Kỹ Thuật Chụp Tốc độ Cao Với Hi-Sync Elinchrom
Có thể bạn quan tâm
Sau bức ảnh ‘Boss in the summer garden’ này thì mình nhận được mấy tin nhắn hỏi về chụp tốc độ cao với hệ thống Elinchrom của các bạn Tây và cả các bạn Việt. Vì thế nên mình sẽ viết bài này để giải thích về hệ thống đèn còn khá xa lạ với các bạn photographer này, trong giới hạn hiểu biết của mình, và lý do mình dùng nó.
Bài viết sẽ dùng khá nhiều kiến thức kỹ thuật flash và các từ ngữ chuyên môn tiếng Anh, mình không biết dịch thế nào chi xuôi nên các bạn thông cảm.
Bạn đang xem: Kỹ thuật chụp tốc độ cao với Hi-Sync Elinchrom
High Speed Sync là gì
Đầu tiên để nói về việc chụp tốc độ cao, như các bạn đã biết, tốc độ chuẩn của đèn studio là từ 1/160s – 1/250s tùy loại máy ảnh. Đây không thể gọi là tốc độ cao trong nhiếp ảnh, khi có những bức ảnh bạn cần chụp ở tốc độ 1/800s tới 1/8000s, khi đó đèn flash sẽ không thể đánh kịp tốc độ mở của màn chập máy ảnh. Kết quả là các bạn sẽ có 1 cái black banding khi chụp quá tốc độ an toàn trong studio.
Black Banding
Trước đây thì có 2 kỹ thuật rất thông dụng đó là chụp HSS (high speed sync) và chụp với flash duration ngắn (low speed with short duration). Về 2 kỹ thuật này thì các bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet, mình chỉ giới thiệu ngắn gọn và đơn giản.
HSS là kỹ thuật đẩy tốc độ của máy ảnh lên trên tốc độ chuẩn, và khi đó đèn flash sẽ tự động giảm công suất của mình xuống và đánh liên tục nhiều lần. Điểm lợi là đánh được tốc độ cao và điểm bất lợi là công suất đèn rất yếu. Mà các đèn TQ khi công suất yếu thì sẽ cho nhiệt độ màu K sai. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật không cần phải đầu tư tài chính nhiều mà vẫn có thể chụp tốc độ cao, nên rất phù hợp với các bạn mới bắt đầu.
Kỹ thuật chụp với flash duration (FD) ngắn ban đầu chỉ có ở những đèn studio chuyên nghiệp với giá đắt đỏ. Để diễn giải đơn giản thì FD càng ngắn bạn càng đóng băng được hành động nhanh, kể cả khi bạn chụp ở tốc độ 1/200s hoặc thấp hơn. Cho nên nhiều ông photo chuyên nghiệp dùng medium format vì nó có leaf shutter, có thể ăn đèn ở tốc độ rất cao. Tất nhiên là cái gì cũng có giá của nó, chi phí cho kỹ thuật này khá tốn kém để đầu tư thiết bị.
Hi-Sync và HSS
Sau đó nhờ sự tiến bộ của công nghệ, có một kỹ thuật mới ra đời là HyperSync của PocketWizard. Thông qua một trigger công nghệ cao, các bạn sẽ có thể chụp ở tốc độ cao và trigger sẽ tính toán để flash đánh chính xác với tốc độ này. Vì thế các bạn có thể chụp với tốc độ cao chỉ với các đèn strobe thông thường. Thật ra nói thông thường chứ nó cũng khá đắt (từ 10 triệu trở lên).
Xem thêm : Hướng dẫn cầm máy ảnh đúng cách để chụp ảnh sắc nét, không rung nhòe
Điểm mạnh của kỹ thuật này là bạn có thể sử dụng đèn ở công suất hoàn chỉnh, không bị mất công suất như HSS và cũng không mất nhiều tiền để mua đèn có FD ngắn.
Sau đó Elinchrom giới thiệu một kỹ thuật mới là HiSync, dựa trên nền tảng hoạt động của HyperSync và được tối ưu cho hệ thống đèn của hãng. Lý do họ dùng tên này là có liên quan tới bản quyền gì đó. Và họ diễn giải về HiSync thế này:
“Hi-Sync is Elinchrom’s perfected version of HyperSync, which works in a completely different manner than HSS. To allow for the best results, the flash tube in the HS flash heads was optimized and dialed in the timing exactly for the Elinchrom flash units into the Transmitter PRO so that it works flawlessly.”
Lý do mình chọn Elinchrom để dùng trong studio một phần lớn là do hệ thống HS của nó, và cho tới bây giờ vẫn khá hài lòng. Mình có thể chụp ở tốc độ 1/8000s dễ dàng mà không mất bao nhiêu công suất đèn, cũng như không bị lệch màu Kelvin. Bộ kit 2 đèn cơ bản RX4 của Elinchrom giá khoảng 25-26 triệu ở Việt Nam, khá dễ chịu so với các hệ thống đèn thương hiệu lớn khác.
Tất nhiên để dùng HS thì các bạn sẽ phải mua thêm 1 cục trigger là Skyport EL Pro. Nó có thêm tùy chọn ODS để các bạn cân chỉnh kỹ thuật HS phù hợp nhất với máy ảnh đang dùng (Canon và Sony), Nikon không cần. Cục này có giá 4 triệu nếu mình nhớ không lầm. Nó còn cho phép các bạn chụp ở outdoor với khoảng cách tác dụng cỡ 200m theo giới thiệu.
Trên đây là tất cả những gì mình biết về chụp tốc độ cao. Nếu có sai sót gì về kiến thức thỉ các bạn bổ sung giúp mình.
Mãi yêu.
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Từ khóa » Tốc độ ăn đèn Của Máy ảnh
-
Khái Niệm Các Chỉ Số Flash : GN,TTL,HHS,Tốc độ ăn đèn Body Là Gì
-
Tìm Hiểu Về Mối Quan Hệ Giữa Tốc độ Màn Trập Và Tốc độ ăn đèn
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chụp ảnh?
-
Tốc độ đồng Bộ đèn: Khi Nào Trở Nên Quan Trọng?
-
Ngoài Tốc Độ Cửa Trập: Sử Dụng Thời Lượng Flash để Đóng Băng ...
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Việc Chụp ảnh?
-
Những điều Cần Biết Về đèn Flash Máy ảnh - PhongVu
-
Đồng Bộ Hóa Tốc độ Cao (HSS) Là Gì? | Sony VN
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh (P2): Tốc độ Màn Trập - Nguyen Kim
-
Tại Sao Tốc độ Chụp Chỉ 1/200 Khi Gắn Flash Rời Hay Flash Cóc? [Archive]
-
Làm Sao Chỉnh Tốc độ Thấp Hơn 1/200 Khi Dùng Flash Godox V860ii?
-
Tốc độ Tối Thiểu Khi Chụp Tay Cho Hình ảnh Sắc Nét Tối đa - ZShop
-
Hướng Dẫn Cách Chọn Mua đèn Flash Rời Cho Máy ảnh
-
Khái Niệm " Stop" Trong Nhiếp ảnh - Máy Ảnh City
-
Đèn Flash Máy ảnh Và Những Chỉ Số Bạn Nên Biết
-
Đèn Flash - Thiết Bị Quay Phim
-
Nghề Nhiếp ảnh - Ôn Tập Bài 7 đến Bài 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm Hiểu Các Thuật Ngữ Liên Quan đến đèn Flash Trong Nhiếp ảnh
-
Cân Bằng Giữa ánh Sáng đèn Flash Và ánh Sáng Môi Trường