Kỹ Làm Chuồng Nuôi Bò Vỗ Béo Và Sinh Sản - Niên Giám Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Nơi trú ẩn cho động vật là một điều quan trọng trong chăn nuôi bất cứ một loài động vật nào bao gồm có bò. Chuồng bò là nơi che nắng, che mưa và nơi cung cấp thức ăn đồng thời giúp bò tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết như lạnh hay nóng.
Nhưng làm chuồng bò thế nào? Chuồng bò xây có khó không? Đó là câu hỏi của đa số những người nông dân mới bắt đầu nuôi bò. Niên Giám Nông Nghiệp sẽ chia sẻ những kiến thức đơn giản về kỹ thuật làm chuồng bò nuôi bò vỗ béo.
Hãy cũng tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung
- 1 Các loại chuồng cho bò
- 1.1 Chuồng đơn
- 1.2 Chuồng kép
- 1.3 Chuồng hai dãy lối đi ở giữa
- 2 Chuẩn bị nguyên vật liệu và chi phí làm chuồng bò
- 2.1 Nguyên liệu làm chuồng
- 2.2 Chi phí
- 3 Địa điểm xây chuồng cho bò
- 4 Hướng chuồng
- 5 Diện tích chuồng bò
- 6 Các chú ý khi xây chuồng
- 6.1 Nền chuồng
- 6.2 Thành chuồng bò
- 6.3 Mái chuồng bò
- 6.4 Rãnh thoát nước
- 6.5 Hố phân
- 6.6 Công trình phụ trợ khác
Các loại chuồng cho bò
Có rất nhiều mẫu chuồng bò từ quy mô nhỏ cho đến quy mô trang trại lớn. Tuy nhiên Niên Giám Nông Nghiệp hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn ba mẫu chuồng bò đơn giản dễ xây dễ làm cho người mới bắt đầu
Chuồng đơn
Đây là kiểu chuồng bò cơ bản và đơn giản nhất. Loại chuồng này rất phổ biến tại các hộ nông dân Việt Nam. Loại chuồng này gồm 6 trụ chính bao gồm bốn trụ ở bốn góc và hai trụ giữa cao hơn khoảng 30 cm.
Loại chuồng này thường thiết kế máng phía ngoài chuồng rộng khoảng khoảng 50 cm, và chiều dài cỡ bằng chiều rộng của chuồng. Loại chuồng này thích hợp cho nuôi từ 4 con bò trở lại. Với diện tích khoảng 16 mét vuông. Mái có thể lập tôn, bờ lô hoặc ngói
Chuồng kép
Chuồng này về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với loại chuồng thứ nhất. Tuy nhiên loại này sẽ rộng rãi nuôi được nhiều bò hơn và tiết kiệm chi phí hơn loại chuồng đơn đầu tiên. Chuồng kép cấu tạo gồm chín trụ bê tông chính, chia làm hai ngăn.
Loại chuồng kép này cũng có hai trụ cao hơn các trụ còn lại để khi lợp mái có độ dốc nhất định cho nước chảy thoát nhanh. Máng của chuồng kép cũng ở phía ngoài chuồng tương tự máng của loại chuồng đơn.
Chuồng hai dãy lối đi ở giữa
Dạng chuồng này có nhiều điểm giống dạng chuồng kép. Như tên gọi thì dạng chuồng này được thiết kế với lối đi ở giữa cao tập 10 tới 12 phân so với nền chuồng. Lối đi này sẽ thuận tiện cho việc chăm sóc và cho bò ăn.
Máng cho bò ở dạng chuồng này sẽ thiết kế tại hai bên lối đi. Với độ rộng khoảng từ 35 tới 40 cm và thấp hơn lối đi tầm 20-25 phân để chứa cỏ cho bò ăn.
Nên xem: Thuốc trị ký sinh trùng đường máu hiệu quả nhấtCả ba loại chuồng trên đều thích hợp cho nuôi bò vỗ béo và nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi bò sinh sản thì nên làm thêm một lưới quây xung quanh chuồng để cho bê con di chuyển.
Chuẩn bị nguyên vật liệu và chi phí làm chuồng bò
Nguyên liệu làm chuồng
Để làm chuồng bò thì chúng ta cần một số nguyên liệu như gạch để xây tường chuồng bò. Xi măng, cát, đá,.. để đổ các trụ và đổ nền cũng như tạo máng ăn cho bò. Các nguyên liệu này bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng vật liệu xây dựng.
Mái chuồng bò thì có thể làm bằng ngói, bờ lô hoặc tôn. Tùy vào điều kiện mà bạn có thể chọn loại mái thích hợp cho chuồng bò của mình. Thông thường mái bờ lô sẽ được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm của nó như tấm to dễ làm, chống nóng tốt, giá cả vừa phải.
