TỔNG QUAN & HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT CÂU ĐÀI | Phần 2
Có thể bạn quan tâm
Nguyên lý áp dụng
- Tuân theo Định luật Ascimet: Lực đẩy tác dụng lên vật bằng trọng lực phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do đó, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều thì lực đẩy tác dụng lên phao càng lớn.
- Lưu ý rằng lực đẩy này khác với lực nổi thặng dư của phao. Lực nổi thặng dư càng lớn khi số nấc phao càng cao. Ví dụ, khi chỉnh 8 câu 2, lực đẩy là 6 nấc phao, lực nổi thặng dư khi câu là 2 nấc phao.
- Định luật II Newton: F = m.a (Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật, tức là vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc nhỏ hay càng khó làm thay đổi vận tốc của nó.)
Một số quan điểm trong câu Đài
- Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng lớn thì càng nhạy.
- Quan điểm cho rằng số nấc phao chỉnh càng nhỏ thì càng nhạy.
- Thực tế thì chỉnh phao không thể nói được bộ câu đó là nhạy hay lụt. Các quan điểm sau đây được chấp nhận rộng rãi nhất vì sự khoa học của nó.
- Quan điểm cho rằng số nấc phao khi chỉnh càng lớn thì càng nhạy. Ngược lại, số nấc phao khi câu càng nhỏ thì càng nhạy.
Vì khi số nấc phao chỉnh lớn, thì sức nổi của phao sẽ lớn, cá đụng nhẹ cục mồi thì phao sẽ phản ứng lại liền, đó là chỉnh nhạy. Ngược lại, theo Định luật Acsimet, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều (số nấc phao câu càng nhỏ) thì lực đẩy Acsimet làm cho phao nổi lên càng lớn, đó chính là câu nhạy.
Từ đó, sẽ có 4 trường hợp áp dụng theo quan điểm này
- Tuân theo Định luật Ascimet: Lực đẩy tác dụng lên vật bằng trọng lực phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do đó, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều thì lực đẩy tác dụng lên phao càng lớn.
- Lưu ý rằng lực đẩy này khác với lực nổi thặng dư của phao. Lực nổi thặng dư càng lớn khi số nấc phao càng cao. Ví dụ, khi chỉnh 8 câu 2, lực đẩy là 6 nấc phao, lực nổi thặng dư khi câu là 2 nấc phao.
- Định luật II Newton: F = m.a (Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật, tức là vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc nhỏ hay càng khó làm thay đổi vận tốc của nó.)
Vì khi số nấc phao chỉnh lớn, thì sức nổi của phao sẽ lớn, cá đụng nhẹ cục mồi thì phao sẽ phản ứng lại liền, đó là chỉnh nhạy. Ngược lại, theo Định luật Acsimet, khi số nấc phao bị dìm xuống nước càng nhiều (số nấc phao câu càng nhỏ) thì lực đẩy Acsimet làm cho phao nổi lên càng lớn, đó chính là câu nhạy.
Từ đó, sẽ có 4 trường hợp áp dụng theo quan điểm này
- Chỉnh nhạy câu nhạy khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu nhỏ.
- Trường hợp áp dụng: Cá hoạt động chậm chạp vì lý do thời tiết như trời lạnh hay không đủ oxy nên cá không ăn mồi…
- Chỉnh nhạy câu lụt khi số nấc phao chỉnh lớn và số nấc phao câu lớn.
- Trường hợp áp dụng: Cá rất tinh khôn và có nhiều cách để thử mồi trước khi ăn, cho nên không thể xác định được khi nào sẽ phải giật cần.
- Chỉnh lụt câu nhạy khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu nhỏ.
- Trường hợp áp dụng: Khi có nhiều cá và tranh nhau ăn mồi không theo một quy luật nào.
- Chỉnh lụt câu lụt khi số nấc phao chỉnh nhỏ và số nấc phao câu lớn.
- Trường hợp áp dụng: Cá nhiều nhưng không ăn mồi, có khi cá sẽ mắc câu khi đang bơi lội, khi phao có tín hiệu thì giật cần ngay, nhiều lúc sẽ dính được cá.
