Kỹ Thuật Băng
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Băng cuộn là loại băng thường dùng với rất nhiều công dụng khác nhau như:
Giữ bông gạc trên vết thương, che vết thương phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Thấm hút dịch tiết tại vết thương.
Có tác dụng băng ép cầm máu trong sơ cứu chảy máu.
Băng giữ nẹp trong cố định gãy xương.
Cố định một phần cơ thể, nhất là trong những trường hợp bong gân, trật khớp.
Làm giảm sưng tấy hoặc phòng chống phù nề.
Nâng đỡ các phần cơ thể bị thương hay bị sa.
Lý thuyết liên quan
Khi sử dụng băng cuộn nếu băng không đúng sẽ gây ra các thương tổn vùng mô bên dưới, vùng lân cận hoặc tạo ra sự khó chịu cho nạn nhân. Vì vậy, khi băng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Giải thích cho nạn nhân hiểu rõ thủ thuật sắp làm.
Để nạn nhân ở tư thế thoải mái, thuận tiện cho thủ thuật sẽ tiến hành.
Những vị trí được băng cần được nâng đỡ.
Vết thương phải được rửa sạch, lấy hết dị vật và đắp gạc trước khi băng.
Bắt đầu băng bằng hai vòng khoá ở phía dưới cách vết thương khoảng 10cm.
Khi băng chi cần băng từ ngọn chi đến gốc chi để tránh xung huyết hoặc phù nề. Để hở đầu chi để đánh giá sự lưu thông tuần hoàn.
Băng đủ chặt, lỏng quá dễ tuột, chặt quá nạn nhân đau và ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn của vùng băng. Vòng băng sau chồng lên vòng băng trước 1/2 hoặc 2/3 chiều rộng của băng. Băng phải phủ kín gạc che vết thương.
Trong khi băng, liên tục quan sát sắc mặt và hỏi nạn nhân để phát hiện kịp thời mức độ đau và nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn.
Vòng cố định băng có tác dụng giữ băng, xong chú ý tránh đè trực tiếp lên vết thương và ở các vị trí dễ bị tỳ đè.
Băng vết thương bằng băng cuộn có sáu kiểu băng cơ bản: băng vòng, rắn quấn, xoáy GC, chữ nhân, vòng gấp lại (băng hồi quy) và băng số 8. Tuỳ từng trường hợp, vị trí của vết thương trên cơ thể mà lựa chọn các kiểu băng thích hợp. Ví dụ như băng vòng thường áp dụng để băng vòng khoá, băng xoáy ốc và rắn quấn áp dụng băng ngón tay, băng số 8 áp dụng băng khuỷu tay, đầu gối V.V...
Quy trình kỹ thuật
Các bước tiến hành băng ngón tay:
Chuẩn bị đụng cụ
Gạc, băng cuộn có chiếu rộng khoảng 2 -b 3cm, ghim cài, kéo.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm.
Đặt bàn tay cần băng giơ ra phía trước, bàn tay úp, tay lành của người bệnh đỡ tay đau, hoặc có người trợ giúp.
Bắt đầu băng
Băng hai vòng chổng lên nhau ở cổ tay (vòng khoá).
Băng ngón
Lãn băng trên mu tay lên phía ngón lay đối diện theo kiểu rắn quấn rồi băng xoáy ốc trở về gốc ngón tay rồì trở về cạnh kia của bàn tay và xuống cổ tay (chạy quanh cổ tay một vòng). Cứ như thế bãng tuần tự các ngón kế tiếp cho đến khi băng kín các ngón tay bị thương
Cố định
Băng cố định ở cổ tay (2 vòng) theo kiểu băng vòng, rổí cài ghim hoặc buộc.
Kiểm tra tuần hoàn
Hỏi người bệnh xem có đau, có cảm giác tê ngón tay không. Nhìn đầu chi xem có tím không. So sánh với chi lành.
