Ký Sự đi Tây: Khề Khà, Nói Chuyện Cà Kê Liên Tu Bất Tận... - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: TRỌNG KHANG
Chính vì có tâm thế đó mà Đỗ Kh. không tự tròng vào mình cái nhiệm vụ hướng dẫn viên, hay khám phá hộ độc giả, giới thiệu cho họ những kỳ quan của xứ Tây hay ít nhất chỉ cho được chỗ nào... ăn ngon như một số sách du ký ngày nay vẫn thường làm.
Ngay cái tên Ký sự đi Tây khiến ta liên tưởng đến quyển du ký bằng chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX Như Tây nhựt trình của Trương Minh Ký.
Tây của các cụ ta ngày trước với Đỗ Kh. cũng không khác nhau mấy, đều chỉ gói gọn trong nước Pháp. Nước Pháp trong du ký của Đỗ Kh. không có tháp Eiffel, không có những thiên tình sử lâm ly của những văn nghệ sĩ...
Ký của Đỗ Kh. khởi sự từ chiếc khăn vuông thấy ở phi trường, qua các chương trình truyền hình, nhẩn nha với chiếc bánh sừng bò. Cứ thế lần lượt từ chuyện này qua chuyện khác, một nước Pháp hiện ra nhưng không phải một nước Pháp mà ta biết hay nghĩ mình đã biết.
Lòng vòng mà không rối rắm, cái duyên của Đỗ Kh. chính là cái sự khề khà, nói chuyện cà kê liên tu bất tận. Nói anh cà rỡn cũng được, nói anh hóm hỉnh cũng xong. Trong giọng văn lúc nào cũng có chút mỉa mia kia đôi khi lại phảng phất nỗi ngậm ngùi. Anh không có nhu cầu đến các danh thắng để tham quan hay chụp hình.
Cuộc đi của anh là lặn sâu vào cái thường nhật của một đời sống, để thấy những thứ tầm thường, dù là thứ tầm thường ở "kinh đô ánh sáng" đi nữa vẫn lấp lánh những điều thú vị. Anh có đôi mắt của trẻ con, háo hức và cảm thấy mọi điều mình nhìn thấy đều lạ lẫm, đều đáng yêu.
Đỗ Kh. thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về viết ký, không phải cứ cố mệt nhoài kiếm tìm cái gì cao xa, đắt giá để viết, mà mọi thứ xung quanh bản thân nó đã đầy ắp những dự phóng, chứa đựng trong đấy lịch sử của riêng nó.
Không chỉ là ký sự, nó còn là lời ký thác của một thân phận di dân, băn khoăn rốt cuộc mình thuộc về đâu, mang trong mình nền văn hóa nào.
Mà nói như Đỗ Kh., "đi Tây" hay là "về Tây", nhiều khi chọn đi hay về thật không dễ dàng. Nhưng nếu lòng người an định thì đi hay về nhiều khi cũng chỉ như nhau, giống Bùi Giáng đã từng thốt nên: "Đi về đi ở đi đi/ Đi là đi biệt từ khi chưa về".
Tủ sách Người mẹ tốt của Công ty xuất bản và giáo dục Quảng Văn vừa gửi tặng bạn đọc báo Tuổi Trẻ 500 bản sách Người Mỹ giúp con ham đọc sách. Sách thuộc bộ sách Người Mỹ giúp con gồm 8 tập của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, là một "cẩm nang" bỏ túi bổ ích cho các bậc cha mẹ trong hành trình giúp trẻ học đọc và yêu thích việc đọc sách. Sách do Thu Thảo dịch, không bán.
Bạn đọc quan tâm có thể đến nhận sách tại phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Chuyện người Tây ở xứ TaTTO - Chuyện người Tây ở xứ Ta là một lăng kính đa sắc về đất nước Việt Nam được hội tụ qua 20 câu chuyện của 21 tác giả nước ngoài đã phải lòng nước Việt.
Từ khóa » Khề Khà Là Từ Gì
-
Khề Khà - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "khề Khà" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Khề Khà - Từ điển Việt
-
Khề Khà Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Khề Khà
-
Khề Khà Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Khề Khà Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
'khề Khà' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
'khề Khà' Là Gì?, Từ điển Việt - Lào
-
Những Lợi ích Của Quả Khế đối Với Sức Khỏe
-
Đặc Sản Chuột Cống: "Ngọc Trời" Của Dân Nhậu - Báo Lao Động Thủ đô
-
Nhậu... Quỵt! - Báo Công An Đà Nẵng