Tất cả các trường hợp trên thì tình trạng của mồi dưới nước có thể là: 2 cục mồi nằm dưới đáy, 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng, 2 cục mồi lơ lửng.
4. Quan điểm cho rằng bộ câu được xem là không nhạy không lụt khi trọng lượng của cục mồi lưỡi dưới sẽ do đáy hồ đảm nhận, trọng lượng của cục mồi lưỡi trên sẽ do phao đảm nhận, mồi câu lúc đó sẽ là 1 nằm dưới đáy 1 chạm đáy.
CT: Nấc phao câu = Nấc phao chỉnh – Trọng lượng 1 mồi + Trọng lượng 1 lưỡi câu
- VD1: TL 1 mồi là 3 nấc phao, TL 1 lưỡi là 1 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-3+1=2
- VD2: TL 1 mồi là 1 nấc phao, TL 1 lưỡi là 3 nấc phao, nấc phao chỉnh là 4. Ta có trạng thái không nhạy không lụt là khi nấc phao câu = 4-1+3=6
Trong thực tế, rất khó chỉnh phao theo quan điểm này vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
MỘT SỐ CÁCH CHỈNH PHAO
Cách chỉnh phao chì chạm đáy hay cách câu chì chạy (hình b)
Khi chì lơ lửng không chạm đáy và không có lưỡi câu, tăng giảm chì lá sao cho phao ngang bằng mặt nước (số nấc phao bằng 0) và sử dụng phao có độ trở thân nhanh để mồi câu rơi đến điểm câu nhanh để hạn chế cá giữa đường ăn mồi, vì vậy nên sử dụng phao ngắn và trọng tâm hướng xuống dưới.
Gắn lưỡi câu vào và kéo phao lên sao cho phao nhô lên khỏi mặt nước là có thể câu được. Lúc này chì đã chạm đáy và ta có thể kéo hoặc không kéo hạt chặn chì trên lên cao để chì có thể di chuyển tự do (không nhất thiết phải cố định chì và hạt chặn trên không còn tác dụng nữa). Lúc này cá phải tác động một lực đủ lớn để nâng toàn bộ trọng lượng chì hoặc đủ lớn để kéo lực nổi của nguyên cây phao thì tín hiệu mới truyền đến phao.
Đây là cách câu lụt nhất trong câu Đài. Tuy nhiên, so với cách câu truyền thống (Chì nằm đáy – hình a) thì kiểu câu này vẫn nhạy hơn. Vì trong kiểu câu truyền thống thì ngoài việc cá phải tác động một lực để kéo cục mồi và chì thì còn phải tác động thêm một lực đủ lớn để thắng lực ma sát giữa chì và đáy hồ, khi đó tín hiệu mới được truyền được đến phao.
Cách chỉnh phao này đặc biệt hữu dụng khi có nhiều cá nhỏ phá mồi và loại bỏ được tín hiệu giả của phao. Thứ nhất là 2 dây linh nằm ngang dưới đáy hồ, cá sẽ không đụng được dây linh. Thứ hai là tín hiệu truyền đến phao sẽ chậm hơn do chì nặng, sau khi cá ăn mồi và làm di chuyển dây linh thì tín hiệu mới truyền đến phao. Người ta cũng thường áp dụng cách này câu cá diếc khi có nhiều cá tạp và cá nhỏ phá mồi. Vì sau khi cá diếc ăn mồi, thông thường thì cá diếc sẽ điều chỉnh thăng bằng bản thân, vì vậy sẽ vô tình nâng luôn chì câu, và xuất hiện trạng thái đưa phao (bình phao). Trong cách câu này, tín hiệu cá ăn mồi thường là bình phao (cho nên thường câu từ 1 – 3 nấc phao, để cho khoảng cách đưa phao sẽ lớn và như thế sẽ dễ dàng quan sát hơn), hoặc phao sẽ chìm dần từ từ và không nổi lên nữa thì mới giật cần. Trường hợp cá nhỏ phá mồi, tín hiệu của phao sẽ chìm nhanh và nổi lên lại, lúc này thì ta nên tăng một tí trọng lượng chì sao cho cá nhỏ không đủ sức làm cho phao động đậy nữa hoặc là tăng số nấc phao câu (có thể câu tới 7 – 8 nấc phao, nhưng chú ý là lúc này thì chì vẫn không nằm đáy mà chỉ chạm đáy).
