Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Mùa Sau Cấy
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh cơ bản kết thúc gieo cấy lúa vụ mùa. Để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đạt năng suất, chất lượng cao bà con nông dân cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc như sau:
Cấy dặm: Sau cấy cần kiểm tra mật độ trên ruộng, nếu bị mất khoảng cần tiến hành cấy dặm để đảm bảo mật độ.
Cấy dặm để đảm bảo mật độ
|
Bón phân cân đối và đúng giai đoạn
Bón thúc đẻ nhánh sớm, sau cấy 2-3 ngày cây lúa đã bén rễ và ra lá mới, sau 5-7 ngày bắt đầu đẻ nhánh nên cây lúa có nhu cầu sớm về dinh dưỡng; mặt khác các nhánh đẻ sớm sẽ tạo thành những dảnh hữu hiệu, làm tăng số bông/khóm; nếu bón thúc đẻ muộn cây lúa sẽ đẻ nhánh kéo dài về sau tạo ra nhiều dảnh vô hiệu, vừa tốn dinh dưỡng, vừa làm cho gốc lúa rậm rạp, dễ bị sâu, bệnh gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, cần bón phân thúc đẻ sớm, bón đủ lượng và cân đối giữa đạm - lân - kali, cụ thể lượng phân tính cho 1.000m2: Lúa thuần bón 12-14 kg đạm urê và 4-5 kg kali; lúa lai bón 16-18 kg đạm urê và 5-6 kg kali clorua.
Bón đón đòng khi cây lúa có khối sơ khởi (đứng cái, phân hóa đòng) hoặc khi 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá: Đối với lúa thuần bón 6-8 kg đạm urê và 10-11 kg kali clorua; đối với lúa lai bón 7-9 kg đạm urê và 12-13 kg kali clorua.
Kết hợp với sục bùn, làm cỏ có tác dụng trộn vùi phân với bùn, hạn chế mất phân do bốc hơi (nắng nóng) hay rửa trôi, sục bùn còn hạn chế cỏ dại, kích thích sự ra rễ và đẻ nhánh của lúa.
Điều tiết nước: Giữ mực nước trên mặt ruộng khoảng 2-3 cm từ khi cấy đến sau khi bón thúc đẻ nhánh 5-7 ngày. Sau đó, rút cạn nước chỉ để ruộng vừa đủ ẩm, khô nẻ chân chim trong suốt thời kỳ cây lúa đẻ nhánh đến khi lúa phân hóa đòng (đứng cái) nhằm kích thích rễ lúa mọc dài, lan rộng và cắm sâu vào đất, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, tăng khả năng chống đổ. Từ khi lúa phân hoá đòng là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá thì cho nước vào ruộng ở mức 3-4cm kết hợp bón đón đòng và giữ nước thường xuyên đến khi lúa chín sáp (chắc xanh). Trước thu hoạch khoảng 15 ngày, giai đoạn lúa chín đỏ đuôi rút cạn nước để khô cho đến khi gặt.
Thời kỳ cây lúa đẻ nhánh nên rút cạn nước chỉ giữ ruộng đủ ẩm để cây lúa đẻ nhánh khỏe, tăng khả năng chống đổ |
Phòng trừ sâu bệnh: Do điều kiện thời tiết vụ mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen…
Bà con cần theo dõi các bản tin dự báo tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Cách phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chính như sau:
Bệnh nghẹt rễ: Sục bùn, tháo nước phơi ruộng 2-3 ngày, bón bổ sung phân lân nung chảy Văn Điển (25-30 kg/1.000 m2) hoặc phân chuồng hoai mục (800-1.000 kg/1.000 m2). Những ruộng bị nặng thì phun thuốc Antracol 70WP và có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Humic, K-humate…theo hướng dẫn trên bao bì.
Ốc bươu vàng: Làm lưới chắn khi cho nước vào ruộng, vét rãnh trong ruộng để ốc tập trung vào trong rãnh và nhặt ốc đem tiêu hủy; với diện tích mật độ ốc cao tiến hành phun bằng một trong các loại thuốc sau: HN-Samole 700WP, Diotor 830WDG...
