Kỹ Thuật ương Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi) Mới Nở - Nano NNA
Có thể bạn quan tâm
Có khá nhiều loại hình để bà con ương Ốc Bươu Đen con: chậu xi măng, bể composite, bể nhựa, thùng xốp, giai lưới,…..Tùy thuộc vào điều kiện nơi bà con mà chọn loại hình phù hợp. Bài viết này Nano NNA sẽ hướng dẫn bà con về kỹ thuật ương Ốc Bươu Đen trong ao đất và thùng xốp/ bể composite/ bể nhựa, trong bài viết sẽ có nhiều bảng tính tự động, bà con chỉ cần nhập đúng các thông số yêu cầu để ước tính thức ăn, mật độ nuôi,…..Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
- Các yếu tố môi trường nước trong bể ương giống
- Quá trình thay nước
- Phương pháp ương trong giai lưới đặt trong ao đất
- 1. Ưu điểm:
- 2. Nhược điểm:
- 3. Xử lý nước:
- 4. Chuẩn bị giai lưới để ương giống
- 5. Gây màu nước
- 6. Thả Ốc vào bể ương:
- Phương pháp dưỡng Ốc Bươu Đen trong thùng xốp/ bể nhựa hoặc bể composite
- 1. Ưu điểm
- 2. Nhược điểm:
- 3. Các lưu ý khi dưỡng Ốc:
- Mật độ ương Ốc Bươu Đen con
- Đặc tính Ốc mới nở
- Thức ăn và cho ăn
- 1. Các loại và cách tính lượng thức ăn Ốc Bươu Đen
- Thời gian thu hoạch Ốc giống
Các yếu tố môi trường nước trong bể ương giống
Các yếu tố môi trường sau đây áp dụng cho tất cả các phương pháp và bể ương Ốc giống. Trong nhiều bài viết Nano NNA luôn đề cập rất nhiều về vấn đề môi trường nuôi, vì đây là một yếu tố cực kì quan trọng trong tất cả hoạt động liên quan đến con Ốc. Kỹ thuật nuôi và phương pháp nuôi là những yếu tố không thay đổi, nhưng môi trường và thức ăn thì luôn thay đổi do đó bà con cần trang bị kiến thức căn bản để kịp thời điều chỉnh trong quá trình nuôi nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
- Nhiệt độ: nhiệt độ duy trì từ 24 đến 32 độ C
- Độ pH: khoảng pH tốt nhất duy trì ở 7 đến 8.5.
- Mật độ Oxy hòa tan lớn hơn 3 mg/L. Lưu ý nếu ương ốc ở mật độ cao cần gắn sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan, ở góc độ khoa học hàm lượng oxy hòa tan góp phần làm giảm khí độc NH3 và NO2 trong nước.
- Hàm lượng khuẩn: nước trước khi bơm vào ao ương cần được diệt khuẩn bằng nano bạc để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Các chỉ số khí độc:
- NH4+/NH3: 0,1 – 0,8 mg/L
- NO2-: 0,1 – 2,5 mg/L
Nhu cầu về độ kiềm Ốc con mới mới nở là rất cao vì ốc sẽ hấp thụ kiềm khoáng từ môi trường để hình thành lớp vỏ. Độ kiềm thích hợp: 50 – 120 mg CaCO3/L
Quá trình thay nước
- Đối với ươm trong bể composite hoặc thùng xốp mỗi ngày thay nước một lần.
- Đối với ướng trong bể bạt cần thay nước định kỳ 7 đến 10 ngày một lần mỗi lần thay 40 đến 60% nước.
- Đối với ao đất đặt giai lưới (lưới mùng) nên thay nước 10 đến 15 ngày một lần mỗi lần thay 20 đến 30% nước.
Phương pháp ương trong giai lưới đặt trong ao đất
1. Ưu điểm:
- Phương pháp này dành cho bà con có nhu cầu ương Ốc với số lượng lớn.
- Có thể ương nhiều giai trong 1 ao 500m2.
- Hạn chế được tần suất thay nước.
2. Nhược điểm:
- Đòi hỏi người nuôi cần có kiến thức về xử lý nước cực kỳ cẩn thận.
- Chi phí đầu tư cao và cần có diện tích.
