Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Từ Giai đoạn đẻ Nhánh đến Thu Hoạch - Thị Trấn

  • Kinh Tế - Chính Trị
  • Văn Hóa - Xã Hội
  • Quốc phòng - An ninh - Pháp luật
  • Tin Xã - Thị trấn
  • Giới thiệu chung
  • Hội Đồng Nhân Dân
  • Ủy Ban Nhân Dân
  • Người phát ngôn UBND
  • Ban biên tập
  • Làng nghề truyền thống
  • Di tích lịch sử và lễ hội
  • Huyện Ủy
Kỹ thuật chăm sóc lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến thu hoạch Ngày đăng 18/03/2020 | 16:32 | View count: 5858

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết năm nay diễn biến phức tạp

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết năm nay diễn biến phức tạp. Vậy để đảm bảo cho hơn 7.358,2 ha lúa mùa trên địa bàn huyện sinh trưởng, phát triển thuận lợi, thu hoạch đúng thời vụ và đạt năng suất cao. Đề nghị bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc lúa xuân như sau:

1. Đối với lúa đang trong thời kỳ đẻ nhánh: để kích thích lúa đẻ nhánh khỏe, bà con nông dân cần điều tiết lượng nước trong ruộng, nên để mực nước khoảng 2-3cm đồng thời làm cỏ sục bùn bùn để tăng lượng oxi cho cây lúa phát triển và chống bệnh nghẹt rễ sinh lý. Ngoài ra ở giai đoạn này cần bón đầy đủ dinh dưỡng cho lúa với tỷ lệ 50% Đạm, 20% Ka li trong tổng lượng phân cần bón.

Trước khi phân hóa đòng 10 ngày, bà con nên nâng mực nước trong ruộng lên 7-10cm trong khoảng 10 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh hữu hiệu (nhánh cho hạt sau này).

Hiện nay cây lúa đang bước vào thời kỳ đẻ nhánh, với thời tiết như hiện nay: nhiệt độ dao động khoảng 190 – 250 C, ẩm độ không khí cao đây là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều loại bệnh hại vì vậy bà con cần kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến sinh trưởng của cây lúa và phát hiện sớm dịch bệnh và có những biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Giai đoạn làm đòng: đến giai đoạn làm đòng, ngoài việc điều tiết nước 2-3cm cần bón thúc đòng để nâng cao chất lượng hoa, tăng cường hạt phấn, phát triển các bộ phận của hoa để hoa không bị thoái hóa, tỷ lệ hạt chắc sẽ tăng lên.

3. Giai đoạn lúa trỗ: sau giai đoạn làm đòng đến giai đoạn lúa trỗ và chín, ở giai đoạn này cần bón nuôi hạt, có thể sử dụng các loại phân dễ tiêu, hoặc sử dụng phân bón qua lá...

Mỗi giai đoạn khác nhau có những đối tượng sâu bênh hại khác nhau, chính vì vậy bà con cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm những triệu chứng của sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả./.

Tin bài - phòng Kinh tế

Admin

Các tin khác
  • Tập huấn thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị ngành nông sản và một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
  • TTPM ra mắt mô hình tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
  • Chương trình An sinh xã hội AgriBank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách
  • Nam Tiến tổ chức thành công cuộc diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ năm 2024
  • Công an huyện tổ chức lưu động cấp Thẻ căn cước tại các xã, thị trấn
  • Đồng chí Phó Bí Thư Thường trực Huyện uỷ kiểm tra công tác sản xuất

Từ khóa » Thời Gian đẻ Nhánh Của Cây Lúa