Thu dọn dụng cụ
Bỏ vào thùng rác các vật dụng bỏ đi và cất vào chỗ quy định những vật dụng có thể dùng lại.
Ghi hổ sơ
Tinh trạng vết thương (trước và sau băng).
Cách thức xử lý.
Ngày, giờ, và tên người xử lý.
Các bước tiến hành băng băng khuỷu:
Chuẩn bị dụng cụ
Gạc, băng cuộn có chiều rộng khoảng 5 cm, ghim cài, kéo.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm.
Khuỷu tay gấp 90°, bàn tay nửa sấp, tay lành của người bệnh đỡ tay đau, hoặc có người trợ giúp.
Bắt đầu băng
Băng hai vòng ở khuỷu tay (vòng khoá).
Băng khuỷu
Lăn băng xuống phía dưới cẳng tay, đè lên vòng khoá, sau đó lăn cuộn băng lên phía trên cánh tay (theo kiểu số 8). Cứ như thế băng toả ra hai bên khuỷu cho đến khi băng kín gạc phủ vết thương.
Cố định
Băng cố định ở cánh tay hoặc (2 vòng) theo kiểu băng vòng, rồi cài ghim hoặc buộc.
Kiểm tra tuần hoàn và nâng đỡ tay
Hỏi người bệnh xem có đau, có cảm giác tê ở bàn, ngón tay không. Nhìn đầu chi xem có tím không. So sánh với chì lành. Đỡ tay bằng khăn tam giác.
Thu dọn dụng cụ
Bỏ váo thùng rác các vật dụng bỏ đi vả cất vào chỗ quy định những vật dụng có thể dùng lại.
Ghi hồ sơ
Tình trạng vết thương (trước và sau băng).
Cách thức xử lý.
Ngày, giờ, và tên ngườỉ xử lý.
Các bước tiến hành băng vai:
Chuẩn bị dụng cụ
Gạc, băng cuộn có chiều rộng khoảng 7- 10cm, ghim cài, kéo.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm.
Người bệnh ngồi thoải mái.
Bắt đầu băng
Băng hai vòng ở cánh tay (sát nách) bên tay bị thương.
Băng vai
Lăn băng lên vai qua lồng ngực rồi luồn dưới nách bên đối diện, rồi tiếp tục lăn lồng vòng qua lưng lên vai tổn thuơng, tiếp tục băng vòng ở cánh tay, băng lên vai qua lồng ngực luồn duớì nách đối diện vòng qua lưng lên vai. Cứ như thế băng cho đến khi kín gạc phủ vết thương.
Cố định
Băng cố định ở cánh tay (2 vòng) theo kiểu băng vòng, rồi cài ghim hoặc buộc ở cánh tay hoặc trước ngực.
Kiểm tra tuần hoàn
Hỏi người bệnh xem có thấy tức ngực, có cảm giác tê ở cánh tay không. Sờ bàn tay xem có lạnh không, đầu chi có tím không v.v,.. So sánh với chị lành.
Thu dọn dụng cụ
Bỏ vào thùng rác các vật dụng bỏ đi và cất vào chỗ quy định những vật dụng có thể dùng lại.
Ghi hổ sơ
Tinh trạng vết thương (trước và sau băng).
Cách thức xử lý.
Ngày, giờ, và tên người xử lý.
Các bước tiến hành băng mỏm cụt:
Chuẩn bị dụng cụ
Gạc, băng cuộn có chiều rộng khoảng 5-7 cm, ghim cài.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm.
Tay cần băng gíơ ra phía trước, tay lành của người bệnh đỡ tay đau, hoặc có người đỡ giúp.
Bắt đầu băng
Đặt đầu băng cách mỏm cụt 15cm, tay trái giữ đầu băng. Lăn cuộn băng lên trên mỏm cụt qua bên đối diện rồi lăn ngược lại (hồi quy) lần lượt sang hai bên. Vòng hai vòng qua đầu băng (tại điểm xuất phát).
