Kỹ Năng Giải Mật Thư | THCS Phú Mỹ

Từ xa xưa việc dùng mật thư đã rất phổ biến, mật thư mang lại tính chất bí mật dùng để liên lạc, truyền tin và trao đổi kín với nhau...Qua nhiều thế kỷ con người đã tạo ra được hàng ngàn loại mật thư khác nhau từ đơn sơ đến phức tạp. Họ dùng tất cả những thứ mà họ có thể cho rằng đó sẽ là một mật thư không ai biết như hình ảnh, nước, lửa, ánh sáng...khi muốn gởi một thông điệp gì đó tới người nào đó để chắc rằng thông điệp này chỉ người được nhận là người duy nhất đọc được nó.

Ngày nay mật thư hay mật mã, ám mã được nâng lên cao hơn nhờ công nghệ và phức tạp hơn với nhiều loại ngôn ngữ cùng các mã toán học, số học, mã màu...vì vậy việc giải các mật thư trở nên khó khăn hơn nhưng cũng đầy thú vị hơn

Mật mã đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải nắm được đó là mật mã Morse, đó là mật mã đơn giản nhất được truyền tính hiệu bằng các nhấn ON/OFF (1/0) và sau đó mã hóa các ký tự thành các chấm và các vạch theo các tín hiệu ON/OFF đó. Mã này giúp ta phát đi tín hiệu cầu cứu SOS đơn giản nhất vì thế bạn nên biết tới mã này để phòng những trường hợp khi bạn cần phải phát tín hiệu cầu cứu khi bị kẹt ở đâu đó.

Ngoài ra còn các loại mật mã khác chúng ta cũng nên quan tâm như:

Mã Caesar: gọi nôm na là mã chuyển là một dạng của mật mã thay thế, trong đó mỗi ký tự trong văn bản được thay thế bằng một ký tự cách nó một đoạn trong bảng chữ cái để tạo thành bản mã.

Mã Caesar

Mật mã Vigenère: là một phương pháp mã hóa văn bản bằng cách sử dụng xen kẽ một số phép mã hóa Caesar khác nhau dựa trên các chữ cái của một từ khóa. Nó là một dạng đơn giản của mật mã thay thế dùng nhiều bảng chữ cái. Mã này được dùng rất nhiều, cái hay ở mã này là không những người giải ra được phải rất giỏi mà người ra mã cũng giỏi không kém, đây từng là thú vui của các nhà giải mật thư thế kỷ 80, đã từng có một vụ mà hung thủ gởi đến cho các nhà báo, cảnh sát loại mật mã như thế này.

Mật mã Vigenère

Và còn rất nhiều loại mật thư khác được thiết kế dựa trên nhiều kiểu khác nhau...chúng ta cũng có thể tự làm cho mình một loại mật mã riêng nếu ta có đủ các nguyên tắc cần thiết để giải được nó.

Gậy mật mã

Ở đây chúng ta sẽ nói tới cách giải các mật thư, khi có một mật thư việc đầu tiên là ta phải bình tĩnh, xem xét mật thư đó thật kỹ và tìm cách giải theo gợi ý (chìa khóa).

Ví dụ: Chìa khóa (OTT): "một sống một chết"

Mật thư: CHÀO EM MỪNG BẠN ĐẾN CHƠI VỚI HỎI THẾ HAI GIỚI CÒN TRINH TRẮNG THÁM HOA CHÚC TỤNG CÁC NGƯỜI BẠN VUI TƯƠI VẺ MẶT HẾT SẦU RỒI

