Kỹ Thuật Câu Đài Toàn Tập (Phần 5) - Đồ Câu Trung Đức

Dây Linh trong câu Đài

Mối quan hệ giữa dây linh và độ nhạy bộ thẻo câu

Khi câu đáy bằng cần câu tay, cách câu khi mà chì nằm dưới đáy hồ gọi là cách câu truyền thống hay là cách câu chì nằm đáy, khi mà chì nằm lơ lửng gọi là cách câu chì treo hay còn gọi là cách câu theo kiểu Đài loan. Để tăng độ nhạy cho bộ thẻo câu trong cách câu sát đáy, có 2 cách: một là rút ngắn dây linh, hai là nâng độ cao của chì khỏi đáy hồ. Đa số bạn câu sử dụng cách đầu tiên. Trong cách câu truyền thống, ai cũng biết dây linh càng ngắn thì bộ thẻo câu càng nhạy. Khi câu cá lớn thì có thể sử dụng dây linh dài một tí. Để bộ thẻo câu đạt đến cực nhạy, người đã bỏ luôn dây linh, thay vào đó, người ta gắn chì trên thân lưỡi câu, gọi là triều thiên câu (1 loại lưỡi jig). Khi cá ăn mồi thì ngay tức thì truyền tín hiệu đến phao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lưỡi câu này là cá dễ dàng nhận ra vật lạ trên lưỡi câu, nếu giật cần chậm trễ thì cá sẽ nhả lưỡi câu. Cách thứ hai được ít người sử dụng do kỹ thuật còn hạn chế vì tăng độ cao của chì rất khó. Để làm được vậy, thân phao và đọt phao phải vừa đủ sao cho chì treo lơ lửng. Phao lớn thì khó mà đảm bảo lưỡi và mồi câu đụng đáy. Chỉ có sử dụng phao thích hợp và kỹ thuật chỉnh phao khoa học thì mới khiến cho chì treo lơ lửng, đồng thời lưỡi câu và mồi câu chìm xuống đáy.

Câu hỏi đặt ra là tại sao dây linh ngắn sẽ nhạy hơn dây linh dài?

Khi chì nằm dưới đáy hồ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền tín hiệu đến phao không phải là lưỡi và mồi câu, mà là chì. Trong một phạm vi nhất định, dù cho lưỡi và mồi câu chuyển động thế nào, chỉ cần không đụng đến chì thì phao sẽ không động đậy. Phạm vi này gọi là “khu vực mù”. Trong điều kiện đáy hồ bằng phẳng, phạm vi này là ½ hình cầu, với trọng tâm là chì, bán kính là độ dài dây linh. Do đó, khi độ dài dây linh càng ngắn thì khu vực mù càng nhỏ và bộ thẻo câu càng nhạy. Khi phao đủ lớn, nếu ta rút ngắn dây nước (độ dài dây giữa phao và chì), chì sẽ treo lơ lửng. Khi đó, ảnh hưởng đến tín hiệu phao không phải là lưỡi câu và mồi câu, mà vẫn là chì. Khi luỡi và mồi câu di chuyển nhưng không đụng đến chì thì phao vẫn không động đậy. Trong một phạm vi nhất định, khi dây linh thành một đường thẳng tiếp xúc với đáy hồ thì đồng nghĩa với dây linh đã ngắn đến mức tối thiểu. Hiệu quả thực tế của nó và triều thiên câu là giống nhau, chỉ cần lưỡi và mồi câu động đậy thì tín hiệu sẽ được truyền đến phao ngay tức thì. Điều này lý giải như sau, do lực nổi của phao và trọng lượng của chì cân bằng, cho nên lưỡi câu và mồi câu sẽ có chức năng như chì câu. Cho nên, dây linh dài trong câu Đài luôn nhạy hơn dây linh ngắn trong cách câu truyền thống. Tuy nhiên, dây linh trong câu Đài khác với triều thiên câu. Trong câu Đài vẫn tồn tại khu vực mù như là khi cá đưa mồi. Triều thiên câu không có khu vực mù nên cự ly đưa phao lớn. Hơn nữa, câu Đài thường sử dụng hai dây linh, hai dây đó lại tương tác khống chế lẫn nhau. Tóm lại, câu Đài thực chất là cách câu truyền thống không có dây linh, thừa kế ưu điểm của triều thiên câu, đồng thời khắc phục được vật lạ trên thân lưỡi câu của triều thiên câu. Đó là nguyên nhân làm cho câu Đài cực nhạy và luôn bắt được nhiều cá.

