Kỹ Thuật Câu Cá Vược (Chẽm) Bằng Mồi Giả
Có thể bạn quan tâm
Vài điều sơ lược về kỹ thuật câu lure cá vược cơ bản
Nếu các bạn đã từng thử câu mồi giả, các bạn sẽ thấy có cả trăm loại mồi đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức phục vụ cho việc câu này. Hãy dành chút thời gian và cùng chia sẻ nhé, bài viết này có thể sẽ mang tới cho bạn một chút hiểu biết hơn về hình thức câu mồi giả.
Đầu tiên, chúng ta sẽ hướng sự tập trung vào một loại cá quen thuộc nhất đó là cá vược. Phần lớn trong suốt thời gian kiếm ăn, cá vược thường có xu hướng kiếm mồi ở những tầng nước trung bình và gần tầm mặt nước (1m đến 6m nước).
Mồi Lure
Chúng ta hãy bàn kỹ hơn 1 chút về loại mồi crankbait nhé. Đặc thù là loại cá mồi có môi bằng nhựa trong, loại cá mồi này có thể lặn sâu trong suốt thời gian chúng ta thu dây về. Chúng thường có mình nhỏ, giống hình cá trích, và thường có tốc độ lặn sâu khoảng 30cm trên một giây đồng hồ. Crankbaits là loại mồi được các tay câu lão luyện ưa dùng bởi vì khi chúng ở dưới nước thì có tính năng hoạt động giống mấy chú chó cứ thích nhảy choi choi đuổi chim bắt bướm, và cách vận động này của mồi crankbait sẽ kích thích tính hung dữ của đám cá vược. Một trong những thuận lợi nhất khi sử dụng loại mồi này (đặc biệt là loại chuyên được thiết kế để lặn sâu) là hầu như phù hợp với tất cả các vùng nước mà bạn có thể tới câu, và không quan tâm lắm tới cấu trúc đáy biển. Đồng thời, thích hợp cho những chú vược ở các tầng nước khoảng 6m đến tầng mặt.
Mồi crankbait được thiết kế theo kiểu chuyển động đa dạng, và khi người câu dùng kỹ thuật thu hồi dây đều tay và nhẹ nhàng, cái môi nhựa chìa ra sẽ giúp chúng dễ dàng lặn sâu hơn các loại mồi khác. Một điều nữa, điểm đặc trưng của hầu hết các loại mồi giả nói chung và mồi crankbait nói riêng là loại mồi phản ứng, có nghĩa là chú vược sẽ không tấn công con mồi vì chúng chẳng bao giờ để ý tới lũ cá xung quanh, nhưng chú vược sẽ tấn công con cá mồi vì chú ta cảm thấy bị “xúc phạm” khi có cái con gì đó “ hiên ngang” vượt mặt.
Độ lặn sâu của mồi crankbait
Độ sâu mà con mồi crankbait sẽ lặn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích cỡ dây câu, thiết kế của con mồi và tốc độ thu hồi dây. Tổng quan, mồi crankbait sẽ lặn sâu hơn khi sử dụng với tốc độ thu dây chậm, cùng với dây câu nhẹ, và với một khoảng cách mồi được quăng xa thích hợp. Bên cạnh đó, như đã nói bên trên, mồi crankbait có môi nhựa dài sẽ lặn sâu và có một chu kỳ lắc mình lớn hơn loại crankbait có môi nhỏ hoặc không có môi. Do đó, để có được một độ sâu tối ưu cho mồi crankbait, hãy sử dụng dây câu nhẹ, nhưng không được quá nhẹ, tối thiểu là loại dây có lực kéo khoảng 4.5kg (10Lb). Loại dây có tính năng co giãn cao cũng thường được sử dụng nhiều. Đồng thời, nên luôn thay đổi độ lặn sâu của mồi crankbait bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp đầu cần câu kết hợp cùng tốc độ thu hồi dây tương ứng.
Một số cách thu hồi dây đơn giản và hiệu quả:
“Quỳ và quay” : Với cần câu dài, sử dụng loại crankbait có thiết kế để lặn sâu và thường xuyên nhúng đầu cần xuống mặt nước để tăng thêm được vài cm độ sâu cho mồi.