Băng mỏm cụt
Lăn cuộn băng lên phía đầu mỏm cụt, lăn quanh mỏm cụt rồi lăn xuống điểm xuất phát bên đối diện, rồi lăn ngược lại qua mỏm cụt, cứ như thế toả sang hai bên cho đến khi kín mỏm cụt (hồi quy).
Lăn hai vòng tại điểm xuất phát. Tiếp tục lăn cuộn băng vòng quanh đầu mỏm cụt rồi trở lại vị trí khoá lăn một vòng. Cứ như thế băng theo kiểu số 8 cho đến khi kín lớp băng hổi quy.
Cố định
Băng cố định ở điểm xuất phát (2 vòng) theo kiểu băng vòng, rồi cài ghim hoặc buộc.
Kiểm tra tuần hoàn
Hỏi người bệnh xem có đau, có cảm giác tê ở tay không. So sánh với chi lành.
Thu dọn dụng cụ
Bỏ vào thùng rác các vật dụng bỏ đi và cất vào chỗ quy định những vật dụng có thể dùng lại.
Ghi hồ sơ
Tinh trạng vết thương (trước và sau băng).
Cách thức xử lý.
Ngày, giờ, và tên người xử lý.
Các bước tiến hành băng cẳng tay:
Chuẩn bị dụng cụ
Gạc, băng cuộn có chiều rộng khoảng 3-5 cm, ghim cái, kéo.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm Đặt bàn tay cẩn băng giơ ra phía trước, bàn tay úp, tay lành của người bệnh đỡ tay đau, hoặc có người trợ giup.
Bắt đầu băng
Băng hai vòng ở phía cổ tay, phía dưới vết thương (vòng khoá).
Băng cẳng tay
Lăn băng chếch lên phía trên, ra sau rồi vể phía trước, sau đó gấp trả xuống phía dưới, rồi lại vòng ra phía sau, chếch lên trên tiếp tục ra phía trước (kiểu băng chữ nhân gấp lại). Cứ như thế băng cho đến khi kín vết thương.
Cố định
Băng cố định ở phía trên cẳng tay (2 vòng) theo kiểu băng vòng, rồi cài ghim hoặc buộc.
Kiểm tra tuần hoàn
Hỏi người bệnh xem có đau, có cảm giác tê ở ngón tay không. Sờ bàn tay có lạnh không, đầu chi xem có tím không. So sánh với chi lành.
Thu dọn dụng cụ
Bỏ vào thùng rác các vật dụng bỏ đi và cất vào chỗ quy định những vật dụng có thể dùng lại.
Ghi hồ sơ
Tình trạng vết thương (trước và sau băng).
Cách thức xử lý.
Ngày, giờ, và tên người xử lý.
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Băng Vết Thương ở Cẳng Tay
-
Kỹ Thuật Cơ Bản Băng Bó Các Vết Thương
-
Kỹ Thuật Băng Như Thế Nào? - URGO
-
Băng Vết Thương - Viện Y Học Bản địa Việt Nam
-
ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT BĂNG BÓ - Ebook Y Học - Y Khoa
-
[PPT] KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến Thức
-
[PDF] Cấp Cứu Ban đầu Vết Thương Chiến Tranh
-
BĂNG CUỘN - Health Việt Nam
-
Băng Bó Tay Sau Khi Bị Thương | Vinmec
-
Kĩ Thuật Băng Vết Thương ở Cẳng Tay Bằng Kiểu Băng Số 8 - YouTube
-
Tài Liệu Các Kỹ Thuật Băng Cơ Bản Ppt - 123doc
-
Nêu Các Loại Băng Và Kĩ Thuật Các Kiểu Băng Cơ Bản | Tech12h
-
Những Cách Băng Bó Vết Thương Cơ Bản | VTC Now - YouTube
-
Kỹ Thuật Sơ Cứu Gãy Xương