Kỹ Năng Cơ Bản Của Lính Chữa Cháy, Cứu Nạn, Cứu Hộ Hoa Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Lực lượng chuyên nghiệp làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Hoa Kỳ, là một trong những lực lượng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tinh nhuệ nhất trên thế giới. Lực lượng này được trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại và phù hợp với điều kiện tại từng Bang và Tiểu Bang.
Tổng số nhân viên chữa cháy chuyên nghiệp năm 2018 tại Mỹ là 1.115.000,chiếm tỷ lệ 3,41 người trên 1.000 người dân (theo số liệu công bố chính thức mới nhất năm 2020) .Việc tuyển chọn, huấn luyện, kiểm tra, đánh giá trình độ những kỹ năng cơ bản của nhân viên chữa cháy chuyên nghiệp được thực hiện cơ bản thống nhất tại các Bang trên toàn nước Mỹ (dựa trên trên quy định tại tiêu chuẩn NFPA 1001).Nội dung kỹ năng cơ bảncủa lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp được đánh giá gồm 91 kỹ năng, được chia thành các nhóm từ đơn giản đến phức tạp.Cụ thể như sau:
- Nhóm kỹ năng về an toàn (03 kỹ năng)
– An toàn khi ngồi trên xe đến hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố phải đảm bảo: thắt dây an toàn;dụng cụ, phương tiện xếp gọn gàng, đúng vị trí lưu ý dụng cụ sắc nhọn, rìu, búa.
– Lên xuống xe an toàn, những lưu ý khi làm việc xung quanh các phương tiện cơ giới.
– Thiết lập bảo vệ hiện trường khi làm việc trên đường giao thông, đặc biệt đường cao tốc.
- Nhóm kỹ năng về thông tin, liên lạc (03 kỹ năng)
– Nhận tín hiệu báo động đi xử lý cháy nổ, tai nạn, sự cố.
– Trao đổi, liên lạc với chỉ huy qua bộ đàm
– Trao đổi, liên lạc với đồng đội qua bộ đàm
- Nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng trang thiết bị cá nhân (12 kỹ năng)
– Mặc quần áo chữa cháy, cứu nạn cứu hộ;
– Mang bộ mặt nạ phòng độc cách ly (SCBA);
– Kỹ năng tiết kiệm khí khi sử dụng bộ mặt nạ cách ly;
– Thực hành sử dụng bộ mặt nạ phòng độc cách ly trong một môi trường nguy hiểm theo quy định trong thời gian ít nhất 5 phút;
– Xử lý tình huống khẩn cấp khi sử dụng bộ mặt nạ phòng độc cách ly;
– Thay bình khí của bộ mặt nạ phòng độc cách ly khi chỉ có 01 người;
– Thay bình khí của bộ mặt nạ phòng độc cách ly khi có 02 người;
– Kiểm tra bộ thiết bị mặt nạ phòng độc cách ly khi thường trực chiến đấu;
– Nạp khí cho bình khí của bộ mặt nạ phòng độc cách ly;
– Vệ sinh bộ mặt nạ cách ly.
- Nhóm kỹ năng liên quan đến thao tác sử dụng bình chữa cháy xách tay
– Thực hành sử dụng bình chữa cháy xách taychữa đám cháy chất rắn (quy mô đám cháy có quy định riêng);
– Phân biệt các loại bình chữa cháy xách tay, phân biệt các loại đám cháy (A, B, C), lựa chọn bình chữa cháyxách tay phù hợp, thực hành chữa đám cháy theo quy định;
- Nhóm kỹ năng liên quan đến nút buộc dây (03 kỹ năng)
– Nút buộc số 8, nút thuyền chài, nút chữ O đơn;
– Nút Overhand Safety, Half Hitch;
– Buộc dây vào các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ để di chuyển thiết bị (để mang, kéo lên cao);
– Vệ sinh, làm sạch dây, cuộn dây, bảo quản dây.
- Kỹ năng thực hành theo nhóm (Team) với nhiệm vụ tìm kiếm, cứu người trong điều kiện hạn chế tầm nhìn được quy định cụ thể; trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân, các thành viên phải thực hiện các kỹ năng sau:(04 kỹ năng)
– Tìm kiếm nạn nhân theo phương pháp hình tròn, đánh giá tình trạng nạn nhân, di chuyển nạn nhân ra vị trí an toàn (nạn nhân nặng từ 45-68kg, di chuyển bằng 2 phương pháp tay không, khoảng cách di chuyển nạn nhân khoảng 6m);
– Tình huống bản thân bị nguy hiểm đe doạ, trong điều kiện hạn chế tầm nhìn, phải thông báo bằng bộ đàm, ánh sáng, âm thanh cho đồng đội đến cứu;
– Tìm kiếm nạn nhân trong điều kiện mô phỏng hạn chế tầm nhìn, có khói khí độc, không có đèn, kích thước phòng tối thiểu 6×6 (m); trang bị bảo hộ cá nhân đầy đủ, tìm kiếm liên tục trong vòng 15 phút.
- Kỹ năng chiếu sáng hiện trường (01 kỹ năng)
– Triển khai dàn đèn chiếu sáng đúng kỹ thuật, phát huy được trang thiết bị, đảm bảo dễ an toàn điện, vận hành thuận lợi.