Trong khi mái tôn thì thường kém chắc chắn và thường tạo nên tiếng to khi trời mưa. Ngói thì tấm khá nhỏ và dễ vỡ và chi phí khá cao. Ngoài ra bạn cần thêm kèo ngang bằng gỗ. Các kèo ngang nay bạn có thể dùng bằng gỗ bạch đàn, gỗ keo phơi khô.
Chi phí
Với các loại chuồng đơn giản như chuồng đơn, chuồng kép phía trên thì chi phí để xây dựng không quá tốn kém. Khoảng ba triệu cho mái bờ lô hoặc tôn. Xi măng đổ trụ, nền,… tất cả các chi phí vào khoảng 7 triệu cho một chuồng khoảng 16 mét vuông.
Ngoài ra, các loại chuồng này khá đơn giản, bạn có thể tự xây dựng để tiết kiệm chi phí nhân công. Nếu nuôi bò sinh sản thì có thể làm thêm một khu vực có rào chắn bằng lưới sắt xung quanh để bò di chuyển.
Tùy vào diện tích cần làm mà chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên chi phí cho lưới sắt sẽ không quá lớn. Trung bình khoảng 3 triệu đồng là có thể có một khu vực tương đối rộng rãi.
Địa điểm xây chuồng cho bò
Như nhiều loài gia súc khác như lợn, trâu thì chuồng bò cũng nên được xây ở nơi thoáng mát, thoát nước tốt. Với quy mô lớn như trang trại nuôi số lượng bò lớn thì nên xây xa cách khu dân cư, đường xá để tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới cuộc sống người xung quanh cũng như sự phát triển của bò.
Với hộ nông dân nuôi bò với số lượng ít thì có thể tận dụng khu vực vườn nhà để xây chuồng. Tuy nhiên cần chú ý xây ở nơi cách xa nguồn nước và xây vị trí phía bên trái so với nhà chính. Vì theo phong thủy, hướng bên phải là hướng không thích hợp cho chăn nuôi.
Hướng chuồng
Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn” ý chỉ nếu chuồng hướng đông sẽ gây khó khăn cho việc nuôi gà, thậm chí gà sẽ chết. Tuy nhiên không chỉ gà mà hầu hết tất cả các vật nuôi khi làm chuồng đều nên tránh hướng Đông và Đông Bắc.
Nên xem: Hướng dẫn thụ tinh nhân tạo cho bò hiệu quả nhấtKhông phải tự nhiên mà ông cha ta lại nói như vậy. Sở dĩ có câu tục ngữ trên bởi vì Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa. Gió lạnh đông bắc thường thổi vào mùa đông, do đó khi làm chuồng bò nên tránh làm hướng Đông và Đông Bắc.
Trong khi mùa hè gió nóng thường thổi từ hướng Tây. Do đó, hướng tốt nhất để làm chuồng là hướng Nam và Đông Nam. Đây là hướng vừa tránh được gió nóng mùa hè vừa tránh được gió lạnh mùa đông.
Đồng thời hướng Nam và Đông Nam sẽ nhận được ánh sáng mặt trời vừa đủ cho sự phát triển của bò. Không khiến chuồng bị quá nắng hay không có nắng chiếu vào.
Diện tích chuồng bò
Trước khi xây dựng chuồng cho bò bạn cần tính toán diện tích cần thiết và phù hợp với loại bò bạn muốn nuôi cũng như mục đích nuôi bò vỗ béo hay nuôi bò sinh sản. Trung bình với bò vỗ béo các loại thì cần ít nhất 2,4 mét vuông cho mỗi con bò.
Với loại bò sinh sản hay bò đực giống cần diện tích lớn hơn. Trung bình tối thiểu là từ 3 tới 3.6 mét vuông cho mỗi con bò. Mỗi bê con thì tùy theo giai đoạn phát triển cần có kích thước chuồng khác nhau.
Trung bình kích thước phù hợp cho bê con là từ 0.9 mét vuông tới 1.9 mét vuông. Với nuôi bò sinh sản nếu có điều kiện tốt nhất hãy làm rào chắn tạo thành khu vực rộng cho bê con di chuyển và phát triển.
Các chú ý khi xây chuồng
Nền chuồng
Có nhiều kiểu xây nền cho chuồng nhưng nguyên tắc chung cần tuân theo là nền phải có độ dốc phù hợp. Bạn có thể xây nên bằng xi măng, lát gạch đá, đúc tấm xi măng. Nhiều vùng quê còn để bò trực tiếp trên nền đất.
Tuy nhiên nền đất thường kém vệ sinh nhất là sau thời gian dài, phân và phế thải của của bò tích tụ gây mất vệ sinh. Phế thải mà không được dọn đi thường xuyên là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều vi sinh vật rất dễ gây ra nhiều bệnh cho bò khiến chúng kém phát triển.