Trong cách câu này, sau khi quăng mồi ra, mồi sẽ chìm từ từ, và trong quá trình đó thì cá nhỏ thường hay phá mồi và phao sẽ có tín hiệu, lúc này ta không nên giật cần. Khi mồi đã chìm xuống đáy 1 thời gian, ta thấy phao không có tín hiệu nữa, lúc này chứng tỏ là đã hết mồi câu. Trong trường hợp này thì ta nên làm cho mồi câu lớn một tí và dai một tí.
Cách chỉnh phao theo Trường dạy câu cá Lão Quỷ
Trường câu cá Lão Quỷ làm thí nghiệm như sau: sử dụng cách câu là chỉnh 4 câu 2 với 3 loại mồi có trọng lượng khác nhau (nhẹ, nặng, mồi kéo(cực nhẹ)), trọng lượng 2 lưỡi câu là 4 nấc phao, trạng thái của mồi dưới nước sẽ là 1 nằm đáy 1 lơ lửng, 2 mồi nằm đáy, 1 chạm đáy 1 lơ lửng. Lần lượt áp dụng với cách câu chỉnh 4 câu 3, câu 4, câu 5, câu 8, và cho đến khi ½ thân phao nổi trên mặt nước (lúc này chì nằm dưới đáy). Họ thấy rằng, khi chỉnh 4 câu 5, dây thẻo vẫn không bị chùng, cho đến khi câu 8, dây thẻo mới bắt đầu bị chùng. Điều này chứng tỏ, dây linh bắt đầu chùng khi số nấc phao câu bằng số nấc phao chỉnh khi không có 2 lưỡi câu.
Điều quan trọng trong cách chỉnh phao theo quan điểm này là phải nhớ và xác định được 2 điểm cực nhạy và cực lụt.
Tiến hành như sau:
1. Xác định số nấc phao chỉnh
- Chỉnh phao khi chì lơ lửng không chạm đáy.
- Khi không gắn lưỡi câu, ta được điểm A là điểm cực lụt (đánh dấu bằng số nấc phao).
- Khi gắn lưỡi câu và mồi câu vào, ta được điểm B là điểm cực nhạy.
- Thông thường, ta sử dụng phao nhỏ, nên khi gắn mồi câu và lưỡi câu vào thì phao sẽ chìm. Lúc này điểm B sẽ là điểm mà tại đó số nấc phao bằng 0.
- Khoảng cách AB sẽ phụ thuộc vào trọng lượng mồi câu và đọt phao lớn hay nhỏ. Nếu trọng lượng mồi câu lớn và đọt phao nhỏ thì khoảng cách AB lớn.
2. Xác định số nấc phao câu
- Kéo phao tìm đáy (sao cho mồi câu tới đáy), đánh dấu 2 điểm cực nhạy (bằng số nấc phao B khi chỉnh) và cực lụt (bằng số nấc phao A khi chỉnh) bằng 2 hạt chặn phao ngoài cùng. Điểm câu C sẽ nằm giữa 2 điểm A và B.
- Lúc này trạng thái của mồi có thể sẽ là 2 mồi nằm đáy, 1 chạm 1 nằm hay 1 nằm 1 lơ lửng. Khi điểm C = A thì 2 cục mồi đều nằm đáy. Nếu điểm câu C nằm ngoài 2 điểm A và B thì lúc đó dây linh bắt đầu bị trùng hoặc là 2 mồi lơ lửng trong nước (nếu phao đủ lớn).
Ví dụ: Khi phao lơ lửng và không có lưỡi câu thì phao nổi 8 nấc (điểm A), khi gắn lưỡi và mồi câu thì phao nổi còn 1 nấc (điểm B). Kéo hạt chặn phao sao cho mồi câu đụng đáy. 2 hạt chặn ngoài cùng để đánh dấu 2 điểm cực nhạy B (khi phao nổi 1 nấc) và cực lụt A (khi phao nổi 8 nấc). Điểm câu C sẽ nằm trong khoảng AB, điểm C càng gần B thì càng nhạy và ngược lại.