Rầy nâu, rầy lưng trắng:Kiểm tra ruộng khi thấy mật độ rầy khoảng 20 con/khóm hoặc 3 con/dảnh trở lên thì phun trừ rầy bằng một trong các loại thuốc đặc trị như: Actara 25WG, Bassa 50EC, Sachray 200WP, Partin 25 WP... với những ruộng có mật độ cao cần phun kép 2 lần, cách nhau từ 5→7 ngày, kết hợp sử dụng thuốc Gà nòi 95SP hoặc Patox 95SP; dùng luân phiên các loại thuốc để tránh tính kháng thuốc của Rầy.
Sâu đục thân: Vợt bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng, dảnh héo, khô; khi thấy bướm sâu đục thân ra rộ 5-7 ngày hoặc mật độ ổ trứng, mật độ sâu cao tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc Voliam Targo 063SC, Patox 95SP, Gà Nòi 95SP, Enasin 32WP…
Bệnh đạo ôn lá: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện bệnh dừng bón đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng và duy trì mức nước trong ruộng 3-4 cm; sử dụng 1 trong những loại thuốc như Filia 525SE, Kasai 21,2WP, Beam 75WP, Fuji-one 40EC... Nếu bệnh gây hại nặng cần phun kép 2 lần, cách nhau 5 -7 ngày.
Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng hoặc đối với những giống mãn cảm với bệnh đạo ôn (giống nhiễm), đến thời kỳ lúa trỗ bông nếu gặp thời tiết mưa ẩm có thể nhiễm đạo ôn hại trên cổ bông (làm bông bạc hoặc gẫy gục), do vậy cần phun phòng bằng cách phun kép 2 lần với các loại thuốc nêu trên, lần 1 khi lúa trỗ lác đác, lần 2 khi lúa trỗ xong.
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi bệnh xuất hiện, dừng bón phân đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá và duy trì mức nước trong ruộng 3-4 cm. Khi bệnh phát triển trên đồng ruộng với triệu chứng rõ ràng thì việc phun thuốc thường kém hiệu quả. Tuy nhiên, tại những vùng có nguy cơ cao có thể phun phòng bằng một trong các loại thuốc như: Linacin 40SL, Xanthomix 20 WP, Starner 20WP, Kasumin 2L,…
Bệnh lùn sọc đen: Cần nhổ bỏ, tiêu hủy những khóm bị bệnh; phun thuốc trừ rầy như hướng dẫn ở trên bởi vì rầy lưng trắng là côn trùng môi giới truyền vi rút gây bệnh. Tích cực chăm sóc cây lúa để tăng cường sức chống chịu của cây với bệnh bằng cách bón phân kaly (hạn chế hàm lượng đạm) kết hợp phun dinh dưỡng qua lá, phân vi lượng, các sản phẩm có tác dụng kích thích ra rễ đối với những ruộng bị bệnh nặng.
Chú ý: Phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ thuật 4 đúng”.
Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn, bệnh khô vằn, nhện gié, chuột hại.
Từ khóa » Cấy Lúa để Làm Gì
-
Cấy Lúa Là Gì? Chi Tiết Về Các Phương Pháp Và Kỹ Thuật Cấy Lúa
-
Những Lợi ích Của Phương Pháp Cấy Lúa Hiệu ứng Hàng Biên Tại ...
-
CẤY LÚA BẰNG MÁY GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG ...
-
Một Số Yêu Cầu Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Sử Dụng Máy Cấy Lúa
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng ...
-
Nghề Trồng Lúa Nước - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
-
Lúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CẤY LÚA HÀNG RỘNG, HÀNG HẸP
-
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT CHO CÂY LÚA
-
[PDF] Giáo Trình Mô đun Gieo Trồng Lúa
-
Kỹ Thuật Trồng Lúa đạt Năng Suất Cao Cho Người Nông Dân
-
Quy Trình Trồng Lúa - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Hoi Dap Ve Lua