Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây ổi: Tỉa Cành, Tạo Tán Cho ổi
1. Mục đích của việc tỉa cành tạo tán cho cây ổi
Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.
Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây và chất lượng của quả.
Mục đích tạo hình, tỉa tán là làm cho bộ khung cây vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tốt. Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng, giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán chúng ta không chế được chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trường, phát triển tốt.
Hàng năm, nếu thiếu việc xén và tỉa cành, thì các thân, cành, tượt sẽ mọc đầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi cho trái không phát triển được. Do đó, sau vài năm trái chỉ cho ở phía trên và phía ngoài tán, nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không.
- Việc xén và tỉa cành nên thực hiện vào lúc sau khi thu hoạch trái và trước khi ta bón phân cho cây ổi
Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.
Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.
Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ.
Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.
2. Định hình tán cây ổi
Ổi thuộc loại cây trung bình, cao 5-10m, một cây có thể phân nhiều cành. Cành khi non hình vuông có nhiều lông mềm, khi già hình trụ và nhẵn. Cây ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Nếu không đốn tỉa, thân chính mọc thẳng, các cành bên không phát triển, ổi cho ít trái. Chính vì vậy, để cho cây ổi có quả tốt và thuận tiện cho thu hái quả sau này thì cần cắt bỏ ngọn chính khi cây đạt chiều cao 60-80 cm để cho cành nhánh phát triển.
Để dễ chăm sóc và thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh thì cần khống chế chiều cao cây. Chiều cao cây 3 - 4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5 - 6 năm tuổi cao 1,6 - 1,7m và 7 - 8 năm tuổi cao 2m.
Đối với cây ổi nên tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây nhận được nhiều ánh sáng.
Tán cây hình nấm
3. Hướng dẫn tỉa cành ổi
3.1. Xác định cành cần tỉa
+ Cành vượt mọc đứng, cành bên trong tán;
+ Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh; cành khô
+ Cành mọc quá gần mặt đất;
+ Cành mọc đan chéo nhau;
+ Cành già không còn khả năng cho quả;
+ Cành ở ngoài tán...
+ Các ngọn cành ở độ cao 1m
+ Các cành ngọn 5-10cm
3.2. Chuẩn bị dụng cụ cắt cành
- Kéo cắt cành loại nhỏ: Chuyên dùng cho cắt cành, sạch sẽ, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực để cắt các cành nhỏ, gần vị trí đứng thao tác.
Kéo cắt cành loại nhỏ
- Cưa cầm tay: Dùng cắt cành lớn. Yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị han gỉ), răng cưa đều, dùng để cắt những cành mà kéo không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.
Cưa cắt cành
- Kéo cắt cành loại cán dài: Dùng để cắt những cành ở trên cao.
Kéo cắt cành loại cán dài
- Thang: Dùng để cắt hoặc kéo những cành quá cao
Thang dùng để cắt cành
Xem thêm > |
3.3. Chọn phương pháp cắt cành
Trên cây ổi có các loại cành:
- Cành cấp 1: mọc ra từ thân chính
- Cành cấp 2: mọc ra từ cành cấp 1
- Cành cấp 3: mọc ra từ cành cấp 2
Các loại cành trên cây ổi
Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ, cụ thể như sau:
- Cắt cành cấp 3:
Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 2, cắt bỏ 5-10 cm ngọn cành.
Mục đích của việc cắt tỉa nhẹ là để loại bỏ những cành không có quả, các cành sâu bệnh, giảm các cành và nụ hoa mới ra để tập trung dinh dưỡng nuôi quả đảm bảo cho cây có thể cho trái quanh năm.
Cắt cành cấp 3
- Cắt tỉa cành cấp 2: Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 1 và thường áp dụng khi tỉa cành xử lý cho ra quả trái vụ từ tháng 10 đến tháng 4.
Cắt tỉa cành cấp 2
- Cắt tỉa nặng (đốn đau): Cánh cắt tỉa này áp dụng để trẻ hóa cây với những vườn cây đã già, thời gian cho trái trên 10 năm. Tiến hành cắt hết cành nhánh và đốn bỏ một phần thân chính.
Cắt tỉa nặng (đốn đau)
Xem thêm > |
3.4. Tiến hành cắt cành
- Sau khi thu hoạch cắt các cành sau:
+ Cắt bỏ những cành mọc xà, cành mọc ở dưới không cho trái hoặc trái nhỏ.
+ Cắt bỏ những cành la, cành vượt không cho trái, những cành mọc cao quá cũng cần bỏ.
+ Tỉa bỏ những cành mọc chồng chéo lên nhau tạo tán cây thông thoáng và sử dụng tốt ánh sáng mặt trời.
+ Tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh.
Cành cần tỉa bỏ
- Cắt tỉa cành xử lý ra hoa:
Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt.
- Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang 3 cặp lá kép.
