Kỷ Niệm 115 Năm Ngày Sinh Tổng Bí Thư Lê Duẩn (07/4/1907
Có thể bạn quan tâm
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 – 07/4/2022) - người con ưu tú của vùng đất Quảng Trị.
Trong những ngày này, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đang hướng về lễ Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Trị, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ấy có các chương trình trọng điểm như: 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn; 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị; 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Ban Biên tập xin giới thiệu vài nét về tiểu sử tóm tắt đồng chí Lê Duẩn- người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người con ưu tú của vùng đất Quảng Trị.
Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07 tháng 4 năm 1907 ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ một gia đình lao động, có truyền thống yêu nước, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cách mạng vô sản. Đồng chí Lê Duẩn tham gia phong trào yêu nước từ năm 1926, tham gia và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1928 và đến năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1931, đồng chí là Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ và cũng năm đó, đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, chúng kết án 20 năm tù cầm cố và giam đồng chí ở các nhà lao Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo. Tại các nhà tù, đồng chí cùng nhiều đảng viên cộng sản lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù và tổ chức học tập, truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho anh em trong lao tù.
Tháng 10 năm 1936, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho đồng chí Lê Duẩn và nhiều chiến sĩ cách mạng khác. Vừa ra khỏi nhà tù, đồng chí tham gia ngay vào các hoạt động cách mạng sôi nổi ở các tỉnh miền Trung. Năm 1937, đồng chí Lê Duẩn được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Tại đây đồng chí đã cùng với tập thể Xứ ủy lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ ở miền Trung với nhiều chủ trương và phương pháp sáng tạo.
Năm 1939, đồng chí Lê Duẩn được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng và cuối năm đó đã cùng đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương thay Mặt trận Dân chủ, chuyển hướng cuộc đấu tranh cách mạng sang một thời kỳ mới.
Năm 1940, đồng chí lại bị địch bắt tại Sài Gòn, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo lần thứ hai. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được Đảng và Chính phủ đón về đất liền.
Từ năm 1946, đồng chí được ra Hà Nội làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm đó, đồng chí được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, đồng chí được bầu vào BCHTW và Bộ Chính trị. Từ năm 1946 đến năm 1954, với cương vị là Bí thư Xứ ủy, rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam, đồng chí đã lãnh đạo Đảng bộ miền Nam tổ chức cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Từ năm 1954 đến năm 1957, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đồng chí Lê Duẩn ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Trong những năm tháng vô cùng khó khăn này, đồng chí đã kiên trì bám trụ ở những vùng nông thôn hẻo lánh miền Tây, miền Trung Nam Bộ đến trung tâm thành phố lớn Sài Gòn, Đà Lạt... để củng cố các cơ sở cách mạng, chuẩn bị cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Chính trong những tháng năm gian khổ, hy sinh, đầy thử thách ác liệt này, đồng chí Lê Duẩn đã thể hiện trí tuệ và sự sáng tạo tuyệt vời. Cảm phục trước tài năng, trí tuệ và đức độ của đồng chí, quân và dân Nam Bộ coi đồng chí là “Ngọn đèn hai trăm nến”, là linh hồn của cuộc kháng chiến, người con của đất Thành đồng. Hình ảnh “Anh Ba” gần gũi, thân thương, mãi mãi in sâu trong lòng đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ.
Năm 1956, đồng chí đã soạn thảo “Đề cương Cách mạng miền Nam”, thổi bùng lên luồng sinh khí mới, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và dân miền Nam xốc lại đội ngũ, quyết tâm chiến đấu và vững tin vào thắng lợi cuối cùng. “Đề cương Cách mạng miền Nam” là cơ sở để Đảng ra Nghị quyết Trung ương15 (khóa II) và nhiều nghị quyết khác của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, góp phần vào việc hoạch định chiến lược cách mạng hai miền Nam - Bắc trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Năm 1957, Trung ương cử đồng chí lãnh đạo công việc chung của Đảng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 9-1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu vào BCH Trung ương và Bộ Chính trị, đảm nhận trọng trách Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) và lần thứ V (1982) của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại vào BCH Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng; từ năm 1978 đồng chí là Bí thư Quân uỷ Trung ương. Hơn 10 năm từ khi đất nước thống nhất, trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng với BCH Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra, giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Lê Duẩn là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VII.
Với những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Duẩn, Đảng và Nhà nước ta đã tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng. Các nước Liên Xô, Lào, Campuchia, Ba Lan, Bungari, Cu Ba, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hunggari, Mông Cổ, Tiệp Khắc đã tặng đồng chí nhiều huân chương cao quý. Ủy ban giải thưởng quốc tế Lênin tặng đồng chí giải thưởng “Vì sự nghiệp củng cố hoà bình giữa các dân tộc”.
Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng, 26 năm liên tục trên cương vị Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp; vì một Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Sinh trưởng trong giai đoạn bão táp cách mạng, sớm giác ngộ cách mạng, lại được nuôi dưởng bởi truyền thống yêu nước của quê hương và sự đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phòng dân tộc, độc lập, thống nhất; cố Tổng bí thư Lê Duẫn trở thành biểu tượng sáng ngời về nhân cách, tài năng, trí tuệ Việt Nam, là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho nhiều thế hệ người con Quảng Trị nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Di tích Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại Thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Từ khóa » Tông Bi Thu Le Duan
-
Lê Duẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Nhà Lãnh đạo Kiệt Xuất Trọn đời Vì Nước, Vì Dân
-
Đồng Chí Tổng Bí Thư Lê Duẩn- Biểu Tượng Sáng Ngời Về Nhân Cách ...
-
Tư Duy độc Lập, Sáng Tạo Của Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Một Tư Duy Sáng Tạo, Tầm Nhìn Chiến Lược
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Nhà Lãnh đạo Kiệt Xuất Của Đảng Và Cách ...
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Người Con ưu Tú Của Quê Hương Quảng Trị
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Người Con ưu Tú Của Quê Hương Quảng Trị
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Người Chiến Sỹ Cộng Sản Kiên Trung | Chính Trị
-
“Thư Vào Nam” Và Tầm Nhìn Lê Duẩn - Báo Nhân Dân
-
Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương Dâng Hương Tại Khu Lưu Niệm ...
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Nhà Lãnh đạo Kiệt Xuất Của Cách Mạng Việt ...
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Người Lãnh đạo Trọn đời Vì Đảng, Vì Dân