Ký Hiệu Và Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô - Đăng Kiểm

Sử dụng đúng loại lốp rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất chung và sự an toàn của xe. Vậy nên hiểu rõ kích thước lốp chuẩn cho xe là việc cần phải biết. Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn loại lốp phù hợp nhất.

Mục lục

  • ​Các thông số kí hiệu của lốp xe
  • Ngoài ra bạn cũng nên biết:
    • Những chức năng của lốp xe:
    • Phân loại:
    • Cấu tạo lốp xe:
  • Hoa lốp ảnh hưởng như thế nào đến chất tính năng của xe?
    • 1. Dạng xương sườn (Rib shape):
    • 2. Dạng hình giun (Lug shape):
    • 3. Dạng khối (Block shape):
    • 4. Dạng bất đối xứng (Asymmetric):
    • 5. Dạng hình giun và xương sườn (Rib-Lug shape):
    • 6. Dạng định hướng (Directional):

​Các thông số kí hiệu của lốp xe

Các thông số kí hiệu thường gặp trên lốp xe

Các thông số kí hiệu thường gặp trên lốp xe

1. Loại xe có thể sử dụng lốp này P (Passenger) ở đây nghĩa là xe khách. LT (Light Truck) – xe tải nhẹ, xe bán tải T (Temporary) – lốp thay thế tạm thời 2. Chiều rộng xe: Là bề mặt tiếp các của lốp ô tô với mặt đường. Đơn vị tính bằng mm và đo từ góc này sang góc kia. 3.Tỷ số thành lốp: Là tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng bề mặt lốp xe ô tô được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. 4. Cấu trúc của lốp: Hầu hết mọi lốp xe sử dụng trên thị trường hiện này đều có cấu trúc R viết tắt của Radial. Những loại cấu trúc có ký hiệu như B, D hay E đều rất hiếm gặp. 5. Đường kính vành ô tô: Mỗi loại ô tô chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ vành nhất định. Đơn vị tính là inch 6. Tải trọng giới hạn: Là chỉ số quy định mức tải trọng quy định lốp có thể chịu được. 7. Tốc độ giới hạn: Tốc độ cao nhất mà ốp có thể chịu đựng được.

Ví dụ thực tế cách đọc 1 loại lốp như sau:

Các thông số trên lốp ở hình trên là:

+ Chiều rộng của lốp là 235mm + Bề dày lốp bằng 45% chiều rộng lốp (106mm) + Đây là loại lốp Radial + Đường kính vành lốp là 19 inch (483mm) + Tải trọng của lốp là 95 (690kg) + Tốc độ tối đa trên lốp xe là W (270km/h)

Tìm chỉ số giới hạn ở đâu?

Bảng quy đổi tải trọng và tốc độ của lốp xe ô tô

Bảng quy đổi tải trọng và tốc độ của lốp xe ô tô:

Ngoài ra còn các chỉ số khác trên lốp có ý nghĩa sau đây:

Treadwear: Thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.

Giả sử lốp xe được xếp 360, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 3,6 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.

Traction: số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là kém nhất.

Temperature: đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là kém nhất.

M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.

MAX. LOAD ( Maximum load): trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Bộ lốp lấy ví dụ trên đây là 2000kg.

Ngoài ra bạn cũng nên biết:

Những chức năng của lốp xe:

  • Lốp xe chịu toàn bộ khối lượng xe
  • Vì là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với mặt đường cho nên nó điều khiển sự khởi hành, sự dừng, sự quay vòng, sự tăng tốc, giảm tốc.
  • Lốp giảm sự va đập khi di chuyển trên mặt đường gồ ghề.

Phân loại:

  • Theo cấu tạo:
  • Theo bố lốp: lốp bố dọc, lốp bố tròn, lốp bố chéo.
  • Theo phương pháp giữ khí: lốp có săm, lốp không săm.
  • Theo sử dụng
  • Theo loại xe sử dụng: lốp xe buýt, lốp xe tải, lốp xe du lịch…
  • Theo môi trường: lốp đi cát, lốp đinh, lốp di tuyết, lốp đi mọi thời tiết,…
  • Các cách khác: lốp khổ hẹp, lốp dự phòng,…

Cấu tạo lốp xe:

Cấu tạo lốp xe

Bố lốp là khung của lớp. Nó phải vừa đủ cứng và vừa đủ mềm để giữ khi áp suất cao và hấp thụ dao động. Bố lốp gồm nhiều lớp dây lốp được ghép xen kẽ với cao su. Các dây của lốp xe tải và xe buýt thường được làm bằng thép, còn ở xe du lịch được làm bằng nylon hoặc polyester. Lốp thường được phân loại theo hướng của bố lốp: bố lốp tròn và bố lốp chéo.

Gai lốp là lốp cao su bên ngoài bảo vệ lớp bố giúp không bị bào mòn và hư hỏng bên ngoài do sự tác động của mặt đường. Nó trực tiếp tiếp xúc với mặt đường và tạo ra lực ma sát để truyền lực chủ động và lực phanh lên mặt đường. Vỏ ngoài gai lớp được thiết kế nhiều rãnh để làm tăng hiệu quả phanh và truyền lực.

