Kỹ Thuật Cơ Bản Băng Bó Các Vết Thương

1. Mục đích

  • Che kín vết thương, hạn chế vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào vếtthương gây nhiễm trùng và góp phần vào việc làm vết thương mau lành.
  • Băng vết thương còn có tác dụng cầm máu, giảm đau.

2. Nguyên tắc

Băng kín vết thương.

  • Băng đủ chặt, không để băng lỏng để gây chảy máu hoặc tuột băngtrong quá trình vận chuyển. Không buộc chặt quá sẽ gây rối loạn tuầnhoàn máu.
  • Không làm làm bẩn vết thương trong quá trình băng.
  • Băng sớm mất ít máu, giảm đau và tránh ô nhiểm vết thương.

Các loại băng:

  • Băng cá nhân
  • Băng cuộn: chiều dài 4 – 5m, rộng 6 – 8cm.
  • Băng tam giác: Là loại băng làm bằng vải mềm hình tam giác có đínhthêm dải ở 3 góc, băng có kích thước đa dạng, dể sử dụng, thường có kíchthước như sau: đáy tam giác 1m, chiều cao 0,5m, dải ở 3 góc.
  • Ưu điểm: Băng nhanh chóng, băng được nhiều dạng vết thương.
  • Nhược điểm: Băng cầm máu kém vì không có nhiều lớp vải ép vết thương như băng cuộn.

Một số kiểu băng cơ bản bằng băng cuộn và băng cá nhân:

Khi sử dụng băng cá nhân và băng cuộn có các kiểu băng như: Băng vòng trong, băng vòng xoắn, băng số 8, băng vòng xoắn có nếp gấp, băng kiểu đặc biệt.

1. Băng vòng xoắn

Băng vòng xoắn là đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn chiếc lò xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây.

Cách băng

  • Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt gạc phủkín miệng vết thương )tay trái quay đầu cuộn băng ,tay phải giữ cuộnbăng ngửa lên trên .
  • Đặt 2-3 đầu tiên quấn đè lên nhau để giữ chặt đầu băng,cuộn nhiềucuộn băng từ dưới lên trên ,vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băngtrước cho đến khi vết thương được phủ kín .
  • Đầu cuối của băng được cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim hoặcxẻ đôi đầu cuộn băng đó buộc chặt vừa phải ở phía đầu vết thương.

Ưu điểm: nhanh, đơn giản, dễ làm.

Nhược điểm: Không sử dụng rộng rải trên các bộ phận cơ thể, đăc biệt là bộ phận đầu, vai, bẹn…

Chú ý: Kiểu băng này thường được áp dụng ở đoạn chitrên ,chi dưới ,vùng ngực bụng .Các vòng băng phải quấn đều nhau và xiếttương đối chặt.

2. Băng số 8

Băng số 8 là kiểu băng đưa cuận băng vòng theo hình số 8 . Kiểu nàyphức tạp hơn nhưng rất phù hợp với những vết thương ở vùng vai, cẳng taygót chân ,đùi ,cẳng chân…tùy theo vị trí băng mà đưa cuận băng theohình số 8 to nhỏ khác nhau.

Cách băng

  • Băng kiểu số 8 ,băng 2-3 vòng đầu đè lên nhau để cố định đoạn đầubăng sau đó băng nhiều vòng quanh chi theo hình số 8, đường băng bắtchéo nhau mặt trước đoạn chi, băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòngsố 8, vòng băng sau đè lên vòng băng trước 2/3 chiều ngang của băng.
  • Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu còn lại của cuận băng, kiểu băng này có thể áp dụng tốt ở tất cả các đoạn chi.

1.Băng trán (băng kiểu vành khăn)

  • Đưa cuộn băng đi theo vòng tròntừ trán ra sau gáy sao cho đường băng trán nhích dần từ trên xuống dướivà đường băng sau gáy nhích dần từ dưới lên trên, cứ như vậy cho tớikhi kín vết thương thì cố định lại.

2.Băng đầu

  • Buộc đầu ngoài của cuộn băng vào vai trái làm điểm tựa. Đưa cuộnbăng vắt ngang qua đầu từ trái qua phải và làm một quai xoắn ở mang taiphải.
  • Đưa cuộn băng theo vòng trònquanh đầu, sau đó băng qua đầu từ phảisang trái và kế tiếp là từ trái sang phải, xoắn qua hai đầu băng ở bênmang tai, các đường băng nhích dần lên giữa và ra sau gáy.
  • Buộc đầu cuối cùng của cuộn băng với đầu ngoài của vai trái thành vòng vai mũ dưới cằm.

3. Băng một mắt

  • Băng cố định một vòng trên trán ( trên tai ), sau đó đưa cuộn băngđi một vòng bắt chéo qua mắt bị thương và đi qua dưới tai rồi tiếp tụcmột vòng quanh trán, một vòng qua mắt nhích dần lên, cứ như vậy đến khinào kín vết thương thì cố định đường băng lại.

4. Băng vai nách

  • Băng một hoặc hai vòng đầu tiên cánh tay bị thương để cố định đầu băng.
  • Đưa cuộn băng đi theo hình số 8,hai vòng của số 8 luồn dưới 2 náchvà bắt chéo ở vùng vai bị thương, buộc hoặc cài kim băng đầu cuối củađoạn băng.

5. Băng một bên ngực

Băng một vòng ngang ngực ,một vòng lên vai theo chiều hướng đi lên khi nào hết băng thì cố định đoạn cuối của băng lại.

6. Băng xuyên ngực

  • Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái, vòng ra sau lưng ,đầu băng để thừa một đoạn để buộc.
  • Băng theo kiểu vòng xoắn quanh ngực từ dưới lên trên, các vòng băng xiết tương đối chặt ,nhất là đối với các vết thương ngực hở.
  • Đường băng cuối cho vòng ra sau lưng ,vắt qua vai phải ,ra trước để buộc với đầu băng kia.
  • Khi có vết thương ngực hở ,máu và không khí phì ra ngoài qua miệngvết thương, phải khẩn trương tiến hành băng kín ,nhằm cứu sống tính mạngngười bị thương

Thứ tự thao tác băng kín vết thương hở như sau:

  • Bộc lộ vết thương bằng cách vén áo hoặc cởi áo.
  • Đặt gạc vi khuẩn phủ kín vết thương ,đồng thời dùng lòng bàn tay épchặt miếng gạc vào thành ngực cho màu và không khí không phì ra ngoài.

7. Băng đầu gối

  • Vòng băng đầu qua giữa gối ,các vòng băng sau đưa liên tiếp một vòngtrên gối ,lại một vòng dướigối (cũng có thể băng đầu gối theo kiểu số 8bắt chéo trước gối).

8. Băng cẳng chân

  • Băng 2 vòng đầu phía trên cổ chân cố định lên nhau để cố định đầubăng, sau đó đưa cuộn băng đi theo hình số 8, mặt băng cắt chéo nhau mặttrước cẳng chân, băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8 , số 8sau đè lên số 8 trước . Dùng kim băng hoặc buộc cố định đầu cuối củacuộn băng.

9. Băng bụng

  • Tùy theo vết thương to hay nhỏ mà ta lấy tô hay chén chụp lên vết thương sau đó băng như băng đầu gối.

10. Băng bàn chân

  • Băng vòng tròn đầu tiên ở sát đầu ngón chân. Đưa cuộn băng đi theohình số 8,vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu chân. Buộc hoặc cài kim băngở đầu cuối cuộn băng.

Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Băng Vết Thương ở Cẳng Tay