“Dừng và chạy”: Quay nhanh máy câu vài vòng tua, rồi dừng lại vài giây. Điều này làm cho mồi crankbait sẽ dừng đột ngột, rơi tự do một vài giây đồng hồ rồi sau đó lại phóng vọt đi một cách tự nhiên (theo tốc độ thu dây của người câu trên bờ). Tiếp tục quay máy câu, và lặp lại.
Màu sắc mồi cranbait
Màu sắc của con mồi rất quan trọng khi mà chúng “rất cần” được nhận biết trong làn nước xanh trong, hoặc đục mờ mờ. Đối với cá vược, mồi crankbait nên được kết hợp theo những nguyên tắc phối màu chung. Những màu phổ biến nhất của mồi cranbait nên có trong hộp đồ câu của bạn là màu bạc và đen (mô hình cá trích); xanh lá và bạc (mô hình cá trích vùng Tenessee); màu nhũ vàng; màu cam và nâu (mô hình tôm lóng)…hoặc nếu khu vực bạn muốn câu có ánh hắt vàng, hãy dùng mồi crankbait có màu vàng kim.
Những loại mồi có màu phản quang có hiệu quả trong nhiều môi trường và điều kiện câu. Một loại màu kết hợp rất phổ biến khác nữa là xanh lá phản quang (tương tự màu lục nhạt của cá trích cao su…); hoặc mồi crankbait có bụng vàng với mình chấm đen sẽ phù hợp trong nước đục hoặc trong những ngày có nhiều mây; Nhưng, trớ trêu là có tới 80% những lần cá hớp mồi lại xuất phát từ kỹ thuật thu hồi dây của bạn mà không phải là từ màu sắc của mồi!
Kinh nghiệm
– Để hấp dẫn cá vược hơn, hãy vừa lắc tay vừa thu hồi dây. – Nếu cá mồi ‘rẽ” phải, hướng dây câu sang trái và ngược lại.– Để có cảm giác tốt hơn, cầm cần câu thấp tay, giữ góc 90 độ giữa dây và cần câu (hãy làm thử nhiều lần)– Khi có cảm nhận cá vược đã đớp mồi, đừng giật xốc cá mà hãy quay nhanh tay máy câu, mấy lưỡi câu ba tiêu nhỏ bé đi cùng mồi rất dễ…đi theo cá khi bị giật mạnh.– Thường xuyên kiểm tra dây câu/thẻo câu của bạn khi sử dụng với mồi crankbait, khi mà những rạng đá, vài hòn sỏi nhỏ …sẽ làm xơ dây câu của bạn rất nhanh– Nếu sự rung/lắc của cá mồi thay đổi, có nghĩa mồi của bạn đã vướng vào đâu đó . Nếu không còn cảm nhận được sự rung/lắc từ con mồi, có thể bạn đã dính cá.– Xả bớt mobin máy câu khi mà con bass đã được kéo tới gần thuyền/bờ.– Hãy tập trung vào tốc độ thu hồi dây cũng như luôn quan tâm tới độ sâu của khu vực bạn đang câu.
Từ khóa » Câu Cá Vược Biển
-
Cách Làm Mồi Câu Cá Vược [Cách Câu Cá Vược Chuẩn đơn Giản Mà ...
-
Tìm Hiểu Kỹ Thuật Câu Cá Vược - Đời Sống 24
-
Nghệ Thuật Câu Cá Vược Cho Những Kẻ đi Săn
-
Mồi Câu Cá Vược Nhạy Nhất Giảm Giá Lên Đến 60%
-
Mồi Câu Cá Vược: Cách Làm đơn Giản - Farmvina Nông Nghiệp
-
Kinh Nghiệm Câu Cá Chẽm Siêu Nhạy Cho Cần Thủ
-
Cách Làm Mồi Câu Chẽm (Vược) đơn Giản, Cam Kết Hiệu Quả 100%
-
Làm Cách Nào Để Câu Cá Vược Trên Sông ? - YouTube
-
Khám Phá Cách Làm Mồi Câu Cá Chẽm Cực Nhạy Có Một Không Hai
-
Tìm Hiểu Tập Tính Ăn Mồi Của Cá Vược Theo Mùa
-
Cách Câu Cá Chẽm Nước Lợ
-
Cách Làm Mồi để Câu Cá Chẽm ( Hay Còn Gọi Là Cá Vược) Hiệu Quả Nhất
-
Kinh Nghiệm Câu Lure Cá Chẽm Và Tư Vấn Chọn Cần Câu Cá Chẽm Tốt