Cách chỉnh phao câu lửng (hình g)
- Khi bộ thẻo câu đã gắn mồi câu, tăng giảm chì lá sao cho số nấc phao nhô lên khỏi mặt nước là được. Cách câu này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp cá dạn ăn và mật độ cá tương đối dày đặc.
Đặc điểm của cách câu này.
- Sử dụng phao có độ trở thân nhanh (phao chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng nhanh), cho nên sử dụng phao có thân ngắn, chân phao ngắn và trọng tâm phao nằm dưới phao có chân làm bằng trúc thì càng tốt.
- Nên chỉnh phao cao (nhưng không quá phạm vi của đọt phao) để cho điểm chỉnh, điểm câu và điểm trở thân gần lại với nhau. Vì khi phao xuống nước, sau khi trở thân và phao sẽ chìm từ từ đến số nấc phao câu, nếu chỉnh phao thấp thì khi phao chìm đến điểm câu sẽ dài hơn vì vậy ta không biết được tín hiệu khi cá ăn mồi trong khoảng thời gian này.
- Dây linh không nên quá nhỏ và thường không dài quá 10cm.
- Khoảng cách 2 lưỡi lớn để tiện cho việc câu cùng lúc 2 con.
- Lưỡi nhỏ, mồi câu dẻo và nhỏ.
Tiêu chuẩn của cách chỉnh phao đúng
- Hành trình phao lên xuống mạnh mẽ, giật cần dính cá, là cách chỉnh phao chuẩn xác.
- Phao lên xuống không có sức, giật cần không dính cá hoặc dính ở hàm dưới con cá, chứng tỏ chì quá nặng, lúc này nên giảm trọng lượng chì để tăng độ nhạy cho bộ thẻo câu.
- Phao lên xuống nhưng ít khi dính cá, nên tăng trọng lượng chì để giảm bớt độ nhạy của bộ thẻo câu.
- Phao nhấp nhô dữ dội nhưng không dính cá, nên tăng trọng luợng chì.
- Hành trình phao nhanh chậm không đồng điều, giật cần không có cá, lúc này nên giảm trọng lượng chì lại.
Tóm lại, chỉnh phao rất quan trọng trong câu Đài, có nhiều cách chỉnh phao khác nhau cho những trường hợp khác nhau và tuyệt đối không áp dụng duy nhất một cách chỉnh phao cho tất cả các hồ câu.
CÂU LỬNG VÀ CÂU ĐÁY TRONG CÂU ĐÀI
Bộ thẻo câu trong câu lửng và câu đáy trong câu Đài đều bao gồm: dây, lưỡi, phao, chì, khoen số 8, hạt chặn, nút cắm phao. Và cách làm một bộ thẻo câu đều giống nhau, chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ, tuy nhiên sự khác biệt đó lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả câu cá, cái khác biệt đó được áp dụng trong tình hình cá khác nhau trong câu Đài đó là cách câu lửng và câu đáy.
Câu lửng thường sử dụng cần câu hơi cứng, ví dụ, khi câu cá diếc lớn hay nhỏ, câu đáy sử dụng cần câu 3:7 thì câu lửng có thể sử dụng cần có độ cứng hơn là 2:8. Vì khi câu lửng, chủ yếu là câu tốc độ và chủ yếu là phải nắm bắt thời điểm giật cần, mà trong câu lửng thì tín hiệu thường gặp của phao khi cá ăn mồi là phao bị kéo chìm xuống nước và quá trình đó rất ngắn ngủi, cho nên khi sử dụng cần câu hơi cứng sẽ có độ nhạy cao, mạnh mẽ hơn và nhanh chóng làm cho lưỡi câu đóng vào miệng cá.
Dây chính
Câu đáy sử dụng dây chính dài hơn cần câu sẽ có lợi thế trong việc câu xa một tí. Nhưng trong câu lửng thì dây chính cộng dây linh luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài cần câu vì nhiều lý do sau: cá ăn lửng thường là cá dạn ăn, nên câu gần bờ một tí cũng không sao, và nhanh chóng thu hút những con cá gần bờ đến điểm câu của mình. Vì cá ăn lửng thường là cá nhỏ, dây chính ngắn có lợi trong việc nhanh chóng nhấc bổng con cá lên bờ, tiết kiệm được thời gian.
