Lương Của Lính Cứa Hỏa Việt Nam? Có Nên Học Nghề Và Làm ...
Có thể bạn quan tâm
Lính cứu hỏa là gì?
Lính cứu hỏa là tên gọi chung của những người làm công tác cứu hộ trong các đám cháy. Nhiệm vụ chính của họ là tham gia dập tắt các đám cháy và đảm bảo an toàn cho tính mạng cũng như tài sản của con người khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Lính cứu hỏa cùng với cảnh sát và dịch vụ y tế là 3 trợ giúp khẩn cấp cần thiết trong cuộc sống.
Công việc của lính cứu hỏa Việt Nam hiện nay được giao phó gồm:
- Chữa cháy bao gồm tất cả các đám cháy lớn nhỏ được thông báo bởi người dân.
- Tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân và đóng vai trò là nhân viên cứu hộ cả trong những trường hợp như thiên tai, thực hiện tìm kiếm người mất tích.
- Thực hiện công việc sơ cứu, cấp cứu và ổn định tinh thần cho các nạn nhân trước khi chuyển lên xe cứu thương và đưa đến bệnh viện gần nhất.
- Điều tra nguyên nhân gây ra hỏa hoạn đặc biệt là các trường hợp hỏa hoạn nặng, hỏa hoạn tiềm năng.
- Thực hiện các biện pháp để phòng hỏa hoạn trong tương lai bằng trang bị hệ thống biển cảnh báo, còi báo động, hệ thống máy bơm phun chữa cháy ở những nơi tập trung đông dân cư và có khả năng xảy ra cháy nổ lớn.
- Thực hiện các công việc bảo trì trạm cứu hỏa và đào tạo lính cứu hỏa mới. Và đây cũng chính là công việc chiếm nhiều thời gian nhất của nghề lính cứu hỏa Việt Nam nhé…
Lính cứu hỏa Việt Nam nói chung và lính cứu hỏa trên thế giới được xem là nghề cao quý, nghề nguy hiểm và có khả năng thương tật cũng như là tử vong cao. Do đặc thù của công việc nên không phải ai cũng có thể trở thành lính cứu hỏa. Tuy nhiên, do có chế độ đãi ngộ cao, mức lương khá ổn nên đây vẫn là nghề nghiệp mơ ước của không ít người đặc biệt là các bạn nam.
Ai có thể trở thành lính cứu hỏa
Theo tham khảo thì số lượng lính cứu hỏa trên cả nước có đến 80% là nam giới còn 20% là nữ giới. Tuy nhiên, lính cứu hỏa nữ đa phần sẽ chỉ tham gia vào công tác hậu cần còn những người trực tiếp tham gia công tác cứu hỏa là nam giới. Chính vì thế, lượng sinh viên nữ theo học tại các trường khối ngành này luôn bị giới hạn.
Đại học Phòng cháy Chữa cháy và Trung cấp Phòng cháy chữa cháy là hai trường đào tại lính cứu hỏa Việt Nam theo quy định của nhà nước. Hàng năm, số lượng sinh viên được tuyển vào hai trường này không nhiều bị giới hạn và sẽ phải trả qua các cuộc kiểm tra rất khắt khe.
Lính cứu hỏa Việt Nam được trả lương bao nhiêu?
Một số điều kiện để trở thành lính cứu hỏa có thể sẽ được áp dụng gồm:
- Lính cứu hỏa chắc chắn phải có một sức khỏe tốt và bạn sẽ cần trải qua các cuộc kiểm tra, đánh giá cũng như là việc rèn luyện thực tế trước khi làm việc.
- Ứng viên bắt buộc phải tốt nghiệp và đã nhận được bằng tốt nghiệp phổ thông.
- Ứng viên có thể sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi ứng tuyển làm lính cứu hỏa.
- Hoàn thành tất cả các bài thi liên quan đến tâm lý, thể chất, sức khỏe, bài phỏng vấn trực tiếp, bài thi viết trước khi được chọn đào tạo lính cứu hỏa.
- Cuối cùng là ứng viên sẽ phải hoàn thành chương trình học mất từ 2 năm trở nên trước khi được bố trí, phân công công việc mà mình hằng mong đợi…
Lương Của Lính Cứa Hỏa Việt Nam bao nhiêu tiền?
Về lương của Lính Cứa Hỏa Việt Nam cũng tính theo quy định về mức lương cơ bản mà nhà nước đưa ra. Tuy nhiên, bên cạnh khoản lương chính như các ngành nghề khác thì lính cứu hỏa sẽ được hưởng thêm lương ngoài hay nói đúng hơn là tiền trợ cấp công việc. Chúng ta sẽ tạm gọi là lương mềm.
Lương mềm của lính cứu hỏa sẽ được tính và chi trả theo đúng quy định tại Khoản 4, 5 Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, thời gian tham gia cứu hỏa sẽ quyết định mức lương của họ là nhiều hay ít. Thời gian tham gia cứu hỏa càng nhiều thì tiền hỗ trợ sẽ càng cao.
Ngoài ra, mức tiền lương hỗ trợ này cũng sẽ thay đổi theo khung giờ làm việc của lính cứu hỏa. Chữa cháy ban ngày sẽ được hỗ trợ ít tiền hơn là những trường hợp chữa cháy vào ban đêm, chữa cháy ngày thường sẽ được hỗ trợ ít hơn ngày nghỉ và ngày lễ tết. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ sẽ không cao quá 2 lần tiền lương cao bản của một ngày công nhé.
Với những cán bộ chữa cháy tham gia công tác huấn luyện, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cũng sẽ được hỗ trợ từ 0,5 ngày lương đến 1,5 ngày theo mức lương cơ bản. Và còn rất nhiều các quy định có liên quan đến việc bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ phòng cháy chữa cháy, lính cứu hỏa.