Áp dụng vào chìa khóa được cho, tức là lấy một từ bỏ một từ ta sẽ giải mật thư trên và được bạch văn có nội dung đúng như sau: "CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THẾ GIỚI TRINH THÁM CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ. HẾT RỒI". I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: Mật thư: là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram có gốc tiếng Hy Lạp: Kryptos là giấu kín và bí mật; và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin được viết bằng các ký hiệu bí mật bằng các ký hiệu thông thường nhưng theo cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thỏa thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi. Mật mã: (ciphen,code) Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khóa. Giải mã: (Decinphermant) Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được nội dung bản tin . Hệ thống: Là những qui định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng các ký hiệu và cách sắp xếp chúng. Hệ thống được qui về 3 dạng cơ bản sau: - Hệ thống thay thế. - Hệ thống dời chỗ. - Hệ thống ẩn dấu. Chìa khóa: Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin. Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã. Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa. II. CÁC YÊU CẦU KHI VIẾT VÀ ĐỌC MẬT THƯ: Viết mật thư: Muốn mật thư đạt yêu cầu phải có những yếu tố sau: Phải phù hợp với trình độ, trí tuệ và kinh nghiệm của người giải mật thư. Có nghĩa là phải biết người nhận mật thư trình độ tư duy ra sao? Biết dùng chìa khóa và hệ thống nào? Mật thư phải có ít nhiều tính cách bí ẩn bắt người chơi phải động não. Mật thư đã chơi ở buổi trại lần trước rồi, muốn sử dụng lại thì nên thay đổi vài chi tiết cơ bản. Viết mật thư phải nghĩ đến chìa khóa, đặt chìa khóa phải nghĩ đến người nhận mật thư, đừng theo chủ quan của mình. Nếu mật thư quá khó sẽ gây sự đánh đố dẫn đến trò chơi mất hay, tốn nhiều thời gian. Viết mật thư phải cẩn thận, cân nhắc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại hay buổi sinh hoạt. Viết xong mật thư, cần kiểm tra lại xem có sai xót ở chỗ nào không? Nội dung đã đủ và đúng chưa ? chìa khóa có gì sai lệch và có logic chưa? Đọc mật thư: Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa. Chìa khóa bao giờ cũng liên quan chặt chẽ đến mật thư. Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ sở, hợp logic với mật thư. Chìa khóa có thể tìm ra được rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng quan trọng là ý nghĩa nào khớp với mật thư. Từ chìa khóa, ta có thể xác định mật thư thuộc hệ thống nào. Sau đó bắt đầu dịch mật thư. Nếu dịch ra thấy sai một vài chỗ sai có thể do: Chưa tìm đúng ý nghĩa của chìa khóa (phải thử lại cách khác), “Dịch” chưa đúng nghĩa chìa khóa (Phải kiểm tra lại), Người gửi viết sai ký hiệu (có thể do cố ý viết sai). Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã “dịch”, thấy chỗ nào không hợp lý, khác lạ thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc thật kỹ, chớ đoán mò hoặc vội kết luận. III. HƯỚNG DẪN GIẢI MẬT THƯ: Mật thư thường có 2 phần: 1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý. 2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là "Bạch văn": Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được. Một số từ chuyên môn: - Văn bản gốc (bạch văn): nội dung cần truyền đạt (bản tin). - Khoá: dung để hướng dẫn cách giải. Ký hiệu: - Mã khoá: chuyển bạch văn sang dạng mật thư. - Dịch mã: chuyển thư sang dạng bạch văn (quá trình dịch mã). Tuỳ theo quan điểm sắp xếp và cách sử dụng chúng ta có nhiều cách sắp xếp theo các hệ thống mật thư khác nhau. IV. CÁC BƯỚC SOẠN MỘT MẬT THƯ: Khi cần soạn ra một mật thư ta cần làm theo các bước sau: Bước 1:Viết nội dung bức thư (bạch văn). - Ta nghĩ ra một nội dung nào đó cần truyền đạt đến người khác. Viết ra đầy đủ (chú ý các dấu thanh và dấu mũ) ngắn gọn và đầy đủ ý, không dài dòng.

Bước 2: Chọn dạng mật thư. - Chọn dạng mật thư nào đó sao cho phù hợp với trình độ của người nhận mật thư.

Bước 3: Mã hoá. - Căn cứ theo yêu cầu của Mật thư, ta cần lượt chuyển những từ ngữ của nội dung bản tin thành mât mã. Đối chiếu thật cẩn thận để tránh bị sai sót.

