Ký Hiệu đặc Biệt Của Tôn, Thép Giả - VnExpress Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Do không phải là mặt hàng thiết yếu nên khi có nhu cầu, nhiều người tự đi mua tôn lợp nhà mà chẳng biết rằng chỉ cần chỉ cần đầu tư một hệ thống in phun khoảng 100-150 triệu đồng, các cơ sở sản xuất có thể làm ra đủ loại tôn giả, tôn nhái, kém chất lượng.
Theo các chuyên gia, tôn thép nhái, giả khó phân biệt bằng mắt thường. Chỉ khi sử dụng, người dùng mới phát hiện ra sản phẩm dễ bị phai màu, tuổi thọ chỉ 2-3 năm trong khi tuổi thọ của hàng chính hãng có thể lên tới hàng chục năm. Chưa kể, sản phẩm nhái còn bị gỉ sét, dễ khiến công trình xuống cấp, gây tốn kém tiền bạc cho người dùng trong việc khắc phục, sửa chữa. Do vậy, giới chuyên gia khuyên người dùng khi mua các sản phẩm tôn thép, cần lưu ý các yếu tố dưới đây:
Xem các thông số in trên sản phẩm
Các mẫu tôn nhái thường là sản phẩm nhập từ Trung Quốc về với giá rẻ rồi in nhãn mác của các thương hiệu lớn nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, những sản phẩm này có chất lượng in phun không tốt, dòng in vi tính trên tôn giả thường nhòe, kém độ sắc nét hoặc in ngắn, không đầy đủ thông tin và tiêu chuẩn chất lượng. Tẩy xóa thông số độ dày là một thủ thuật được các chủ cửa hàng buôn tôn giả hay dùng. Ví dụ, mã số sản phẩm tôn thật là TKPMXXXXxxxx0,40 mm (dày 0,4 mm) có thể tẩy thành TKPMXXXXxxxx0,45 mm (dày 0,45 mm).
Trong một số trường hợp, mặt sau tấm tôn in ký hiệu MSC trong chuỗi mã số. Đây là ký hiệu riêng của giới buôn loại tôn gian lận độ dày (đôn dem hay tôn âm). Tôn đôn dem là loại in sai thông số độ dày, ví dụ ghi dày 0,35 mm nhưng thực chất mỏng hơn. Người dùng nên tránh loại này vì sẽ gây thiệt hại về kinh tế và không đảm bảo chất lượng cho mục đích sử dụng.
Ngoài ra, người mua có thể so sánh dòng in trên sản phẩm với thông tin từ nhà cung cấp chính hãng để nhận biết.
Đo độ dày và cân nặng sản phẩm
So với hàng chuẩn chính hãng, trọng lượng mỗi mét tôn đôn dem thường nhẹ hơn từ 0,4 kg đến 0,5 kg. Do đó, cân tôn là cách được các công ty thiết kế nội thất thường áp dụng bởi chỉ cần đối chiếu với thông số của nhà sản xuất là có thể nhận biết sản phẩm có bị làm giả hay không.
Để đo độ dày, người ta dùng thước Palmer, dụng cụ chuyên dụng, cho giá trị chính xác từng 0,001mm. Tuy nhiên, cũng vì độ chính xác cao nên việc đo đạc phải cẩn trọng, nếu chỉ lệch một chút cũng cho kết quả khác.
Yêu cầu hóa đơn và nguồn gốc sản phẩm
Thông thường, người mua sẽ không tự vận chuyển tôn từ chỗ bán về nơi sử dụng mà yêu cầu đơn vị cung cấp giao hàng tận nơi. Điều này có thể dẫn tới trường hợp khi chọn mua, chủ cửa hàng, đại lý để khách tham khảo mẫu hàng chính hãng, nhưng có thể đánh tráo bằng hàng kém chất lượng khi giao tới tay người tiêu dùng. Do đó, người mua bắt buộc phải thực hiện lại một số bước kiểm tra như đọc thông số, cân tôn... lần nữa.