Trên thực tế, có lính cứu hỏa có mức lương rất cao những có những người cũng chỉ có mức lương tương đối. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn với bạn một điều này sẽ không có mức lương thấp cho công việc đầy dẫy nguy hiểm này nhé. Chỉ có điều là bạn có đủ năng lực và thời gian cống hiến để xứng đáng với nó hay không mà thôi…
Có nên học và làm lính cứu hỏa hay không?
Học lính cứu hỏa là một lẽ nhưng có nên làm lính cứu hỏa hay không lại là một lẽ khác. Và chúng tôi sẽ giúp bạn thông suốt hơn về quyết định quan trọng của cuộc đời này bằng cách đưa ra những gợi ý sau đây:
Ưu điểm:
- Học tập trong môi trường chuyên nghiệp nhất do nhà nước đào tạo.
- Với hệ quân sự thì học viên sẽ được miễn học phí 100% và được phân công việc làm sau khi tốt nghiệp, ra trường.
- Với hệ dân sự mức học phí rất thấp hệ đại học PCCC thu học phí là 720.000 đồng/tháng. Và hệ trung cấp PCCC thu học phí là 500.000 đồng/tháng.
- Sau khi tốt nghiệp nếu đủ điều kiện bạn có thể đăng ký thi tuyển vào ngành Công an hoặc các doanh nghiệp của nhà nước trên phạm vi cả nước.
- Hưởng những chính sách đãi ngộ tốt nhất, công việc ổn định trong thời gian dài, thu nhập cao và có cơ hội thăng tiến trong tương lai…
Nhược điểm:
Lính cứu hỏa Việt Nam có thời gian làm việc là 24/24 tính cả ngày lễ tết và ngày nghỉ. Do đó, khi đã làm lính cứu hỏa bạn chắc chắn sẽ không có thời gian cho riêng mình, cho bạn bè và gia đình. Thậm chí bạn sẽ không có những giấc ngủ ngon lành nếu như có tình trạng hỏa hoạn về ban đêm.
Áp lực công việc cực lớn bởi ở Việt Nam số vụ cháy, nổ ngày càng nhiều do ý thức của người dân cũng như là ảnh hưởng của thời tiết. Chính điều này sẽ khiến cho bạn phải làm việc nhiều hơn và đôi khi công việc sẽ thấy bạn chán nản và mệt nhoài, bạn có thể sẽ từ bỏ nếu không có sự cố gắng, kiên trì.
Tính nguy hiểm cao nhất là với những người làm lính cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trực tiếp và tìm kiếm cứu nạn. Nguy cơ về thương tật toàn thân do tai nạn nghề nghiệp rất lớn. Trên thực tế có nhiều người lính cứu hỏa đã phải bỏ mạng trong các đám cháy lớn bạn nhé.
Trang bị các phương tiện bảo hộ còn đơn sơ nhất là ở các vùng xa trung tâm khiến cho những người lính cứu hỏa Việt Nam không được bảo vệ một cách an toàn. Và đây chính là lý do tại sao lính cứu hỏa thường bỏ nghề sau một vài năm theo gia công tác phòng cháy chữa cháy bạn nhé…
Nên hay không nên học nghề lính cứu hỏa và điều mà chúng ta cần suy xét kỹ bởi điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn sau này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận sự hấp dẫn của các trường phòng cháy chữa cháy trong cả nước hiện nay. Và với số lượng tuyển sinh của cac trường PCCC hàng năm khá ít thì nghề lính cứu hỏa vẫn là niềm mơ ước của nhiều người.
Còn một thực tế nữa mà chúng ta cần đề cập đến đó chính là tình trạng “con ông cháu cha” hiện nay khiến cho người có năng lực không được tuyển vào trường phòng cháy chữa cháy còn những người không có năng lực lại có việc làm ổn định. Hy vọng trong tương lai các trường học sẽ xiết chắt việc tuyển sinh hơn để có thể đào tạo ra những người lính cứu hỏa thật tốt.
Hy vọng rằng những gì mà chúng tôi chia sẻ bên trên đã giúp các bạn biết “Lương Của Lính Cứa Hỏa Việt Nam, Có Nên Học Nghề và Làm Việc Không?”. Nếu thấy thông tin trong bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ cùng mọi người để học hỏi và áp dụng trên trong thực tiễn cuộc sống nhé.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Làm Lính Cứu Hỏa
-
Điều Kiện để Trở Thành Lính Cứu Hỏa
-
Điều Kiện Làm Việc Trong Lực Lượng Cảnh Sát Phòng Cháy, Chữa Cháy
-
Có Bao Nhiêu Cách Trở Thành Lính Cứu Hỏa
-
Có Bao Nhiêu Cách để Trở Thành Một Lính Cứu Hỏa
-
Kỹ Năng Cơ Bản Của Lính Chữa Cháy, Cứu Nạn, Cứu Hộ Hoa Kỳ
-
Cập Nhật Chi Tiết Mô Tả Công Việc Lính Cứu Hỏa Mới Nhất!
-
Điểm Chuẩn Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy Những Năm Gần đây
-
Top 15 Học Gì để Làm Lính Cứu Hỏa 2022
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy
-
Cục Phòng Cháy Chữa Cháy - Cục Cảnh Sát PCCC
-
3 Cảnh Sát PCCC Hy Sinh: Họ Cần được Tôn Vinh Và đền đáp Xứng ...
-
Quy định Về Công Tác Cứu Nạn, Cứu Hộ Của Lực Lượng Phòng Cháy Và ...
-
Quần áo Chống Cháy NFPA - Fire Retardant Clothing