Độ dài dây linh

Độ dài dây linh thực chất là sự phối hợp hợp lý giữa phao, chì và lưỡi câu. Độ dài dây linh có mối quan hệ trực tiếp với trọng lượng chì, nơi câu và chủng loại cá. Thông thường, dây linh càng ngắn thì phao càng nhạy. Nhưng khi dây linh quá ngắn, miệng cá rất dễ đụng phải chì khi ăn mồi, cá phát hiện vật lạ thì sẽ bỏ đi. Tùy trường hợp mà chọn dây linh có độ dài thích hợp. Tại khu vực nước tĩnh lặng nên cá ăn mồi nhẹ nhàng. Thêm vào đó, ta thường sử dụng phao nhỏ và chì nhỏ. Cho nên, dây linh nên ngắn (vì chì nhỏ nên dây linh ngắn một tí cũng không sao). Tại khu vực nước chảy hay sông suối thì nên sử dụng dây linh dài. Tại khu vực ao hồ nhỏ, cá nhỏ thì nên sử dụng chì nhỏ và dây linh ngắn. Tại khu vực nước trong và cạn thì nên sử dụng dây linh dài. Tại khu vực nước đục nên sử dụng dây linh ngắn. Tại ao hồ không có cây cỏ hay chướng ngại vật thì dây linh nên dài. Ngược lại, dây linh nên ngắn. Câu bằng mồi bột hay ngũ cốc thì dây linh nên ngắn. Mồi thịt hay mồi sống thì dây linh nên dài. Nếu cá nhiều và cá sẽ tranh nhau ăn mồi thì nên sử dụng dây linh dài. Ngược lại, sử dụng dây linh ngắn. Dây linh thế nào gọi dài thế nào là ngắn thì mỗi người mỗi mỗi khác, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất. Nói một cách khách quan, dây linh dao động từ 3-30cm. Dây linh lớn hay nhỏ tùy thuôc vào người sử dụng, thông thường thì dây chủ lớn hơn dây linh khoảng 1,5 lần. Nhưng cũng có người sử dụng dây linh to và cứng hơn dây chủ (chủ yếu câu cá diếc hay câu lửng), vì khi đó cá ăn mồi, tín hiệu sẽ dễ dàng nhận biết hơn. Nếu câu cá lớn thì dây linh nên nhỏ hơn dây chủ. Dây linh mềm (dây bện) hay cứng thì mỗi cái có cái ưu nhược điểm. Dây linh cứng khi xuống nước sẽ không dễ bị vùi dưới sình lầy hay khe đá và cỏ, khuyết điểm là khi gặp cá lớn có răng bén thì rất dễ bị cắn đứt. Dây linh mềm thì khó bị cắn đứt, nhưng không thích hợp nơi có nhiều cỏ rác. Còn có một nhược điểm nữa là dây linh mềm truyền tín hiệu không tốt bằng dây linh cứng, tín hiệu của phao sẽ yếu và chậm hơn.

Phao và các tín hiệu của phao

Phân loại

Trong câu Đài thường sử dụng phao đứng, gồm 3 bộ phận: đọt phao, thân phao và chân phao. Phân loại như sau:

Phao thân dài và phao thân ngắn.

Phao chân dài và chân ngắn,

Phao có đọt phao cứng và đọt phao mềm.

Phao làm bằng lông khổng tước, gỗ Balsa, vật liệu tổng hợp…

Thông thường thì phao có thân ngắn và đọt phao cứng thì nhạy, phao có thân phao dài và đọt phao mềm thì độ ổn định cao. Nhưng đây cũng không phải là điều tuyệt đối. Phai tùy tình hình cá, thời tiết, loại cá, địa điểm câu mà chọn phao phù hợp.

Năm yếu tố quan trọng khi chọn phao

Phao phải chắc chắn

Có nghĩa là chọn phao được làm bằng vật liệu tốt, bền, chống được mưa gió, ngâm lâu trong nước, tránh được sự ăn mòn và va đập. Chỉ có cách chọn phao theo cảm giác mỗi người. Các cách để lựa chọn: – Phao phải có trọng lượng vừa phải, phao nặng quá thì lụt, nhẹ quá thì nổi. – Bẻ phao hơi cong để thử độ đàn hồi và xem phao có chắc chắn không. – Dùng tay búng vào phao, nghe âm vang của phao để xem phao đó là đặc hay bọng, chọn phao vừa đặc vừa bọng. – Bẻ cong chân phao để xem phao có chắc chắn không, chú ý là bẻ mạnh quá thì rất dễ gẫy phao.