Dây linh
Sự khác biệt giữa dây linh trong cách câu lửng hay câu đáy trong câu Đài chủ yếu là độ dài dây linh và dây linh lớn hay nhỏ.
Trước hết, tại sao sử dụng dây linh trong câu lửng lại ngắn hơn trong câu chìm. Vì khi câu đáy, dây linh dài thì phạm vi dao động của mồi khi chìm xuống đáy sẽ lớn, như thế sẽ có hiệu quả trong việc thu hút cá và dây linh sử dụng thường dài hơn 15cm. Trong câu lửng thì chủ yếu là câu cá ở tầng giữa hoặc gần mặt nước, nếu dây linh quá dài, khi chì rơi đến điểm câu và làm cho phao trở thân (phao chuyển từ trạng thái nằm ngang sang thẳng đứng), thì mồi và lưỡi câu vẫn nằm trên chì, khi cá ăn mồi lúc này thì phao sẽ không có tín hiệu. Hơn nữa, dây linh quá dài, mồi câu sẽ chìm xuống đáy chậm hơn, quá trìng sương mù hóa và độ tan của mồi câu sẽ khiến cho tầng cá không ổn định. Cho nên người ta thường sử dụng dây linh không quá 10cm, khi đó mồi câu sẽ rơi đến điểm câu nhanh chóng, chủ động khống chế tầng cá và giảm bớt khu vực mù (khu vực tại đó mồi câu chuyển động nhưng phạm vi không đủ lớn để làm cho chì chuyển động vì thế mà tín hiệu cá ăn mồi sẽ không được truyền đến phao).
Trong cách câu đáy, người ta thường sử dụng dây linh nhỏ hơn dây chính là do khi gặp cá lớn, dây linh sẽ đứt và như vậy sẽ bảo vệ được dây chính. Thêm vào đó, dây linh nhỏ thì lực cản nhỏ sẽ khiến cho cá ăn mồi dễ dàng hơn và góp phần tăng độ nhạy bộ thẻo câu. Nhưng trong câu lửng thì lại khác, người ta thường sử dụng dây linh bằng hay thậm chí lớn hơn dây chính vì nhiều lý do: cá ăn lửng chủ yếu là cá nhỏ, và một khi cá ăn lửng thì chứng tỏ cá không nhát mồi và ăn mạnh miệng, cho nên sử dụng dây linh lớn một tí cũng không sao.
Phao
- Trong câu đáy thường sử dụng phao có chân phao dài, thân vừa và đọt phao cứng, nếu cá bắt đầu chuyển sang ăn lửng (nhưng vẫn ở tầng dưới) nhưng không nhiều thì có thể sử dụng loại phao này, điều chỉnh phao một tí là được, vì loại phao này có tốc độ trở thân vừa, truyền tín hiệu chính xác, đọt phao dài sẽ dễ dàng hơn cho việc quan sát và phán đoán tình hình cá dưới nước. Nếu cá ăn xảo quyệt thì sử dụng phao thân dài và đọt phao mềm để loại bỏ tín hiệu giả. Nếu tốc độ lên cá nhanh thì sử dụng phao có chân phao và thân phao vừa có ưu điểm là tốc độ trở thân của phao tương đối nhanh, hành trình lên xuống của phao ổn định, rất thích hợp để đối phó với cá ăn từ tầng giữa đến tầng dưới.
- Thông thường trong câu lửng, người ta sử dụng loại phao có thân phao ngắn và đọt phao dài để câu cá tầng giữa vì loại phao này chìm chậm và tín hiệu phao phong phú.
- Để câu cá ăn tầng trên hoặc gần mặt nước thì phao dài không quá 15 cm với chân phao to và thân phao ngắn có hình dạng quả táo là lựa chọn duy nhất. Vì khi cá ăn gần mặt nước là lúc đó cá dạn ăn, nhiều khi mồi vừa xuống nước là bị cá dành ăn, nếu phao trở thân chậm thì phao sẽ không thể hiện tín hiệu, và phao có chân phao lớn thì trọng tâm của phao sẽ bị hạ xuống, góp phần làm cho phao trở thân nhanh hơn.