Tỉa cành trước khi ra hoa
- Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới có 1 cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.
Cành ổi ra hoa - tỉa cành ổi sau khi ra 1 cặp hoa
- Sau khi trên nhánh ổi có đủ 2 cặp nụ thì cắt đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
- Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.
Tỉa cành ổi sau khi ra 2 cặp hoa
- Đốn đau: Để trẻ hóa những vườn cây đã già, dùng kéo hoặc cưa cắt hết các loại cành.
Chỉ để lại một đoạn gốc của cành lớn ra trong năm trước
Cành lớn được giữ lại
Sau khi đốn đau sẽ phát sinh nhiều cành
Nếu là các cành vượt thì ta nâng được tán cây cao dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù thì đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.
- Sau khi cành mọc lại tiến hành tỉa cành, tạo tán như bình thường, cây sẽ tiếp tục cho trái
Các cành mới phát sinh sau khi cắt
Bộ tán mới sau khi cắt
- Tỉa nụ, hoa và quả
Những hoa và quả nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái nên cần được tỉa bỏ thường xuyên.
- Với những cụm hoa mọc đôi nên giữ lại một hoa. Trong trường hợp hoa mọc ba nên giữ lại hoa nằm ở giữa, chỉ nên giữ lại 2-4 hoa trên 1 cành mang quả.
Tỉa bỏ bớt hoa
- Tỉa quả: Sau khi đậu trái, thì tỉa bỏ những trái nhỏ, trái mọc sát nhau chỉ nên giữ lại 1-2 quả tốt nhất.
Quả mọc sát nhau cần - Tỉa bỏ bớt trái tỉa bỏ
- Để giữ cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao thì trong 10 tháng đầu tiên cần tỉa bỏ nụ và quả ra lứa đầu tiên.
Tỉa bỏ trái khi dưới 10 tháng
3.5 Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa
- Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra gọt nhẵn vết cắt. Kiểm tra các vết cắt không đúng kỹ thuật để xử lý ngay.
Gọt nhẵn vết cắt
Kiểm tra vết cắt
- Quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.
Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.
- Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.
- Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịt thuốc để phòng bệnh xảy ra.
- Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như các cành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa.
4. Tạo tán cho cây ổi
- Để có bộ tán đẹp và cân đối thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch thì khi cây khoảng 4-6 tháng tuổi, tiến hành cắt ngang thân chính ở độ cao 60- 80cm từ mặt đất.
Cắt ngọn ở vị trí 60 cm
- Giữ lại 3-4 cành mọc theo các hướng khác nhau để làm bộ khung chính cho cây những cành này gọi là cành cấp 1.
Cắt giữ lại 3 cành
- Khi cành cấp 1 cao 45-60cm tiến hành bấm ngọn.
Cành cấp 2 khống chế chiều dài khoảng 30-45cm là thích hợp nhất.
Trên mỗi cành cấp 1 đầu tiên chỉ nên giữ lại 3 cành cấp 2 luân phiên nhau trên cành.
Các cành cấp 1 còn lại cũng để lại các cành mang quả luân phiên nhau.
Các vị trí cắt tạo cành
Để có bộ khung đều cần sử dụng dây và tre cột giữ cành và uốn ngọn những cành mọc vượt xuống thấp tạo với thân chính một góc 45-60o
Cành cấp 1 tạo với thân chính góc 45-60o
- Sau khi tạo tán cây ổi có bộ tán tròn đều.
Bộ tán cây ổi tròn đều
Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi - Bộ NN&PT NT Xem thêm chủ đề: cây ổi, cắt cành, tạo tán, tạo tán cho cây ổi, hướng dẫn cắt cành ổi FLC Sầm SơnTừ khóa » Hoa ổi Nở Vào Mùa Nào
-
Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Chăm Sóc Cải Tạo Vườn ổi Đài Loan
-
Mùa ổi Chín - Báo Nhân Dân
-
Mùa ổi Chín | Sở GDĐT Vĩnh Phúc - Vinhphuc - EDU
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Đài Loan - Du Lịch Ba Vì
-
Mùa Hoa ổi - Мой блог
-
Cây ổi – Cây ăn Quả Mang đậm Nét Nàng Quê Việt Nam
-
Cây ổi – Đặc điểm, Giá Trị Và Cách Trồng Chăm Sóc Ổi
-
Phần 3 - Đặc Tính Và Yêu Cầu Sinh Thái Của Cây ổi
-
Cây ổi Ra Quả Khi Quả ổi Của Tôi Sẽ Ra Quả
-
Cây ổi
-
Để Cây ổi Trồng Chậu Ra Nhiều Quả
-
Cây Ổi: Đặc điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Cây Ra Nhiều Quả
-
Biện Pháp Xử Lý Ổi Ra Hoa đậu Quả - VƯỜN SINH THÁI