Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Thời Kỳ Ra Hoa – Mắt Cua

Những nhà vườn bắt đầu làm bông thường hoang mang, lo lắng không biết giai đoạn cây ra mắt cua nên làm gì? Chú ý những gì khi chăm sóc giai đoạn này? Kỹ thuật chăm bông như thế nào để cây cho đậu quả cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con giải đáp những thắc mắc và giúp được bà con phần nào biết cách chăm sóc cây sầu giai đoạn ra hoa (mắt cua) giúp cây đậu quả cao.

1. Điều tiết nước tạo khô hạn để hoa ra đều tập trung

- Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp) để phân hóa mầm hoa.

- Chính vì vậy khi cây bắt đầu ra hoa nên yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 ngày cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt dẫn đến khó chăm sóc quả sau này.

- Thời kỳ cây sầu riêng ra hoa, phân hóa mầm hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1, ở thời điểm này bà con cũng cần lưu ý dọn sạch cỏ rác trong và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây cảm ứng ra hoa.

- Nếu đất có hiện tượng khô, cây có biểu hiện héo mà chưa ra mầm hoa thì tưới qua 1 lần nước, tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đều, tập trung thì chọn đợt hoa đó.

- Bà con cũng cần tỉa bỏ hết số hoa đã ra trước hoặc sau đó, để trên cùng 1 cây thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.

- Bởi vì, cây cần rất nhiều dinh dưỡng để tạo cơm, nếu kéo dài thời gian mang quả thì cây dễ bị suy nhược, kiệt quệ, chăm sóc phục hồi sau thu hoạch rất khó khăn, cây dễ phát sinh nấm bệnh, đặc biệt làm nấm Phytopthora. Do vậy, rất cần thiết phải kích thích cho hoa ra đồng loạt, mỗi cây thu hoạch dứt điểm trong khoảng 15 ngày để bảo vệ cây.

- Bà con nên chuẩn bị chất kích thích ra hoa đồng loạt để phòng cho cây sầu riêng như Thiourea 99%, Paclobutrazol 20% WP, Siêu lân 86 (H3PO3).

- Đồng thời với việc tạo khô hạn, để kích thích ra nhiều bông, đồng loạt thì phải phun NPK 10-60-10, liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn, xịt vào vùng mang trái vào sáng sớm (trước 9 giờ sáng) và chiều mát (từ 15 giờ chiều trở đi). Xịt 2 lần cách nhau 7 ngày, chắc chắn bông sẽ ra nhiều.

- Khi mầm hoa xuất hiện mà trời mưa thì phun thuốc phòng bệnh khô mầm hoa như Antracol 70WP, Topsin M 70WP hoặc Agri - Fos 400.

2. Chuẩn bị nước tưới để nuôi hoa

- Sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh ( mắt cua sáng hoàn toàn ) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi bông. Lúc này, bà con cần cung cấp nước cho cây và bắt đầu tưới lại khi mắt cua ra dài 1-2 cm.

- Lưu ý bà con không nên tưới sớm (khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ có các tác hại sau:

+ Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để trái vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.

Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

Xem thêm - Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

+ Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

- Cách tưới: Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Nếu xuất hiện trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng xốc nước gây rụng hoa, quả non.

- Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2-5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước. Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi), giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước).

3. Cung cấp dinh dưỡng cây sầu riêng giai đoạn ra hoa

- Ở giai đoạn này cây rất cần các yếu tố trung, vi lượng để bổ sung cho cây tạo hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa.

- Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

- Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ. Loại phân: Sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20+ TE và Botrac. Cách phun: Phun định kỳ 7-10 ngày cho đến khi quả được 60 ngày tuổi.

- Các loại phân cần bón: ưu tiên hữu cơ trước , sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số ( 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17...) + Vi lượng + Canxi Bor

- Lưu ý: Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt => không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non. Nếu cây quá kho ra đọt non, thì ngoài bón phân nên phun thêm PBL + chất điều hòa sinh trưởng để đánh thức mầm ngủ.

4. Phun phòng ngừa bệnh giai đoạn ra hoa

- Nên phun thuốc ĐẶC TRỊ nấm thán thư toàn cây (lá, thân, cành, gốc) trước khi tiến hành làm bông , Phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân, vì đây là những nơi lưu tồn ẩn chứa mầm bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, tấn công lên bông. - Một số thuốc trị thán thư được khuyến cáo: Anvil 5SC(500ml/phuy 200L), ProThiram 80WP (500gr/phuy 200L). - Thời kì sau khi cây nhú mắt cua cây rất suy (phải rút cạn sinh lực để ra hoa) nên rất dễ bị nấm xì mũ tấn công. Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời

5. Tỉa hoa và chụm hoa sầu riêng

- Đa số bà con đều nghĩ để bông càng nhiều càng tốt, để đậu được bông nào thì đậu hoặc cảm thấy tiếc không dám tỉa bỏ.

- Tuy nhiên, Một cây dù ra bao nhiêu bông đi nữa nhưng cũng chỉ mang được tối đa 300 trái ( những cây lâu năm, khỏe). Thay vì để nhiều bông, cây không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bông nào cũng nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến tự rụng . Chính vì vậy bà con nên tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp để bông nào cũng mập khỏe chắc đậu bông đó mà không lo bị rụng.

- Hướng dẫn cách tỉa chùm hoa:

+ Thời điểm: Khi chùm hoa hình thành 3-5cm. Cách làm: Dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi hoa, nuôi quả nên những quả trên cành cao sẽ to lớn và ngon hơn. Do vậy cách tỉa hoa như sau:

+ Đối với cành cấp 1, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân từ 0,5-1,8m tùy tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm hoa đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để hoa, quả gần thân thì hoa, quả ở vị trí này phát triển rất kém.

+ Đối với cành cấp 2, giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, ở nách cành cấp 2. Không để hoa ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm hoa hướng ngang hoặc mọc sai vị trí). Tùy sức khỏe của cành mà để 4-10 chùm hoa/cành. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20-25cm. Không để dày làm cho hoa nhỏ, đậu phấn kém.

- Tỉa bớt hoa trong một chùm: Thời điểm tỉa: Khi hoa dài khoảng 8-10cm. Cách làm: Số lượng hoa trong chùm rất nhiều, có chùm lên đến trên 45 hoa. Vì vậy cần tỉa bớt những hoa trên cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị nhiễm sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.

6. Phân biệt các đợt hoa xả nhị

- Phân biệt các đợt hoa xả nhị để có biện pháp chăm sóc riêng biệt cho những cây có cùng thời gian xả nhị và xác định chính xác thời điểm thu hoạch của những quả xả nhị cùng đợt. Có 2 phương pháp phân biệt các đợt hoa xả nhị đó là: Đánh số cho từng cây, ghi chép sổ sách cụ thể ngày xả nhị của từng cây trong trường hợp để 1 đợt hoa/cây. Đánh dấu sơn các màu khác nhau cho từng lứa hoa xả nhị khác nhau trên cây trong trường hợp cây để 2 đợt hoa.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP Xem thêm chủ đề: Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng, chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa, cách tỉa cành cho sầu riêng năng suất, chăm sóc sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch, cách chăm sóc hoa sầu riêng cho đầu quả năng suất cao FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Hãm Nước Sầu Riêng