- Kỹ năng mở lối tiếp cận (nạn nhân, gốc lửa…); (03 kỹ năng)
– Nắm được tất cả các tính năng, tác dụng các thiết bị, dụng cụ phá dỡ được trang bị.
– Thực hành phá dỡ mở lối 2 cửa chính (khác nhau) và 1 cửa sổ.
– Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của một dụng cụ, thiết bị bất kỳ; biết cách vệ sinh, bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Kỹ năng sử dụng thang chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (các loại thang 1, 2, 3…);(09 kỹ năng)
Tập trung vào các kỹ năng triển khai thang; sử dụng thang triển khai phá dỡ, chữa cháy, cứu người qua thang; bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra thang.
- Kỹ năng thông gió, thoát khói(04 kỹ năng)
– Thông gió bằng biện pháp sử dụng quạt hút;
– Thông gió sử dụng quạt thổi;
– Thông gió sử dụng lăng phun qua ô thoáng;
– Thông gió qua mái nhà, công trình.
- Cung cấp nước chữa cháy; kỹ năng từ 43-44 (02 kỹ năng)
– Sử dụng thành thạo trụ nước chữa cháy
– Thiết lập bể nước trung gian
- Kỹ năng sử dụng lăng, vòi chữa cháy (23 kỹ năng) tập trung vào các vấn đề cơ bản như sau:
– Kiến thức chung về các loại vòi, đầu nối, cách tháo lắp;
– Kỹ năng rải vòi, gấp vòi;
– Triển khai vòi qua thang, tư thế phun nước ở trên thang;
– Tư thế cầm các loại lăng chữa cháy;
– Triển khai vòi qua thang (2,3), qua cửa sổ;
– Tư thế cầm các loại lăng chữa cháy qua thang;
– Kéo vòi có nước;
– Thay thế vòi hỏng;
– Bảo quản, kiểm tra, làm sạch vòi.
- Kỹ năng sử dụng lăng phun nước (04 kỹ năng)
– Phun tia nước đặc, trình bày ưu điểm và nhược điểm;
– Phun sương, trình bày ưu điểm và nhược điểm;
– Tư thế cầm lăng trên thang;
– Kiểm tra lăng chữa cháy.
- Kỹ năng chữa cháy các dạng cơ bản (05 kỹ năng)
– Thực hành đóng, cắt điện, nước, gas…;
– Thực hành theo nhóm (Team) khi chữa cháy phương tiện giao thông chở khách (tình huống thực hành được quy định cụ thể);
– Thực hành theo nhóm (Team) chữa cháy đám cháy chất rắn: Chất cháy để dạng đống, cháy trong các thùng chứa, qua cửa sổ với đám cháy trong phòng (quy mô đám cháy được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn);
– Thực hành theo nhóm (Team) chữa cháy đám cháy chất rắn theo lối cửa chính (quy mô đám cháy được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn);
– Chữa cháy đám cháy dạng thực bì (quy mô đám cháy được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn).
- Kỹ năng sử dụng tấm bạt trong chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (01 kỹ năng)
– Sử dụng tấm bạt để che thiết bị, tạo bể nước trung gian, bảo quản tài sản, tạo máng để định hướng dòng nước chữa cháy.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà, công trình (02 kỹ năng)
– Nhận biết và kết nối từ xe chữa cháy để bơm nước vào hệ thống chữa cháy hiện có của nhà, công trình;
– Khoá đầu phun sprinkler khi đang phun nước;
- Kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản cho người bị nạn (04 nhóm kỹ năng)
– Khử khuẩn, chống nhiễm trùng vết thương cho nạn nhân;
– Ép tim ngoài lồng ngực (CPR);
– Đánh giá tình trạng nạn nhân ở cấp độ cơ bản;
– Cầm máu cho nạn nhân theo 03 cách.
Tất cả các kỹ năng nàynhân viên chữa cháy chuyên nghiệp phải được học và tập luyện thành thạo, sau khóa học được xác nhận của Trung tâm huấn luyện và người hướng dẫn. Khi kiểm tra đạt các yêu cầu về kỹ năng cơ bản mới được cơ quan có thẩm quyền tuyển vào làm lính chữa cháy chuyên nghiệp.
Theo Duy Thương (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Làm Lính Cứu Hỏa
-
Lương Của Lính Cứa Hỏa Việt Nam? Có Nên Học Nghề Và Làm ...
-
Điều Kiện để Trở Thành Lính Cứu Hỏa
-
Điều Kiện Làm Việc Trong Lực Lượng Cảnh Sát Phòng Cháy, Chữa Cháy
-
Có Bao Nhiêu Cách Trở Thành Lính Cứu Hỏa
-
Có Bao Nhiêu Cách để Trở Thành Một Lính Cứu Hỏa
-
Cập Nhật Chi Tiết Mô Tả Công Việc Lính Cứu Hỏa Mới Nhất!
-
Điểm Chuẩn Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy Những Năm Gần đây
-
Top 15 Học Gì để Làm Lính Cứu Hỏa 2022
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy
-
Cục Phòng Cháy Chữa Cháy - Cục Cảnh Sát PCCC
-
3 Cảnh Sát PCCC Hy Sinh: Họ Cần được Tôn Vinh Và đền đáp Xứng ...
-
Quy định Về Công Tác Cứu Nạn, Cứu Hộ Của Lực Lượng Phòng Cháy Và ...
-
Quần áo Chống Cháy NFPA - Fire Retardant Clothing