Các nền xi măng, tấm xi măng nên đảm bảo độ dốc về phía sau khoảng từ 1.2 -1.5 %. Điều này sẽ giúp nước chảy tránh gây ứ đọng. Đồng thời khi đổ nền có độ ma sát nhất định. Tránh lát nền bằng gạch men hoặc tráng nền quá bóng có thể khiến bò trơn trượt hoặc bị ngã.
Thành chuồng bò
Thành chuồng thường được làm bằng các vật liệu đơn giản như tre, gỗ. Trên các trụ chính tiến thành tạo các chốt từ lúc đổ trụ cách nhau khoảng 50cm. Tiến hành gắn các thanh gỗ, tre, nữa,… tại các vị trí chốt đã tạo sẵn.
Nên xem: Nuôi bò sinh sản đúng cách cho thu nhập caoNếu có điều kiện tốt hơn có thể làm các thanh ngang này bằng kim loại hoặc inox để tăng độ bền cho chuồng. Tuy nhiên dù làm bằng gỗ hay kim loại thì các thanh ngang này đều phải đảm bảo yêu cầu vững chắc. Không khiến chuồng rung lắc khi thời tiết bất lợi như mưa, gió.
Ngoài ra, bạn có thể tạo thành chuồng bằng cách xây gạch. Gạch sẽ chắn gió đặc biệt là gió đông bắc rất tốt. Tuy nhiên, chi phí xây tường gạch thường tốt hơn và chúng cũng kém linh động hơn các tường tạo bằng thanh gỗ, kim loại.
Hiện nay, nhiều người nông dân kết hợp làm thành chuồng bằng cả thanh ngang và xây dựng tường gạch. Với một hai phía tường gạch và phía còn lại bằng thanh ngang sẽ tận dụng được cả hai ưu điểm của hai loại thành chuồng trên.
Mái chuồng bò
Mái chuồng là bộ phận giúp che nắng che mưa cho bò. Độ cao tốt nhất là từ 3.2 tới 3.5 mét. Nếu mái quá thấp sẽ khiến chuồng bị nóng và bí hơn. Nhưng mái quá cao sẽ tốn nhiều chi phí và khó chắc chắn.
Ngoài ra mái nên có độ dốc để nước thoát đi nhanh chóng khi trời mưa. Chiều dài của mái là vừa tới chỗ rãnh thoát nước để nước khi từ mái rơi xuống sẽ theo rãnh nước thoát ra ngoài luôn, tránh ứ đọng.
Rãnh thoát nước
Rãnh thoát nước là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chuồng mà bạn không nên bỏ qua. Rãnh thoát nước được tiến hành xây dựng đồng thời trong quá trình đổ nền.
Rãnh thoát nước nên được bố trí ở cả phía trước và phía sau chuồng và có độ dốc nhất định để nước cũng như phế thải lỏng của bò nhanh chóng được loại bỏ khỏi chuồng. Đồng thời rãnh cũng giúp vệ sinh chuồng dễ dàng hơn cung cấp một môi trường hợp vệ sinh cho bò phát triển.
Hố phân
Hố phân là nơi chứa chất thải của bò. Chúng nên được xây dựng gần chuồng để thuận tiện cho việc vệ sinh. Hố phân cần đảm bảo kín có nắng đậy tránh gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Hiện nay nhiều vùng nông thôn kết hợp việc xây dựng hố phân dưới dạng hầm khí bioga. Điều này vừa giúp tận dụng nguồn nguyên liệu, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đồng thời hố phân cung cấp một nguồn phân hữu cơ cực kì tốt cho cây trồng.
Công trình phụ trợ khác
Các công trình khác như nhà kho chứa thức ăn để dự trữ trong chăn nuôi bò cũng nên được xây dựng gần đó để thuận lợi hơn. Nguồn nước cung cấp cho bò cũng như vệ sinh chuồng trại cũng nên được bố trí thuận tiện.
Kỹ thuật để xây chuồng cho bò không hề khó. Hy vọng rằng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bà con. Chúc bạn may mắn và thành công
Theo: Biển Lặng
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò Sinh Sản
-
THIẾT KẾ TRẠI BÒ SINH SẢN HỢP LÝ - YouTube
-
Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò Sinh Sản - YouTube
-
Hướng Dẫn Làm Chuồng Bò Chi Tiết
-
Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò Thịt
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Nhốt Chuồng
-
Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò - Quang Silic
-
Hướng Dẫn Cách Dựng Trang Trại Nuôi Bò
-
Kỹ Thuật Làm Chuồng Trại Nuôi Bò
-
Xây Dựng Chuồng Trại Nuôi Bò Sữa - DairyVietnam
-
Những Yêu Cầu Chuồng Trại Cho Bò Sữa - DairyVietnam
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Mô Hình Chuồng Trại Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Thịt