Kỷ Niệm 1.300 Năm Ngày Sinh Nhà Thơ Đỗ Phủ: Những Vần Thơ Còn ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là dịp vinh danh đại thi hào, danh nhân thế giới Đỗ Phủ; cơ hội giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đồng thời là nơi các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu trong, ngoài nước gặp gỡ, bày tỏ sự đoàn kết, hữu nghị, yêu mến, trân trọng với di sản vĩ đại của thơ ca, văn hóa Trung Hoa.
Đỗ Phủ tên tự là Tử Mỹ, sinh năm 712 tại huyện Củng, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Xuất thân trong một gia đình nhà nho, từ năm sáu, bảy tuổi đã nổi tiếng về văn chương. Ngoài tài năng phú bẩm về thơ ca, Đỗ Phủ còn rất thông minh, cần mẫn học tập. Được đào luyện trong cái nôi văn hóa rộng lớn, đa dạng, phong phú có truyền thống lâu đời của Trung Hoa, lập chí từ rất sớm, dù phải chịu nhiều chìm nổi của cuộc đời nhưng Đỗ Phủ vẫn có những sáng tác bất hủ ở mọi thể loại. Độc giả khắp thế giới từng biết đến ông qua nhiều bài thơ nổi tiếng như: Vọng nhạc, Bình xa hành, Phụng tăng Vi Tả thừa trượng nhị thập nhị vận, Thứ lão vô thanh lệ thùy huyết…
Lịch sử phát triển văn hóa dân tộc Trung Hoa đến thời Đường là thời kỳ đỉnh cao. Trong vườn hoa văn học nở rộ thì thơ Đường về hình thức nghệ thuật cùng nội dung đời sống xã hội đã đạt trình độ điêu luyện, trong trẻo và rộng lớn. Thơ Đường có nhiều trường phái, xuất hiện nhiều người nổi tiếng, trong đó Đỗ Phủ là một trong hai ngôi sao đến nay vẫn còn tỏa sáng trên thi đàn thế giới.
GS.TS Mai Quốc Liên (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học) ghi nhận: Qua Đỗ Phủ, người Việt Nam hiểu con người, đất nước, lịch sử Trung Hoa và càng yêu mến nhân dân, văn hóa Trung Hoa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm mang âm hưởng thơ Đường.
Với GS Nguyễn Khắc Phi, những câu thơ kinh điển của Đỗ Phủ thể hiện con người ông với ước mơ hòa bình, khẳng định lý tưởng sống tốt đẹp, cao quý của con người. Những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ trong “Nguyệt dạ”, “Xuân vọng”, “Đăng nhạc dương lâu”, “Giang bạn độc bộ tầm hoa”… chất chứa nhiều tình cảm, thấm đẫm không khí đau thương của thời đại và cũng miêu tả phong cảnh thiên nhiên rất mực tươi sáng. Thơ Đỗ Phủ thâu tóm được toàn bộ các thể loại ở mức cao nhất với ngôn ngữ chau chuốt nhất, đa dạng và kỷ luật chặt chẽ nhất. Bởi vậy khi giảng dạy chuyên đề về Thi pháp thơ Đường, nhiều giảng viên thường ưu tiên chọn dẫn chứng ở thơ Đỗ Phủ.
Ngoài Trung Quốc, thơ Đỗ Phủ còn được giảng dạy ở một số nước như Việt Nam, Nhật Bản... Riêng tại Trung Quốc ước tính đến nay có hơn 200 cuốn chú thích thơ Đỗ Phủ. Tại hội thảo, các Giáo sư, nhà văn hóa cũng phân tích, chia sẻ những quan điểm, những chiêm nghiệm về bút pháp, nhân sinh quan, cốt cách... của Đỗ Phủ trong thơ ông gắn với bối cảnh xã hội của hơn ngàn năm trước.
Năm nay, cùng với Hội thảo quốc tế “Kỷ niệm 1.300 năm ngày sinh Đỗ Phủ”, để khẳng định sức sống vượt thời gian của thi ca Đỗ Phủ, các nhà nghiên cứu, nhà thơ Việt Nam còn thể hiện tấm lòng của mình với Đỗ Phủ qua cuốn “Đỗ Phủ tinh tuyển” và nhiều hoạt động báo chí khác./.
Từ khóa » đỗ Phủ Hà Nội
-
Thế Giới Tượng Gỗ Đá Phong Thủy Đỗ Phủ - Facebook
-
Cà Phê Đỗ Phủ - Home | Facebook
-
Thế Giới Tượng Gỗ Đá Phong Thủy Đỗ Phủ
-
Đỗ Phủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đỗ Phủ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Thế Giới Tượng Gỗ Đá Phong Thủy Đỗ Phủ, 470 Nguyễn Trãi
-
“Cà Phê Biệt động” - Những Trang Sử Sống động - VOV World
-
Thông Tin Về Nhà Thơ Đỗ Phủ - Văn Mẫu - Soạn Bài SGK
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thi Hào Nguyễn Du Với Nhà Thơ Đỗ Phủ - CAND
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Đỗ Phủ - Hanoi1000
-
Sự Thật Bất Ngờ Về Thi Thánh Đỗ Phủ | Phong Thủy
-
Thế Giới âm Thanh Trong Thơ đỗ Phủ - 123doc
-
[PDF] QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU VÀ ĐỖ PHỦ