Bước 4: Cho chìa khoá (OTT) Chìa khoá phải sáng sủa, rõ ràng, gợi ý cho người dịch dễ dàng tìm được hướng giải. đừng để người giải phải mất thì giờ giải cái chìa khoá của ta đưa ra. V. BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z A. Quốc ngữ điện tín: - Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp. - Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ. Ví dụ: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Sẽ được viết là: "Coong cha nhuw nuis Thais Sown Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra". B. Đọc ngược: Có 2 cách đọc: Ví dụ với câu "Kỹ năng sinh hoạt" 1. Đọc ngược cả văn bản: Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk (jtaoh hnis gnwan xyk) 2. Đọc ngược từng từ: ỹk gnăn hnis tạoh (xyk gnwan hnis jtaoh) C. Đọc lái: Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này. Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.

D. Đánh vần: Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.

E. Bỏ đầu bỏ đuôi: Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.

F. Số thay chữ:

Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.

G. Chữ thay chữ: Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.

H. Mưa rơi: Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.

I. Chuồng bò: Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông - góc nhọn). Trước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây. Cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ:

Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.

Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài liệu khác nhau. Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý lựa chọn để lập chìa khóa chom mình. Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu này.

X.Mật thư viết bằng hóa chất Có thể viết bằng chữ quốc ngữ thường hay được mã hóa hoặc viết chồng lên một bức thư thông thường. - Mật thư đọc bằng cách hơ lửa Khóa: vẽ ngọn lửa hoặc một câu có liên quan đến lửa. Hóa chất dùng để viết: nước chanh, dấm, phèn chua, nước đường, sữa, mật ong, đèn sáp, cô ca cô la, nước củ hành… Loại mật thư này viết xong để khô, khi muốn đọc thì hơ trên lửa. - Mật thư đọc bằng cách nhúng nước Khóa: hình sóng nước, kí hiệu nước, H2O, một câu có liên quan đến nước…hóa chất dùng để viết: xà bông, huyết thanh, mủ xương rồng, nước chanh, amoniắc… khi đọc thả tờ giấy nổi trên mặt nước, chữ sẽ hiện ra. XI. Mật thư xé ráp Cách sử dụng: Viết lên trên giấy rồi cắt rời ra cho người chơi ráp lại, có thể viết theo ngôn ngữ điện tín. XII.Mật thư CAM RANH Ví dụ: OII: CAM RANH Bạch văn: HNM - HEN - TEA - INT - AVO - NTE - NIT Điểm nhận dạng mật thư này: 1. Được chia theo từng cụm chữ riêng biệt và có số ký tự chữ bằng nhau. 2. Nếu hơn nhau thì chỉ hơn nhau 1 ký tự. 3. Khóa thường là một từ ngắn gọn và số ký tự của khóa bằng với số cụm chữ của nội dung. 4. Thường khóa là một danh từ riêng (HO CHI MINH, HOA BINH, TUYEN NGON,…) Cách giải: B1: Theo thứ tự Alphabe bạn đánh số các ký tự nằm trong dãy khóa CAM RANH, đối với các ký tự trùng nhau thì đánh thứ tự từ trái sang phải, ta có thể thấy như trong hình vẽ. B2 : Bạn thay cụm từ số 1 vào vị trí số 1 vừa được đánh. Ta thấy như trên. Vậy là bạn đã giải ra mật thư với nội dung “THANHNIENVIETNAMDOTNET” XIII. Từ ghép: Từ ghép trong tiếng việt là một khối vững chắc về kết cấu, về ngữ âm và về nghĩa, thông thường gồm 2 từ tố gắn chặt vào nhau không thể bị chia cắt, tách rời hoặc không thể chen vào giữa những từ tố bằng những từ khác. Như vậy, từ tố này có