Nghệ Thuật Câu Cá Vược Cho Những Kẻ đi Săn

Cách câu cá vược
Kỹ thuật câu cá vược cực đỉnh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá vược là loài cá dữ vì vậy để câu được không phải là chuyện đơn giản. Sau đây agri xin mách nước cho bạn cách để câu cá vược dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ thành công.!

Nội dung chính

Tìm cá vược ở đâu?

Cá vược thì có quanh năm nhưng mỗi thời điểm chúng lại trú ngụ ở những nơi khác nhau, nhưng nếu câu vào mùa thu chắc chắn sẽ thấy nhiều cá vược hơn đấy!

Cá vược thường sống ở những nơi như bờ đá, gốc cây,…dễ dàng ẩn nấp để tấn công con mồi. Ngoài ra các cần thủ cũng có thể tìm thấy cá ở cửa sông, cửa biển hay kênh đào, cá vược di chuyển xuôi dòng.

Môi trường sống của cá chẽm, cá vược rất phong phú nhưng địa điểm tốt nhất cho chúng ta là các bờ đá, vùng có cây cối xum xuế là những chỗ lý tưởng để cá trú ngụ.

Khi nào vác cần đi câu cá vược là tốt nhất?

Câu cá lúc nào tốt nhất
Thời điểm tốt nhất để câu cá

Câu cá nào cũng vậy, không phải cứ thích là vác cần đi câu ngay được. Là một người câu cá chuyên nghiệp, cần nắm bắt được tập tính của con cá mình muốn câu từ đó có biện pháp tốt nhất để câu cá.

Đối với cá chẽm, thời điểm tốt nhất để câu là những ngày ít nắng, mát mẻ, sau những cơn mưa lớn vì lúc đó cá nhiều. Cụ thể là nên câu vào mùa thu vì lúc đó nước hồ dịu mát, cá vược đi kiếm ăn rất nhiều. Còn mùa hè thì chúng lặn dưới tầng sâu, mùa đông rất ít bơi trên mặt nước đớp mồi.

Theo kinh nghiệm nếu câu ở sông và cửa sông thì nên tránh ngày rằm, 30 âm lịch vì những ngày này nước rất lớn, khó câu được cá. Ở miền Nam ngày 25 – 26 âm lịch là lúc tốt nhất để câu cá chẽm.

Dân gian có câu “hăm bốn nước ngầm, hăm lăm nước dậy hay mười bảy nước nhảy qua bờ”, và theo kinh nghiệm của các câu thủ thì vào những ngày nước ngầm (tức 24) và nước dậy (tức 25) là những lúc cá đông, tập trung cắn mồi nhiều.

Nói chung tùy vị trí địa lý, gió cũng như dòng chảy của nước để “tính” được ngày đi câu tốt nhất. Và đương nhiên giữa các miền cũng có những điều kiện khác nhau.

Còn đối với thời gian trong ngày thì tốt nhất nên đi vào những lúc trời mát, mùa hè thì đi vào sáng sớm, mùa xuân và mùa thu thì có thể vác câu đi cả ngày! Nhưng dù đam mê nhưng không phải lúc nào cũng rãnh để đi câu, vì vậy hãy chọn cho mình thời điểm trong ngày lý tưởng để đi săn cá vược nhé!

Chuẩn bị những gì để đi câu tốt nhất?

Yêu cầu về dụng cụ – trợ thủ đắc lực của dân câu cá

Để câu được cá chẽm, ngoài trang bị cho mình bộ cần đầy đủ để lên đường thì cần biết những lưu ý sau.

Cần câu cá

Đương nhiên đi câu thì không thể thiếu cần câu được. Không giống như cá đối chỉ cần một chai nước là có thể thu hoạch con mồi, nhưng cá vược thì khác, phải chọn cần câu phù hợp về độ cứng, độ dài để câu cá tốt nhất.

Nếu câu xa bờ thì độ dài của cần câu tốt nhất là 3m để có thể dễ dàng linh hoạt trong quá trình câu. Nếu câu ở những nơi có ao hồ nhỏ thì cần dài dưới 2m là đã ngon nghẻ rồi.

Còn về độ cứng, mới câu thì chọn cần có độ cứng vừa phải, lâu dần thì tăng độ cứng lên. Cá vược là loài cá dữ, được mệng danh là “cọp nước” và là bá chủ vùng non nước nên việc gãy cần là điều có thể xảy ra. Vì vậy tùy điều kiện mà xem xét độ cứng của cần sao cho phù hợp nhé.

Bên cạnh đó nên chọn cần nặng khoảng 300g để câu vược để không bị mỏi tay khi câu trong thời gian dài.

Lưỡi câu cá

Như ta đã biết thì cá chẽm là một chiến binh hung tợn, kích thước lớn vì vậy hãy trang bị cho mình loại lưỡi câu vừa cứng vừa lớn để dễ dàng câu cá mà không bị chóng đứt!

Đồ gỡ lưỡi

Vì cá chẽm háu ăn lắm nên đôi khi chúng sẽ ăn cá mồi lẫn lưỡi câu, đồ gỡ lưỡi sẽ giúp chúng ta tách cá ra. Hoặc có thể sử dụng que cứng đưa vào miệng con cá, dọc theo dây câu quay 1 vòng lưỡi sẽ tự bung ra.

Thẻo câu

Thẻo câu phải thật chắc chắn vì cá vược có răng nhỏ li ti và hai cái mang rất sắc có thể làm đứt thẻo câu, không nên sử dụng thẻo làm bằng dây chùng rất dễ đứt.