Phao có độ nhạy cao

Tiêu chí đánh giá gồm: – Vật liệu làm phao nhẹ thì độ nổi lớn. – Đọt phao nhỏ thì chất lượng tốt. – Thân phao trôi truốt thì lực cản nước nhỏ. – Kết cấu phao hợp lý có nghĩa là dưới nặng trên nhẹ.

Không thấm nước và biến vị (sai số nấc phao)

Là yếu tố quan trọng để chọn phao. Vì vậy, một là mua phao của hãng sản xuất danh tiếng và độ thẩm mỹ cao. Hai là trước khi sử dụng, ngâm phao trong nước một thời gian để thử độ biến vị, nếu số nấc phao có sai số từ 1 nấc trở lên thì phao đó không sử dụng được.

Tải trọng (lực nổi) thích hợp

Nhiều người cho rằng thân phao càng nhỏ thì càng nhạy là một sai lầm. Phao nhạy hay lụt là quyết định ở sự thích hợp và sài tốt. Hơn nữa, lực nổi của phao đã được giảm đến mức tối thiểu và được cân bằng khi chỉnh phao bằng cách tăng giảm trọng lượng chì. Lực nổi thặng dư chỉ còn tùy thuộc vào độ nổi của đọt phao và vật liệu làm đọt phao.

Trong thực tế, nhiều người sử dụng phao rất lớn và chì có thể nặng vài lượng nhưng vẫn dính nhiều cá. Thật ra, người nào chỉ biết sử dụng phao nhỏ và chì nhỏ là độ nhạy cao thì sẽ nhận được kết quả ngược lại. Ví dụ như khi cá kéo phao thì nhạy, nhưng khi cá đưa phao thì không nhạy, khi có gió thì không nhạy, nước cạn thì nhạy, nước sâu thì không nhạy, mùa hè nhạy, mùa đông không nhạy, nước ốm nhạy, nước béo thì không nhạy. Cho nên, độ nổi của phao phải phù hợp, phải xem xét điểm câu, con người, cá, cự ly, khả năng quan sát, mà chọn phao thích hợp với tiêu chí là phao phải thích hợp và sử dụng tốt. 

Phao thẳng và đứng vững

Phao nhạy không có nghĩa là phao đứng vững vàng có nghĩa là phao chịu lực tác dụng không đồng đều, như thế sẽ làm cá hoảng sợ. Vững vàng có nghĩa là đọt, thân và chân phao kết cấu hợp lý. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá là hành trình lên xuống của phao phải nằm trên 1 đường thẳng đứng. Có 2 cách để thử: – Một là xoay phao và quan sát chuyển động của đầu phao, nếu không thấy rõ sự xoay tròn của đầu phao thì là phao tốt, nếu đường kính xoay tròn của đọt phao lớn hơn 2 mm thì phao đó không tốt. – Hai là thử phao trong nước, chỉnh phao 4 – 5 nấc phao, sau đó dùng ngón tay nhấn cho phao chìm xuống nước, quan sát sự xoay tròn và hành trình của phao nếu phao chuyển động vững vàng và trở về vị trí cũ thì là phao tốt.