3. Xử lý nước:
- Ao đất được cào lớp bùn mềm, sau đó bón vôi khắp ao và phơi trong vài ngày.
- Ngâm và xả bỏ nước ~ 3 lần trước khi bơm nước nuôi vào.
- Nước để ương ốc phải được xử lý trước ở ao lắng sau đó mới bơm vào ao ương.
- Nước được thay vào ao ương nên được điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp trước ở ao lắng.
4. Chuẩn bị giai lưới để ương giống
Người nuôi ương theo phương pháp này có thể thu ốc giống để chuyển sang bể nuôi thương phẩm hoặc nuôi trực tiếp trên bể ương sau khi ốc đã đạt.
Vật liệu làm giai
- Sử dụng lưới cước mịn hoặc lưới mùng để làm giai.
- Diện tích giai dao động: 20 – 40m2 ( 8×4, 10×4, 12×4 )
- Chiều cao: 0,6 – 1m
- Mức nước trong giai: 0,4/0,6m chiều cao hoặc 0.6/1m chiều cao.
- Đặt giai cách so với đáy ao: khoảng 30cm
Giai cần được ngâm trong nước trong 15 ngày để loại bỏ chất hóa học và dầu trong quá trình sản xuất.
5. Gây màu nước
Có 2 cách gây màu nước cho ao Ốc
Cách 1: Ủ hỗn hợp cám gạo + bột cá + bột đậu nành
Nhập thể tích ao nuôi vào bảng -> lấy hỗn hợp cám gạo + bột cá + bột đậu nành nấu chín -> Ủ trong 24 – 48h với men rượu mỗi 2kg hỗn hợp/ viên.
Cách 2: Sử dụng phần NPK (16:2:0)
Nhập diện tích ao nuôi (m2)-> Pha lượng nước vừa phải -> Tạt đều xuống ao.
Sau khi gây màu nước tiến hành thả giá thể lục bình, bèo hoa dâu, bèo cái,…trước 15 ngày để chúng phát triển. Độ phủ tốt nhất từ 20 – 25% diện tích giai lưới.
6. Thả Ốc vào bể ương:
- Để ốc lên các giá thể như bèo, lá bông súng để Ốc con tự bơi ra môi trường.
- Lưu ý lắp mái che để giảm nhiệt độ, có thể kết hợp với biện pháp phun sương như đã hướng dẫn ở bài viết “Cách giảm nhiệt độ Ốc Bươu Đen tự động“.
Phương pháp dưỡng Ốc Bươu Đen trong thùng xốp/ bể nhựa hoặc bể composite
Đây là phương pháp hữu dụng cho những bà con có nhu cầu nuôi ít. Phương pháp này không đòi hỏi tốn quá nhiều diện tích và rất dễ áp dụng.
1. Ưu điểm
- Về chi phí đầu tư rất thấp
- Tiết kiệm diện tích
- Dễ chăm sóc dễ kiểm soát nguồn nước và thức ăn
2. Nhược điểm:
- Phải thay nước thường xuyên một ngày thay nước từ một đến hai lần.
- Không dưỡng được Ốc với số lượng lớn.
3. Các lưu ý khi dưỡng Ốc:
- Nguồn nước sạch nếu dưỡng trong thùng xốp lưu ý nên thay nước một đến hai ngày một lần.
- Thức ăn là những loại thực vật mềm.
- Tránh cho ăn quá nhiều gây dơ nước.
- Khi dẫn Ốc con mà Ốc chết hàng loạt thì có thể là do nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn, hỏng.
- Sau một tuần dưỡng giống thì chúng ta có thể chuyển con giống sang bể nuôi thương phẩm.
- Ốc ở độ tuổi còn nhỏ có mức độ thích nghi rất cao và không bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.
- Luôn duy trì mực nước trong thùng từ 100 đến 200 mm.
- Thêm các giá thể như bèo cái hoặc lục bình để cho ốc có thể bám.
Ghi chú: Các chỉ tiêu về nước ương Ốc tương tự như nuôi trong ao đất.
Mật độ ương Ốc Bươu Đen con
- Bước 1: lấy từ 20 – 50 con ốc giống ngẫu nhiên mang đi cân.