Người tiêu dùng nên yêu cầu bên bán cung cấp hóa đơn tài chính, giấy tờ thể hiện chi tiết các thông tin về thương hiệu sản xuất, tên, loại, độ dày, giá cả của tôn bán ra. Đây là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong vấn đề khiếu nại với các đại lý, cơ sở kinh doanh nếu mua phải tôn nhái, giả, không đúng chất lượng. Tôn nhái thương hiệu thường có giá thấp hơn so với giá bán tại các đại lý phân phối chính hãng khoảng 10-15% trên mỗi đơn giá.
Kiểm định chất lượng sản phẩm
Nếu khách hàng mua số lượng lớn sản phẩm, phục vụ cho các công trình có thể gửi mẫu về đơn vị sản xuất hoặc trung tâm kiểm định Nhà nước để kiểm tra chất lượng. Chi phí không quá tốn kém, chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Lượng tôn gửi tối thiểu 0,5m và thời gian kiểm định khoảng 3-4 ngày.
Đối với khách mua số lượng ít, nhỏ lẻ có thể tự xét nghiệm bằng cách nhỏ axit hoặc kiềm nồng độ 10% lên tấm tôn. Nếu sau 3 giờ, sản phẩm bị bong tróc sơn hoặc phồng giộp, phai màu tức hàng kém chất lượng. Các chuyên gia khuyên, người tiêu dùng khi mua sản phẩm nên chọn các thương hiệu uy tín, tham khảo giá bán, sản phẩm ở nhiều đơn vị trước khi quyết định mua. Đồng thời tham khảo bạn bè, người thân những chuyên gia có kinh nghiệm để được tư vấn và chọn sản phẩm của các nhà cung cấp uy tín, chất lượng, Không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ , có thể là tôn chất lượng kém nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bảo dưỡng
Để sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài, sau khi lắp đặt cần kiểm tra dọn sạch các phoi mạt (các miếng tôn nhỏ bắn ra khi khoan bắt vít). Nếu để sót, các phoi mạt rỉ sét gây ố trên bề mặt tôn. Mưa gió, nắng nóng, các chất muối hữu cơ và các chất gây ô nhiễm khác là tác nhân chính làm giảm tuổi thọ của tôn. Người dùng cần dùng nước xối mạnh để làm sạch tôn sử dụng và làm ít nhất một lần trong năm vào giữa mùa khô. Nước sạch pha thêm chút xà phòng giặt để tẩy bụi bẩn sẽ làm tôn sáng đẹp.
Thu Ngân
- Tôn thép Việt lao đao vì hàng Trung Quốc giá rẻ
Từ khóa » độ Dày Tct Là Gì
-
Thép Zincalume - Tôn BlueScope
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Thép Mạ Kẽm STEELTRUSS
-
Tôn Mạ Màu | Tiêu Chuẩn, Phân Loại, Trọng Lượng, ứng Dụng..
-
Độ Dày 0.52 Mm (tct) Chiều Rộng 800 Mm Màu Đầu 9007 Sơn 25 ...
-
Tấm Lợp Liên Kết đai LYSAGHT® KLIP-LOK® OPTIMA
-
Bạn Có Biết Thanh Kèo Zacs Có độ Bền Gấp 4 Lần Thép Mạ Kẽm?
-
Tấm Lợp Lysaght Multiclad - Tấm Lợp Vách Cao Cấp - Thép Trắng
-
TCT Là Gì? Ý Nghĩa Của Từ Tct - Từ Điển Viết Tắt
-
PVDF - Tôn Đông Á
-
Mũi Khoan Tôn Dày 50 Mm Unifast TCT 23x50 - P467818
-
METALLIC - Tôn Đông Á
-
TCT Là Gì? Nghĩa Của Từ Tct - Từ Điển Viết Tắt - Abbreviation Dictionary
-
Sản Phẩm Thanh Kèo, Xà Gồ Zacs AZ70 NS BlueScope Lysaght - Úc