- Đối với cá miệng nhỏ và ăn chậm, thì nên chọn phao nhỏ hình quả táo, đọt phao cứng và dài, như thế sẽ có tác dụng phóng đại tín hiệu khi cá ăn mồi.
- So với phao trong câu đáy, thì phao câu lửng lớn hơn vì cá dạn ăn nên yêu cầu về độ nhạy của phao không cao. Mặt khác, phao lớn thì chì sử dụng sẽ lớn hơn và sẽ khiến cho mồi câu rơi đến điểm câu sớm, có lợi trong việc ổn định tầng cá.
Lưỡi câu
Sự khác nhau giữa câu lửng và câu đáy trong câu Đài chủ yếu ở 2 điểm sau: một là sự chênh lêch độ dài 2 lưỡi câu, hai là trọng lượng lưỡi câu.
Khoảng cách 2 lưỡi câu
Câu đáy trong câu Đài, lưỡi và mồi câu sẽ có nhiều trạng thái dưới nước và xem xét đến yếu tố phân chia 2 dây thẻo làm hai, cho nên 2 dây linh sẽ một dài một ngắn. Nhưng sự chênh lệch 2 dây linh đó không được quá lớn, vì khi dây linh lưỡi câu trên (dây linh ngắn) chạm đáy thì dây linh dài sẽ bị chùng dây quá nhiều, khiến cho dây linh lưỡi dưới trở nên quá lụt. Hai dây linh chênh lệch nhau từ 1.5 – 2 lưỡi câu là hợp lý nhất. Ngược lại, trong câu lửng, để tăng hiệu quả câu cá và muốn dính cùng một lúc hai con cá, nếu sự chênh lệch hai lưỡi câu quá nhỏ thì khi sẽ ảnh hưởng đến trường hợp khi hai con cá tranh nhau ăn cùng một lúc. Vì vậy độ chênh lệch 2 lưỡi câu có thể là 2 – 3 lưỡi câu hay dài hơn. Trong cách câu lửng để câu cá mè, sự chênh lệch có thể là 10cm.
Trọng lượng lưỡi câu
Để câu cá nhát ăn thì sử dụng lưỡi câu có trọng lượng nhỏ để giảm thiểu lực cản khi cá nuốt mồi. Nhưng khi câu lửng, cá dạn ăn hơn nên trọng lượng lưỡi câu lớn không ảnh hưởng nhiều đến viêc cá ăn mồi, thêm vào đó là trọng lượng lưỡi câu lớn sẽ có tác dụng giảm bớt một số tín hiệu giả khi cá ăn mồi.
Trên đây chỉ là những điểm khác nhau chính giữa câu đáy và câu lửng khi cá ăn dạn trong câu Đài, chứ không dành cho câu lửng khi cá ăn chậm. Vì kỹ thuật câu lửng chủ yếu câu ở khu vực mật độ cá tương đối nhiều, trong điều kiện bình thường thì cá ăn lửng không nhiều, cho nên câu đáy vẫn là cách câu chủ yếu trong câu Đài.
Từ khóa » Câu đài Nghĩa Là Gì
-
Câu Đài Là Gì? | Chuyên đồ Câu Cá, Dụng Cụ Thể Thao Giải Trí Ngoài Trời
-
Câu đài Là Gì ? - Vietnam Fishing
-
Câu đài Là Gì - Kinh Nghiệm Câu đài Cho Người Mới - Nghiền Câu Cá
-
Câu đài Là Gì Cách Câu đài Này Có Gì đặc Biệt Với Thông Thường?
-
Câu Đài Là Gì? Phụ Kiện Và Kỹ Thuật Câu Đài
-
Tổng Quan Hướng Dẫn Câu Đài - Fishing In Vietnam
-
Bí Mật Kỹ Thuật Câu Đài Là Gì ? Bí Mật Kỹ Thuật Câu Đài Thả Cần ...
-
Chuyên Mục Câu Đài - Ác Nhân Cốc
-
Câu đơn Câu Đài Là Gì - Mua Trâu
-
5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Phao Câu Đài
-
Dây Trục Là Gì - Thả Rông
-
Kỹ Thuật Câu Đài Toàn Tập (Phần 5) - Đồ Câu Trung Đức
-
Kinh Nghiệm Câu ISO Và Cách Lựa Chọn Đồ Câu