Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Nhốt Chuồng

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản nhốt chuồng.

Cách chọn bò giống sinh sản Khi chọn bò giống sinh sản bà con cần chú ý những điểm sau: • Nhìn bộ phận vú của bò, 4 vú phải phát triển đều nhau, da không quá dày, mềm mại, thấy được tĩnh mạch nổi lên. • Phần khung xương sườn phải nở rộng, phần bụng to vừa phải, lưng thẳng. • Chân khỏe, trụ vững, móng không được hở. • Phần mông (khung xương chậu) nở rộng. • Đầu không quá to, mõm và mũi phải to, rộng, răng trắng sáng phát triển đồng đều. • Cổ thanh mảnh, nhiều nếp nhăn. • Nhìn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, nhìn lành tính, cơ thể phát triển cân đối, lớp lông trên da không quá rậm. Xây dựng chuồng trại • Hướng chuồng tốt nhất vẫn là hướng Nam hoặc Đông Nam, đây là hướng tránh gió đón nắng, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi. • Chọn vùng đất cao ráo, thoáng mát, không đọng nước, cách xa khu vực sinh sống của con người để xây chuồng. Cần phải có 1 khoảng sân trống để bò vận động. • Nền chuồng phải khô ráo, có độ dốc hướng về các rãnh thoát nước. Có thể để nền đất (được nện chặt) hoặc tráng xi măng, nền gạch … • Hệ thống thoát nước phải hoạt động tốt. Đảm bảo mùa mưa hay khi vệ sinh chuồng không giữ nước lại trên nền hoặc sân. • Vật liệu xây chuồng không cần quá đắt tiền, có thể tận dụng gỗ, tre để xây dựng. Có mái che để che nắng, che mưa cho bò. • Mật độ cho chuồng bò thấp nhất phải từ 5 – 6 m2/con. • Trang bị đầy đủ dụng cụ cho bò ăn, uống, vệ sinh. Nguồn nước uống, thức ăn cho bò sinh sản Thức ăn Nhiều bà con nông dân nghĩ rằng thức ăn cho bò chỉ là rơm hay cỏ tươi, tuy nhiên thức ăn của loài gia súc này đa dạng hơn nhiều, ngoài 2 loại thức ăn trên chúng còn có thể ăn thân cây ngô, các cây họ đậu hay đọt cây mía, bánh dầu, thức ăn trộn sẵn… Bà con áp dụng theo khẩu phần ăn như sau: Mỗi ngày bà con nên cho bò ăn tổng lượng thức ăn từ 35 – 37kg, tính cho bò cái có trọng lượng từ 240 – 260kg/con. • Đối với thức ăn thô xanh: đây là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu cho bò sinh sản. Tỷ trọng trong tổng lượng thức ăn là 24 – 25 kg/con/ngày (chiếm đến 70%). • Đối với thức ăn khô: chiếm 20% trong tổng khẩu phần ăn, tức là khoảng 7 -8kg/con/ngày hoặc có thể cho ăn theo tỷ lệ bằng 3% trọng lượng cơ thể. • 10% còn lại trong khẩu phần ăn là thức ăn tinh bao gồm các loại có sẵn trên thị trường, hoặc có thể tự trộn từ các loại thức ăn như cám gạo, ngô, bột cá, các loại đạm khô,… • Ngoài ra, còn bổ sung thêm muối và khoáng chất bằng cách trộn chung vào thức ăn hoặc uống Nước uống Phải cung cấp lượng nước sạch đầy đủ cho bò mỗi ngày, tùy vào nhiệt độ môi trường bên ngoài mà nhu cầu về nước uống của bò cũng thay đổi theo. Thông thường, cơ thể của một chú bò trưởng thành cần từ 40 – 50 lít nước/ngày. Khi bò cái mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ nhu cầu sẽ tăng lên rất nhiều có thể tăng gấp đôi lượng nước lúc bình thường. Ngoài ra, nếu nhiệt độ không khí lạnh thì có thể giảm lượng nước xuống 20 – 25 lít/ngày, nếu nóng có thể bằng lên 60 – 70 lít/ngày. Cách phối giống, chăm sóc và phòng bệnh Cho bò phối giống Tuổi phối giống lần đầu của bò mẹ là khi được 1,5 tuổi với trọng lượng yêu cầu phải nặng từ 170kg trở lên. Khi thấy bò có nhiều dấu hiệu như biếng ăn, phần âm hộ chuyển sang màu hồng đỏ, hay rống, nhảy lên cơ thể con bò khác … chứng tỏ bò đã đến thời kỳ động dục. Đây là thời điểm thích hợp để cho bò cái phối giống. Trong vòng từ 10 – 20 giờ khi bò có dấu hiệu động dục là thời điểm phối giống hiệu quả nhất. Chăm sóc bò cái mang thai Khi bò cái đã mang thai, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Thức ăn phải cho bò ăn đủ 35 – 40 kg thức ăn, bao gồm thức ăn xanh chiếm 70 – 80%, thức ăn khô (rơm ủ) từ 2 – 3kg/con, 1 – 2 kg thức ăn tinh trộn sẵn, bổ sung thêm muối, bột xương, khoáng chất … Cho bò nghỉ ngơi, không kéo nặng hay cày bừa. Bò cái mang thai khoảng 280 – 285 ngày. Nếu quá trình sinh nở gặp trở ngại, bà con phải can thiệp để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu bò con chưa ra được bà con có thể cho tay vào bên trong kéo một cách nhẹ nhàng bê con ra. Cắt dây rốn cho bê con, sau đó dùng iod để sát trùng. Sau đó để bê con bên cạnh để bò mẹ chăm sóc. Chăm sóc bê con • Trong vòng 1 tháng đầu bê con cần hơi ấm và nguồn sữa của mẹ để sinh trưởng tốt. • Đến khi bê con được 2 tháng tuổi, cho bê ăn dần thức ăn xanh và thức khô. Tùy vào trọng lượng mà cho bê ăn theo công thức thức ăn đã đề cập ở trên. • Khi bê được 4 tháng tuổi, tập cho bê ăn thêm các loại khác như bí đỏ, củ khoai … • Tách bê ra khỏi nguồn sữa mẹ khi bê được 6 tháng. Lúc này có thể áp dụng lượng thức ăn và nước uống đầy đủ để bê sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Phòng bệnh • Một công việc cực kỳ quan trọng là bà con phải thường xuyên vệ sinh khu vực bên trong chuồng trại và khuôn viên bên ngoài chuồng trại, đảm bảo các dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ. • Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng các bệnh phổ biến cho bò như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, các bệnh lây nhiễm (tả, lao, …)…. • Định kỳ tẩy giun, ve, ký sinh trùng cho bò.

www.trieuphunongdan.com

Từ khóa » Thiết Kế Chuồng Trại Nuôi Bò Sinh Sản