Mồi câu cá – không thể thiếu trong những chuyến đi câu

Câu cá vược thì có hai loại mồi phổ biến là mồi thật và mồi giả. Cá vược có tập tính săn mồi mạnh mẽ, có thể săn những con mồi có kích cỡ bằng chúng, vì vậy chúng ưa những con mồi tươi sống ngon nghẻ (tôm, cá đối…). Thế nhưng dùng mồi câu giả (mồi lure) cũng rất hiệu quả và được nhiều người lựa chọn.

Cách móc mồi tôm sống sao cho sống lâu

Móc mồi tôm vào lưỡi thì dễ ai cũng làm được, nhưng móc sao cho tôm vẫn còn sống, cá đớp mồi là mắc câu ngay thì là cả một nghệ thuật!

Đối với tôm nhỏ thì chỉ cần dùng 2 lưỡi, tôm to thì mới sử dụng đến lưỡi thứ 3 để tôm lâu chết, dễ dàng thu hút cá vược đớp mồi.

Cách móc tôm cũng phải bài bản: móc 1 lưỡi vào đốt thứ 3 từ phía đuôi tính lên đầu, tránh móc vào đường gân chính giữa lưng để tôm sống lâu, lưỡi còn lại móc vào phần sừng cứng của mồi tôm. Lưỡi câu móc qua cả phần đuôi tôm, lưỡi lộ ra cũng không có vấn đề gì, đừng lo lắng lộ lưỡi câu ra ngoài thì cá sẽ không đớp mồi.

Còn nếu muốn giấu lưỡi câu thì móc một lưỡi vào đốt đuôi, giấu lưỡi vào đuôi là được rồi!

Mồi câu cá vược bằng mồi lure

Mồi câu lure
Mồi câu giả

Có một sự thật là mắt của cá vược rất tinh và có thể nhận biết được nhiều màu sắc, vì vậy màu sắc của mồi lure rất quan trọng, chọn các loại mồi sao cho chân thật nếu không sẽ bị phát hiện ra ngay!

Bật mí cách chọn màu sắc mồi câu lure như sau:

– Nếu câu ở vùng nước tối thì dùng mồi lure có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt

– Nếu câu ở vùng nước trong thì chọn mồi lure có màu nhẹ nhàng, tinh tế, lúc này cá vược có thể nhìn rõ mồi rất tốt nên chọn mồi càng chân thật càng tốt

– Màu lục nhạt, vàng tươi…thu hút cá vược hơn các màu ngà, màu khói đấy! Ở trong vùng nước đục thì sự lựa chọn tốt nhất là màu sậm.

Kỹ thuật câu cá vược hiệu quả

Trong câu cá vược thì kỹ thuật lure được sử dụng nhiều nhất. Kỹ thuật câu lure được thực hiện như sau:

Đầu tiên hãy quăng mồi, sau đó rê mồi đến nơi trú ẩn của cá vược thì tỉ lệ cắn câu sẽ cao hơn

– Tư thế câu: Cầm thấp tay, giữ cần và dây câi một góc 90 độ

– Kéo mồi: Nếu thấy mồi trôi sang trái thì quay dây sang phải, còn nếu mồi trôi sang phải thì hướng dây câu về phía ngược lại

– Khi cảm thấy cá đớp mồi không được giật mạnh, liên tục lắc tay đồng thời thu dây lại, tập trung vào tốc độ thu hồi dây

Tổng kết lại kinh nghiệm câu cá vược tốt nhất!

Tính con nước

Các câu thủ phương Tây quan niệm nếu biết cách tính con nước sẽ câu cá hiệu quả nhất, bắt được nhiều cá hơn. Con nước hiểu nôm na là chiều nước lên và chiều nước xuống.

Khi nước xuống cá vược rình rập săn mồi còn khi nước lên chúng có xu hướng tấn công con mồi mạnh mẽ và dứt khoát. Đối với các câu thủ phương Tây, lúc nước xuống họ sẽ thử câu ở những chỗ ít đá, còn nước lên câu ở chỗ nhiều đá, nước thoáng.

Ngoài ra họ còn chia sẻ rằng cá vược không ăn mồi nếu nước chảy chậm hơn bình thường. Kết quả cho thấy nhiều người thành công câu được nhiều cá. Quả là thông tin vô cùng hữu ích!

Chọn màu nước

Nếu biết cách nhìn màu nước thì việc câu cá vược khủng sẽ là một điều dễ dàng! Đối với màu nước, hãy chọn những vùng có màu như sau:

  • Nước màu xanh, có sóng nhẹ
  • Nước xanh lá hơi lăn tăn và có sóng nhẹ
  • Nước có màu nâu không có vật nổi lơ lửng thường nhiều cá vì vùng nước này nhiều phừ sa
  • Nước màu tanin

Về tập tính

Cá vược có thể đi từng nhóm hoặc đi lẻ. Nếu đi cùng nhóm thì dễ câu hơn vì chúng sẽ tấn công con mồi nào mà chúng bắt gặp. Còn những con “đánh lẻ” thì rất khó bắt vì chúng rất ranh ma và cẩn thận, lúc đó phải chuẩn bị mồi câu độc khiến chúng không cưỡng lại được mà mắc câu.

Cách câu cá vược
Kỹ thuật câu cá vược cực đỉnh

Cuối cùng, điều cần chuẩn bị chính là một tâm thế thật vui vẻ và thoải mái. Nếu câu được thì là một thành tựu to lớn còn không thì chúng ta cũng đã có một trải nghiệm tuyệt vời. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Câu Cá Vược Biển