Kỹ Thuật ấp Trứng Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) - Nano NNA
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết trước Nano NNA có chia sẻ đến bà con kỹ thuật nuôi ốc sinh sản, bà con chưa xem có thể nhấn vào đường dẫn để xem “kỹ thuật nuôi ốc bươu đen sinh sản“. Bài viết này là một trong những chuỗi bài viết hướng dẫn bà con nuôi ốc sinh sản, ấp trứng, ương Ốc con, kỹ thuật nuôi ốc thương phẩm….Cụ thể kỹ thuật ấp trứng Ốc Bươu Đen ra sao và những kiến thức cần trang bị để ấp trứng đạt hiệu quả cao, bà con cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
- Môi trường ấp trứng Ốc Bươu Đen
- 1. Nguồn nước
- 2. Bể ấp trứng
- 3. Giá thể ấp trứng
- Các bước trong kỹ thuật ấp trứng Ốc Bươu Đen
- 1. Tạo giá thể như hướng dẫn phía trên
- 2. Quản lý và chăm sóc trong quá trình ấp trứng
- Chu kỳ của trứng Ốc
Môi trường ấp trứng Ốc Bươu Đen
Trong kỹ thuật ấp trứng Ốc Bươu Đen, môi trường ấp là một hậu tố quan trọng đối với ốc con sau khi ấp. Tuy môi trường không ảnh hưởng nhiều đến quá trình ấp, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến Ốc con sau khi ấp, do đó yếu tố môi trường nước cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
1. Nguồn nước
Nguồn nước ấp trứng cần là nguồn nước ngọt đã qua xử lý ở bể lắng 5 – 7 ngày.
Quy trình xử lý nước ấp trứng:
- Nước sau khi bơm vào bể lắng qua lưới lọc thô cần được xử lý diệt tạp bằng Chlorine. Sau đó sục khí cho Chlorine bay đi hết.
- Cân chỉnh độ kiềm nước ở 70 – 140 mgCaCO3/L ( xem bài viết )
- 24h trước khi bơm nước vào ao Ốc, sử dụng nano bạc diệt khuẩn nước với liều 0.5ml/m3 nước.
Các điều kiện nước ao khi ấp trứng Ốc:
- Nhiệt độ nước 22- 32oC, nhiệt độ ngoài trời 26 – 36oC
- pH dao động ở khoảng 7.5 – 8.5
- Mật độ Oxy hòa tan luôn duy trì ở mức >3mg/L
- Hàm lượng khí độc NH3: 0.1 – 0.5 mg/L
- Hàm lượng NO2: 0.1 – 0.5 mg/L
- Độ kiềm 70 – 140 mg CaCO3/L
Các yếu tố môi trường trên đã được Nano NNA phân tích chi tiết xong bài viết “10 yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi ốc bươu đen” bà con chưa biết có thể xem lại.
Riêng yếu tố kiềm khoáng là cực kỳ quan trọng với Ốc mới nở do đó cần được thường xuyên kiểm soát.
Ngoài ra cần lưu ý khi ấp trứng không để nước ngập trứng Ốc trong quá trình ấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở.
2. Bể ấp trứng
Bà con có thể ấp trứng trong thùng xốp, bể bạt hoặc bể xi măng tùy điều kiện và số lượng trứng bà con cần ấp. Tuy nhiên cần lưu ý về che chắn và tránh ánh nắng để tránh làm khô trứng (trứng ấp cần độ ẩm nhất định)
3. Giá thể ấp trứng
Giá thể ấp trứng hay có thể hiểu là vật liệu hỗ trợ ấp trứng. Thực tế có nhiều giá thể sử dụng để ấp trứng Ốc như dây nylon kết chùm, xơ dừa, rễ lục bình,….Tuy nhiên trứng được ấp trong giá thể xơ dừa cho kết quả tốt nhất.
Cách chuẩn bị các loại giá thể:
- Giá thể nylon:Sử dụng dây nylon đen xé dọc, chiều dài dây khoảng 30 cm bó thành chùm như tổ chim ngâm trong nước từ 24 đến 48 giờ để loại bỏ hóa chất và tạp chất.
- Giá thể xơ dừa sử dụng xơ dừa khô tách phần vỏ bên ngoài các thành phần chữ nhật 9x5cm, ngâm giá thể xơ dừa từ 24 đến 48 giờ.
- Giá thể lục bình sử dụng rễ lục bình còn tươi lấy phần màu trắng của thân cây cắt bỏ phần chất dễ tạo giá thể có chiều dài 9 đến 10 cm.