Các tín hiệu thường gặp của phao

Dưới đây là 12 tín hiệu thường gặp của phao trong cách câu cơ bản chỉnh 4 câu 2. 1. Sau khi vung cần, lẽ ra là sau vài giây thì phao sẽ từ từ dựng thẳng đứng, nhưng sau vài giây mà phao vẫn nằm ngang, thường là do cá nhỏ ở trên tầng giữa trên ngậm mồi (ngoại trừ chì và lưỡi câu bị vướng vào cỏ rác), lúc này nên giật cần ngay. 2. Sau khi vung cần, phao chưa kịp trở thân mà đã di chuyển theo hướng tim sông nhanh chóng, là do cá trên tầng giữa tranh nhau ăn mồi và chạy đi, cũng có thể là cá trắm cỏ lớn đã nuốt lưỡi, nên lập tức giật cần. 3. Sau khi vung cần, phao dựng đứng và chìm xuống từ từ, nhưng chưa chìm đến 2 nấc phao thì thấy đọt phao di chuyển lên xuống là do cá ở tầng dưới giữa cắn mồi. Cách xử lý là đợi cho đến khi phao chìm xuống nhanh chóng thì giật cần, hoặc đợi đến khi đọt phao nổi lên vài nấc và không nổi lên nữa (đã ngưng) thì giật cần. 4. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, bất chợt mất phao, phần lớn không phải cá ăn mồi, mà là do cá vướng phải dây câu. Nếu câu ở nới sóng gió lớn, cũng có thể là cá đang ăn mồi. Cách xử lý là đợi 1 – 2 giây, nếu không thấy phao nhô lên khỏi mặt nước thì giật cần ngay. 5. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, nổi lên thêm 1/2 – 1 nấc phao rồi lại trở về 2 nấc phao. Đó là do cá đang ăn xung quanh mồi câu, khoáy động vùng nước xung quanh chứ không phải tín hiệu cá ăn mồi, lúc này không nên giật cần. Nhưng điều này chứng tỏ phao rất nhạy. 6. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao nổi lên khoảng vài nấc rồi chìm xuống vài nấc. Chờ đến khi phao nổi lên vài nấc thì chuẩn bị tư thế, khi phao chìm xuống mạnh mẽ thì giật cần ngay. 7. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao nổi lên từ từ, nhưng sự nổi lên đó chưa dừng lại thì đột nhiên chìm xuống mạnh mẽ. Rất có thể là 2 con cá trước sau cắn 2 cục mồi câu, nên chờ đến khi phao chìm xuống mạnh mẽ thì giật cần ngay, có thể sẽ dính 2 con cá cùng lúc. 8. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, chưa thấy tín hiệu chìm phao, đọt phao nổi lên từ từ đến 3 – 4 nấc phao cho đến khi sự nổi lên này dừng hẳn. Phần lớn là tín hiệu cá ăn mồi, bất kể phao nổi lên mấy nấc, chỉ cần sự nổi lên là dừng hẳn thì lập tức giật cần. Nhưng chú ý là khi phao còn đang nổi lên thì đừng nên giật cần. 9. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao chìm từ từ còn 1 nấc phao hay chìm hẳn, nhưng không chìm mạnh mẽ. Mà sau đó lại trở lại 2 nấc phao. Đây là tín hiệu giả, thường là do dây gió (đoạn dây từ phao đến đầu cần câu) chưa bị nhấn chìm xuống nước, do bị ảnh hưởng bởi gió hay dòng nước chảy, làm cho phao không ổn định. Lúc này không nên giật cần, mà nên nhấn dây gió xuống nước để ổn định phao. 10. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, rồi tự dưng nổi lên 3 – 4 nấc phao, có 3 trường hợp: một là mồi đã bị rã 1 phần nào đó, hai là 2 cục mồi câu đã tan rã hoàn toàn nên phao nổi lên 4 nấc phao, ba là cá nhỏ ăn mồi nhưng mồi vẫn kẹt trong miệng và nuốt không được cục mồi. Cách xử lý là di chuyển cần câu 20 cm để nhấn chìm phao. Nếu sau khi phao bị nhấn chìm mà vẫn nổi lên 4 nấc phao thì chứng tỏ đã hết mồi câu. Nếu trong quá trình di chuyển, thấy phao chìm xuống mạnh mẽ thì có thể là cá đã mắc câu, nên giật cần ngay. 11. Sau khi vung cần, phao chỉ chìm đến 4 nấc phao thay vì 2 nấc phao, có thể là do mồi quá mềm, trong quá trình chìm phao đã bị tan rã hoặc bị cá ăn hết (thường xảy ra nơi có sóng gió), cũng có thể do đáy hồ không bằng phẳng mà tạo ra. Cách xử lý là kéo phao ra sau 1 tí để phao chìm xuống còn 2 nấc phao, nếu phao vẫn nổi lên 4 nấc phao thì nên thay mồi ngay. 12. Khi phao đang ổn định ở 2 nấc phao, phao không di chuyển lên xuống mà là nghiêng trái nghiêng phải. Đây không phải là tín hiệu cá ăn mồi. Là do cá ở tầng dưới bơi lội hay kiếm ăn mà làm khoáy động nước, khiến cho chì di chuyển mà làm cho phao nghiêng ngã. Hai là do cá nhỏ ở tầng trên phá dây và phao mà ra. Lúc này tuyệt đối không được giật cần.

Tìm hiểu ngay: Một số sản phẩm đồ câu cá hot nhất năm 2020

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
  • LinkedIn
  • Pinterest
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Câu đài Nghĩa Là Gì