Cạnh lốp là những lốp cao su xung quanh sườn bên lốp và bảo vệ lớp bố tránh khỏi những tác động bên ngoài. Nó là phần linh động nhất, rộng nhất và liên tục biến dạng dưới tác dụng của tải khi di chuyển.

Lớp đệm là lớp vải nằm giữa bố lốp và gai lốp, giúp để tăng cường sự kết nối giữa 2 lớp này và giúp làm giảm những sự va đập trên mặt đường tác động lên bố lốp. Lốp xe buýt và lốp xe tải và tải nhẹ thường sử dụng lớp đệm nilon còn xe du lịch dùng polyester.

Đai (đệm cứng) là một loại đệm được dùng cho lốp bố tròn. Nó chạy xung quanh chu vi lốp giữa bố lốp và gai lốp, nó giữ chắc chắn đúng vị trí của bố lốp. Lốp xe du lịch thường làm bằng thép, tơ nhân tạo hay polyester còn xe tải và xe buýt sử dụng đai thép.

Dây mép lốp có tác dụng giữ lốp giúp không bị tuột ra khỏi vành do tác dụng của nhiều lực khác nhau các cạnh tự do hay hai bên của dây bố được cuốn quanh các dây thép rất chắc gọi là dây mép lốp. Áp suất khí trong lốp đẩy các tanh sát vào vành và giữ chặt nó ở vị trí đó. Tanh được bảo vệ khỏi sự cọ sát lên vành nhờ 1 lớp cao su cứng gọi là lớp lót.

Hoa lốp ảnh hưởng như thế nào đến chất tính năng của xe?

Mỗi loại hoa lốp được thiết kế phù hợp với từng loại địa hình cũng như thời tiết. Dưới dây là những loại hoa lốp sử dụng thông thường:

Cấu tạo lốp xe

1. Dạng xương sườn (Rib shape):

Hoa lốp dạng xương sườn có các rãnh chạy dọc mặt lốp (thường gọi là gai xuôi), với ưu điểm lực cản nhỏ, độ ổn định là kiểm soát lái tốt do lực bám ngang lớn, thích hợp cho xe chạy tốc độ cao vì ít sinh nhiệt. Tuy nhiên, dạng hoa lốp cũng có nhược điểm là khả năng phanh và tăng tốc kém trên đường, vì thế nó thích hợp cho các xe đi trên đường nhựa, được dùng cho bánh trước của xe tải hoặc xe buýt.

2. Dạng hình giun (Lug shape):

Hoa lốp dạng hình giun có các rãnh chạy ngang mặt lốp (thường gọi là gai ngang), có khả năng lái và phanh tốt, độ bám cực tốt, thường là các loại lốp dành cho xe tải, xe địa hình đi đường đất, đường đầm lầy. Với các vấu bản to, loại này không thích hợp khi chạy với vận tốc cao do tiếng ồn và có lực cản trở lớn. Dạng này thích hợp cho xe đi đường đất, cho bánh sau của xe buýt, xe tải.

3. Dạng khối (Block shape):

Với những chiếc lốp có hình hoa văn với nhiều rãnh đan xen nhau rất thích hợp để đi trên đường tuyết và đường ướt nhờ độ ổn định và khả năng đánh lái tốt, khả năng thoát nước tối ưu. Nhưng do các khối hoa lốp nhỏ và gần nhau hơn, lốp này nhanh mòn hơn các loại lốp khác. Vì thế, chúng phù hợp cho lốp mùa đông, hoặc lốp đa mùa ở các dòng xe du lịch, có thể dùng làm bánh sau của loại lốp Radial cho các dòng xe thông thường.

4. Dạng bất đối xứng (Asymmetric):

Hoa lốp này có dạng bất đối xứng hay thấy ở các lốp hiệu suất cao hoặc xe thể thao, vì chúng thể hiện khả năng vượt trội hơn khi cua ở tốc độ cao do diện tích tiếp xúc lớn, giảm bớt độ mòn ở vùng ngoài của mặt lốp. Tuy nhiên, mỗi bên lốp đều có hoa văn khác nhau nên khi lắp phải lắp đúng mặt ngoài, mặt trong và cần phải sử dụng các lốp có hiệu suất cao hoặc xe thể thao.

5. Dạng hình giun và xương sườn (Rib-Lug shape):

Với các rãnh chạy dọc và ngang mặt lốp (gai xuôi và ngang) đây là hoa lốp sử dụng tốt cho cả trên đường nhựa lẫn đường đất và được dùng cho cả 2 bánh xe thường được thấy ở các dòng SUV. Phần hoa văn dạng giun ở vai lốp tăng cường khả năng phanh và lái trong khi đó các hoa văn dạng xương sườn ở trung tâm giúp định hướng tốt. Loại lốp này được dùng cho cả đường nhựa, đường đất; dùng cho cả 2 bánh xe của xe tải và xe buýt.

6. Dạng định hướng (Directional):

Có các rãnh ngang cả hai bên lốp đều hướng về cùng một hướng. Dạng này có khả năng lái phanh tốt, thoát nước tốt tương đương với sự ổn định trên đường ướt, thích hợp khi chạy tốc độ cao

Từ khóa » Giải Thích Từ Lộp độp