- Bước 2: nhập số lượng ốc mang đi cân và khối lượng cân được vào bảng.
- Bước 3: ương ốc theo mật độ đề xuất trong bảng.
Đặc tính Ốc mới nở
- Sau 3 ngày Ốc con sẽ biết ăn, từ ngày thứ 4 Ốc sẽ ăn mạnh dần. Chỉ nên bắt đầu cho Ốc ăn vào ngày thứ 3.
- Thức ăn của Ốc mới nở thường là thức ăn mềm như các loại lá thực vật thân mềm hoặc rau củ quả non.
Thức ăn và cho ăn
1. Các loại và cách tính lượng thức ăn Ốc Bươu Đen
- Mướp non bỏ vỏ cắt thành từng khoanh, lá rau muống, mồng tơi.
- Bèo cám, cải xanh, xà lách,….
- Cám gạo mịn ( cho ăn vào ban đêm) với liều lượng vừa phải, thức ăn công nghiệp (18% đạm),….
=> Khuyến khích bà con sử dụng thức ăn công nghiệp loại cho cá ( chứa 18% đạm) nghiền nhuyễn để cho Ốc ăn. Theo nghiên cứu Ốc được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp cho thời gian xuất bầy nhanh và tăng trọng tốt.
Cách tính lượng thức ăn:
- Bước 1: Nhập tổng khối lượng Ốc đang nuôi vào bảng tính.
- Bước 2: Chọn tuần tuổi Ốc ương.
- Bước 3: Sau 7 ngày tiến hành xác định lại khối lượng Ốc nuôi sau đó lặp lại bước 1 để tăng lượng thức ăn phù hợp.
Thời gian cho ăn: Ốc được cho ăn vào 2 thời điểm trong ngày, thông số thể hiện trong bảng tính.
- Buổi sáng: 5 – 6h sáng
- Buổi chiều: 17-18h chiều
Thời gian thu hoạch Ốc giống
Nếu bà con cho ăn theo liều lượng được cung cấp từ bảng tính, thông thường thời gian Ốc đạt được 500 – 1000 con/kg sau 6 tuần, sau khi Ốc đạt yêu cầu trên có thể chuyển sang nuôi thương phẩm hoặc bán cho người nuôi.
Đối với nuôi thuần thức ăn xanh, thời gian để Ốc đạt điều kiện xuất bầy sẽ lâu hơn, có thể cần đến 8 – 9 tuần.
NANO NNA VIỆT NAM
kỹ thuật ương ốc bươu đennuôi ốc bươu đennuôi ốc bươu đen trong thùng xốpốc nhồiTài liệu tham khảo: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
Từ khóa » Cách ủ ốc Bươu đen
-
Kỹ Thuật ấp Trứng ốc Bươu đen - ốc Nhồi Tỷ Lệ Nở Cao Cách ... - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách ấp Trứng ỐC BƯƠU ĐEN - ỐC NHỒI - YouTube
-
Cách Ấp Trứng Ốc Bươu Đen - Pila Polita Egg - YouTube
-
Kỹ Thuật ấp Trứng Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) - Nano NNA
-
Hướng Dẫn Cách ấp Trứng ỐC BƯƠU ĐEN - ỐC NHỒI - ỐC LÁC
-
Kỹ Thuật Cho ốc Bươu Sinh Sản Và ươn ốc Giống
-
Cách ủ ốc Bươu Vàng Làm Phân đạm Hữu Cơ Cho Cây Trồng
-
Cách ủ ốc Bươu Vàng Làm Phân Bón Chất Lượng Cao Bón Cho Cây Trồng
-
Quy Trình Sinh Sản ốc Nhồi Giống
-
Kỹ Thuật ấp Trứng ốc Bươu đen - ốc Nhồi Hiệu Quả Tỷ Lệ ... - Mèo Hải Tặc
-
Ốc Bươu đen ăn Gì ? - Xuân Nông
-
Nuôi ốc Bươu đen Trong Ao, Tạo Thêm Thu Nhập
-
Kỹ Thuật Nuôi ốc Nhồi Thương Phẩm
-
Khi Kỹ Sư Xây Dựng… Nuôi ốc Bươu