắt cá chân, mé trong phía trước có huyệt trung phong phía sau có huyệt chiếu hải, Thương khâu ở giữa, nơi kinh mạch tỳ đi đến.
Là huyệt Kinh - Kim.
+ Chủ trị:
Chữa bụng đầy trướng, tỳ khí hư kém, cốt tý, khí nghịch, khí hư hạ hãm, trĩ hậu môn, phụ cốt thư, hồ sán, tỳ tích bí khí, hoàng đản, lưỡi cứng đau, phụ nữ chậm có thai, trẻ em mạn kinh phong.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 3 phân.
2.6. Tam âm giao (Thừa mãn, Thái âm, Hạ tam lý)
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm trong xương cẳng chân mé trong mắt cá 3 tấc, là nơi giao hội của 3 kinh âm: Túc Thái âm Tỳ, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can.
+ Chủ trị:
Chữa tỳ vị hư nhiệt, bụng chướng đầy đau, mình nặng, tay chân mềm nhẽo, sôi bụng, tiết tả, hoắc loạn, ăn uống không tiêu, đầu gốì đau, tiếu tiện không thông, âm hành đau, sán khí, di mộng tinh, tiểu tràng phúc thông, trẻ em kinh phong, phụ nữ bế kinh, rối loạn kinh nguyệt.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
2.7. Lậu cốc (Thái âm lạc)
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm trên mắt cá trong 6 tấc, dưới xương ống chân.
+ Chủ trị:
Chữa khí nghịch, bụng sôi, đầy trướng, chân tay tiêu sấu, đầu gối tê, chân mềm yếu.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cấm cứu.
2.8. Địa cơ (Tỳ xá)
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm mé trong xương đầu gối xuống 5 tấc, dưới xương chân Ống chân.
Là huyệt Khích của kinh Túc Thái âm Tỳ.
+ Chủ trị:
Chữa yêu thống, tiết tả, ngực sườn đầy tức, thủy thũng, bụng trướng, ăn uống kém tiêu, tiểu tiện không thông, phụ nữ trưng hà.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 3 phân.
2.9. Âm lăng tuyền
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm mé trong đầu gối, dưới xương ông chân, ở đầu đường chỉ ngang đầu gối, đối diện vởi huyệt Dương lăng tuyền, là nơi kinh mạch Túc Thái âm tỳ đi vào.
Là huyệt Hợp - Thủy.
+ Chủ trị:
Chữa ngực bụng đầy trướng, suyễn thở, khí nghịch, lưng đau, hoắc loạn, âm hộ đau, hàn sán, Trưng hà, di mộng tinh, tiểu tiện xí tần.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 5 phân.
2.10. Huyết hải
+ Vi trí:
Huyệt ở mé trong, trên xương bánh chè đầu gối 2,5 tấc, chỗ thịt trắng.
+ Chủ trị:
Chữa khí nghịch, bụng trướng, phụ nữ lậu hạ, rối loạn kinh nguyệt.
Lý Đông Viên: Con gái lậu hạ, huyết xấu, kinh nguyệt không điều, băng huyết không ngừng, huyết dịch chảy ra nhiều kèm theo máu cục do ăn uống không chừng mực, hoặc tích thống lâu ngày, hoặc bản chất khí huyết thiểu, nên cứu kinh Túc Thái âm Tỳ 7 liều.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 5 phân, cứu 3 liều.
2.11. Cơ môn
+ Vị trí:
Huyệt ở trên chỗ bắp đùi phía trong chân, thẳng huyệt Huyết hải đi lên, gần gân lớn.
+ Chủ trị:
Chữa ngũ lâm, kết hạch âm nang.
+ Cách châm cứu:
Châm 5 phân, cứu 3 liều.
2.12. Xung môn (Thượng từ cung)
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Phủ xá 1 tấc, ở hai đầu xương, cách đường trắng giữa bụng đều 4,5 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa bụng lạnh, đầy trướng, đau, tích tụ, âm hành rút đau, phụ nữ có thai khí nghịch xung tâm, ít sữa.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, cứu 3 liều.