thể gợi nghĩ đến từ tố kia. Chẳng hạn: nguy…sẽ gợi cho ta từ nguy hiểm,… * Ví dụ: Mật thư: Vỗ…, cắm…, …trường, …tối, …nướng, …cháo, …ngắn. khóa: Bí… = Mật …Mật = Bí. Bản tin được dịch là: VỀ TRẠI LẬP TỨC NẤU CƠM NGAY. XIV. Tục ngữ - thành ngữ: Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hoặc những câu thơ nổi tiếng cũng là những khối vững chắc, cố định. Ta dễ dàng đoán ra một tiếng nào đó bị mất đi trong một câu tục ngữ, thành ngữ. với loại mật thư này, đòi hỏi người soạn mật thư phải có trình độ khá phong phú về kiến thức văn học. * Ví dụ: Mật thư: Có công mài sắt có,…nên kim Tôi…đi cấy còn trong nhiều bề Nghĩa mẹ như…trong nguồn chảy ra Lời rằng…mệnh cũng là lời chung Trông mưa trông nắng trông…trông đêm Mất lòng trước được lòng… Có sức người sỏi đá cũng thành… Bao nhiêu tấc đất tấc…bấy nhiêu. khóa: Điền vào chỗ trống. Bản tin được dịch là: NGÀY NAY NƯỚC BẠC NGÀY SAU CƠM VÀNG. XV. Tọa độ: Mật thư tọa độ là mật thư rất phong phú và đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Xuất phát từ kiến thức của binh chủng pháo binh. Tọa độ là hình thức xác định một điểm nào đó mà đường trục ngang và trục đứng đã được biết trước. Theo đó ta tạm sắp xếp 25 chữ cái La Tinh (không tính chữ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như trục vẽ dưới. Khi giải mã, ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là ta đã được nội dung cần tìm. Bảng tra 1 2 3 4 5 A A B C D E B F G H I J C K L M N O D P Q R S T E U V W X Y * Ví dụ: Mật thư: A1-C4-B3/ A5-C3/ C4-B3-E1-E3/ D5-B3-A5-A5-D3/ D5-A1-E5/ A3-B3-A1-A1-C4. :A = 5; E = Y Bản tin được dịch là: ANH EM NHUW THEER TAY CHAAN (Anh em như thể tay chân). TÌM MẬT THƯ: Sau đây là 1 số lưu ý khi tìm mật thư Bất cứ 1 mật thư nào được giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Nó có thể là hình vẽ, có thể là một văn bản. Trước khi tìm thấy mật thư ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kĩ các dấu hiệu: + Hướng MT và khoảng cách MT. + Đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường hay đặc biệt không rồi sau đó hãy tiến đến nơi mình nghĩ là nơi đặt MT. 3. Mật thư có thể là bất cứ thứ j` như lá cây, sỏi,..... 4. Nhẹ nhàng tìm kiếm cânt thận, hãy luôn nhớ tìm mật thư phải tìm bằng trí chứ không bằng sức, cho nên phải lưu ý những dấu hiệu # thường, đặc biệt. CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ 1. Phải hết sức bình tĩnh 2. Tự tin nhưng không được chủ quan 3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ 4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết 5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa. 6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa. Một số mẹo để giải mật thư chữ thay chữ, số thay chữ Anh được qui ước thành N Em được qui ước thành M Mẹ, má được qui ước thành U Tờ, tê được quy ước thành T Bờ, bê được quy ước thành B Dờ, dê được quy ước thành D Đờ, đê được quy ước thành Đ Khờ, ca hát được quy ước thành KH Ca, tê được quy ước thành K, T Hát được quy ước thành H Ít, Xờ được quy ước thành X Mặt trời, mặt trăng tròn, quả trứng gà, quả bóng... O Tò tí te hình tượng của chữ K (-.-) Tò tò tò te tí hình tượng của số 9 (- - - - .) Cốc! Cốc! Cốc hình tượng của chữ S (. . .) Thùng! Thùng! Thùng hình tượng của chữ O ( - - - ) Bảng dấu quốc ngữ điện tín: S= ' (sắc) F= ` (huyền) R=dấu hỏi X= ~ (ngã) J= . (nặng) OO= Ô OW= Ơ AA= Â AW= Ă EE= Ê UW= Ư UOW = ƯƠ Vòng xoay mật thư Dùng để giải mật mã thay thế thông thường, chữ thay chữ, số thay số.

Từ khóa » Giải Mật Mã Dãy Số