Ngoài các giá thể nêu trên bà con có thể dùng các giá thể như (tấm xốp, rổ,….) tuy nhiên khả năng giữ ẩm của các loại vật liệu này sẽ không hiệu quả bằng xơ dừa.
Theo một nghiên của ThS. Lê Văn Bình tỉ lệ nở ở giá thể xơ dừa lên đến 82,1%, trong cùng điều kiện tỉ lệ nở của giá thể lục bình và nylon lần lượt là 61,5% và 41,8%.
Các bước trong kỹ thuật ấp trứng Ốc Bươu Đen
1. Tạo giá thể như hướng dẫn phía trên
2. Quản lý và chăm sóc trong quá trình ấp trứng
Trung bình mỗi giá thể có thể ấp từ 2 – 5 tổ trứng.
Các bước trong kỹ thuật ấp trứng:
- Bước 1: Đặt trứng trên các giá thể.
- Bước 2: Đặt các giá thể nổi trên mặt nước của thùng xốp, bể bạt hoặc bể chứa bất kỳ
- Bước 3: Sử dụng lưới lan trùm lên để che trứng lại.
- Bước 4: Phun sương sau mỗi 6h, có thể áp dụng thiết bị cài đặt phun sương tự động mỗi 6h trong bài viết …..Nano NNA đã chia sẻ. Chu kỳ phun sương 2 lần/ngày/6h.
- Bước 5:Trong giao đoạn 2 tuần đầu ấp trứng hạn chế gió và ánh nắng tối đa.
Chu kỳ của trứng Ốc
Thông thường sau 16 – 20 ngày trứng Ốc sẽ nở hoàn toàn và Ốc con thoát ra khỏi tổ trứng. Ốc sau khi nở sẽ có khả năng tự có xu hướng di chuyển đến nơi giá thể hoặc nước.
Giai đoạn sau 24h ấp: trứng có nhớt và bắt đầu có màu trắng hồng.
Giai đoạn sau 1 tuần: trứng bắt đầu có màu xám. Dùng đèn soi có thể thấy được phôi Ốc.
Giai đoạn sau 2 tuần: trứng chuyển dần sang xám đen. Lớp vỏ canxi bắt đầu nứt ra.
Một số Ốc con sẽ bắt đầu tách ra khỏi vỏ
Giai đoạn 3-4 ngày tiếp theo: lớp vỏ canxi nứt vụn ra, Ốc con lúc này chui ra ngoài hầu như hoàn toàn. Lưu ý thời điểm này không nên cho Ốc con ăn.
Hi vọng với những kiến thức Nano NNA chia sẻ sẽ giúp được bà con trong quá trình ấp trứng Ốc Bươu Đen. Trong bài viết sau Nano NNA sẽ hướng dẫn bà con cách ương Ốc con sau giai đoạn ấp trứng.
NANO NNA VIỆT NAM
Kỹ thuật ấp trứng Ốc Bươu Đennuôi ốc bươu đenốc nhồiTài liệu tham khảo: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
Từ khóa » Cách ủ ốc Bươu đen
-
Kỹ Thuật ấp Trứng ốc Bươu đen - ốc Nhồi Tỷ Lệ Nở Cao Cách ... - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách ấp Trứng ỐC BƯƠU ĐEN - ỐC NHỒI - YouTube
-
Cách Ấp Trứng Ốc Bươu Đen - Pila Polita Egg - YouTube
-
Kỹ Thuật ương Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi) Mới Nở - Nano NNA
-
Hướng Dẫn Cách ấp Trứng ỐC BƯƠU ĐEN - ỐC NHỒI - ỐC LÁC
-
Kỹ Thuật Cho ốc Bươu Sinh Sản Và ươn ốc Giống
-
Cách ủ ốc Bươu Vàng Làm Phân đạm Hữu Cơ Cho Cây Trồng
-
Cách ủ ốc Bươu Vàng Làm Phân Bón Chất Lượng Cao Bón Cho Cây Trồng
-
Quy Trình Sinh Sản ốc Nhồi Giống
-
Kỹ Thuật ấp Trứng ốc Bươu đen - ốc Nhồi Hiệu Quả Tỷ Lệ ... - Mèo Hải Tặc
-
Ốc Bươu đen ăn Gì ? - Xuân Nông
-
Nuôi ốc Bươu đen Trong Ao, Tạo Thêm Thu Nhập
-
Kỹ Thuật Nuôi ốc Nhồi Thương Phẩm
-
Khi Kỹ Sư Xây Dựng… Nuôi ốc Bươu