2.13. Phủ xá
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Phúc kết 3 tấc, cách đường trắng giữa bụng đều 4,5 tấc. Là nơi giao hội của kinh mạch Túc Thái âm Tỳ, Túc Quyết âm Can và mạch Dương duy, là huyệt của kinh Thái âm và đường biệt lạc của 3 kinh âm và Dương minh.
+ Chủ trị:
Hàn sán, ngực bụng đầy, tích tụ, khí quyết, hoắc loạn.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 5 liều, châm 7 phân.
2.14. Phúc kết (Trường khuất)
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Đại hoành 1 tấc 3 phân, cách đường trắng giữa bụng đều 4,5 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa khái thấu, khí nghịch, tâm khí thông, tiểu trường khí thông, bụng lạnh, tiết tả.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, cứu 5 liều.
2.15. Phúc ai
+ Vị trí:
Huyệt ở dưói huyệt Nhật nguyệt 1 tấc 5 phân, cách đường trắng giữa bụng đều 4,5 tấc. Là nơi giao hội của huyệt kinh Túc Thái âm Tỳ và Âm duy tụ hội.
+ Chủ trị:
Chữa lâm lịch, niệu huyết, ăn uống không tiêu, phúc thông.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân.
2.16. Thực đậu
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Thiên khê 1 tấc 5 phân, cách cách đường trắng giữa bụng đều 6 tạc, giơ cánh tay lên lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn tức đầy, trong hoành cách mô đau.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân, cứu 5 liều.
2.17. Thiên khê
+ Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm dưới huyệt Hung hương 1 tấc 6 phân, cách hàng giữa ngực đều 6 tấc, nằm ngửa lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn đầy tức đau, khái thấu, khí nghịch, khò khè khó chịu, nhũ ung, ung độc.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân, cứu 5 liều.
2.18. Hung hương
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Châu vinh 1 tấc 6 phân, cách đường trắng giữa ngực đều 6 tấc, nằm ngửa lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn đầy tức, cân loan đông thông.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân, cứu 5 liều.
2.19. Châu vinh
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Trung phủ 1 tấc 6 phân, cách đường trắng giữa ngực đều 6 tấc, nằm ngửa lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn đầy tức, không cúi ngửa được, ăn không tiêu, khái nghịch, ẩu thổ.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 4 phân.
2.20. Đại bao (dĩ)
+ Vị trí:
Huyệt ở dưới huyệt Uyên dịch 3 tấc, phân bố ở ngực sườn, hiện ra ở xương sườn thứ 9. Là đại lạc của kinh Tỳ, tổng quản của các lạc mạch Âm và Dương. Lạc do tỳ dưỡng mà tương thông được với ngũ tạng.
+ Chủ trị:
Chữa ngực sườn đầy tức, khí suyễn, toàn thân đông thông hoặc tứ chi mềm nhẽo vô lực.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 5 phân.
Liên hệ tư vấn chữa bệnh
Bạn có thể gọi đến số 18006834 (miễn cước gọi) để được bác sĩ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » đường đi Kinh Tỳ
-
Kinh Tỳ - Điều Trị Đau Clinic
-
Kinh Túc Thái âm Tỳ - Health Việt Nam
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Túc Thái âm Tỳ - Phúc Tâm Đường
-
Huyệt Trên đường Kinh Tỳ | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM
-
KINH TÚC THÁI ÂM TỲ - Trường Trung Cấp Y Dược Lê Hữu Trác
-
CÁC HUYỆT CỦA ĐƯỜNG KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
-
Kinh Túc Thái Âm Tỳ (T5/2018) - PHUCDOAN ACUPUNCTURE
-
Các Huyệt Nằm ở Trên đường Kinh Tỳ - Ghế Massage Okasa
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính Trong Châm Cứu
-
Kinh Cân Và Cách Vận Dụng Châm Cứu
-
Cách Nhớ Nhanh Các đường Kinh Y Học Cổ Truyền ( P3)
-
đường Kinh Tỳ - Quang Silic
-
KINH TÚC THÁI ÂM TỲ - Chữa Bệnh NET