Kỹ Thuật Làm đất Trồng Sầu Riêng Cho Năng Suất Cao Nhất - My Garden
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh những yêu cầu về giống cây, khí hậu, cách trồng và chăm sóc thì đất trồng sầu riêng là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm, khi có ý định trồng loại cây ăn quả này. Bởi đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng. Bài viết dưới đây, My Garden sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật làm đất trồng để trồng sầu riêng đúng cách, cho cây mau lớn, khỏe mạnh và ra nhiều trái to đẹp.
Mục lục
- 1. Yêu cầu về đất trồng sầu riêng
- 2. Cách làm đất trồng sầu riêng chất lượng, cho năng suất cao
- 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng đúng cách
- 3.1. Cách trồng cây sầu riêng như thế nào?
- 3.2. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sầu riêng
- 3.2.1. Tưới nước với lượng vừa đủ
- 3.2.2. Tiến hành bón phân định kỳ
- 3.2.3. Làm sạch cỏ trên đất trồng sầu riêng
- 3.2.4. Cắt tỉa cành, lá cây sầu riêng
1. Yêu cầu về đất trồng sầu riêng
Đất trồng sầu riêng cần đạt tiêu chí gì? Nhìn chung, điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam phù hợp với hầu hết các giống sầu riêng. Nhất là khu vực miền Trung và miền Nam. Đó cũng chính là lý do vì sao ở những vùng này lại trải đều các khu vườn sầu riêng lớn. Đất được sử dụng trồng cây sầu riêng cần đạt các tiêu chí sau:
- Thoát nước tốt: Sầu riêng là giống cây không ưa ẩm. Việc tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây không hấp thụ hết và dễ gây ra tình trạng ngập úng.
- Độ pH trung bình: Đất không được nhiễm mặn, độ pH thích hợp nhất là trong khoảng 5-6. Nếu độ mặn quá cao hoặc quá thấp thì bạn cần có phương pháp xử lý trước khi tiến hành trồng cây con xuống đất.
- Tơi xốp: Để rễ cây sầu riêng dễ thở, hấp thụ không khí và có không gian để phát triển. Tầng canh tác phải lớn hơn 1m. Trường hợp, trồng tại vùng đất phù sa thì bạn nên đắp mô đào mương để hạn chế hiện tượng ngập úng.
Bên cạnh yêu cầu về đất để trồng sầu riêng thì bạn cũng nên quan tâm đến khí hậu, ánh sáng và gió. Khí hậu phải có sự phân chia rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000mm/năm. Sầu riêng cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, trồng mật độ cây thưa. Xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế việc gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả.
Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm là gì? Địa chỉ cung cấp đất trồng uy tín
2. Cách làm đất trồng sầu riêng chất lượng, cho năng suất cao
Những cây giống sầu riêng con khi được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng thì khả năng tìm kiếm và hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn chế. Chính vì thế, mọi người cần chuẩn bị đất trồng cẩn thận; giúp cây có đủ nguồn dưỡng chất để sinh trưởng. My Garden sẽ hướng dẫn các bạn cách làm đất trồng sầu riêng chuẩn kỹ thuật như sau:
- Trước khi tiến hành trồng cây sầu riêng khoảng 20-30 ngày, bạn lấy khoảng 2-3kg phân hữu cơ vi sinh trộn với đất cho vào hố lấp lại. Để đảm bảo luôn sẵn sàng dinh dưỡng cho cây con có thể sử dụng ngay.
- Trước khi bón phân hữu cơ vi sinh cho đất 10-20 ngày, bạn nên sử dụng vôi rải lên khu vực đất trồng cây sầu riêng. Việc này nhằm mục đích phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng.
Lưu ý, không nên sử dụng vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm. Bởi vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân. Phân hữu cơ thì nên chọn những dòng phân bón hữu cơ vi sinh có lợi, thành phần và nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, My Garden có cung cấp nhiều sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh từ các nhãn hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe bà con và môi trường xung quanh.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng đúng cách
Đến đây, các bạn đã biết cách xử lý đất trồng sầu riêng như thế nào rồi phải không. Tiếp theo là quá trình trồng và chăm sóc sầu riêng, công việc này khá phức tạp, yêu cầu người thực hiện cần có kiến thức nhất định và sự cẩn thận.
3.1. Cách trồng cây sầu riêng như thế nào?
- Bước 1: Đào hố có kích thước 60x60x60cm. Mỗi hố bón xuống 25-30 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 0.3-0.5 kg lân, 0.2kg NPK, 10-20g thuốc Basudin chống mối và côn trùng cắn rễ. Trộn đều các loại phân bón, thuốc cùng với lớp đất mặt; ủ đống trước khi trồng cây con 15-30 ngày.
- Bước 2: Tiến hành trồng cây sầu riêng con vào hố. Cắt bỏ lớp nilon bầu ươm nhẹ nhàng rồi đặt cây con vào vị trí chính giữa hố. Miệng bầu đảm bảo đặt ngang bằng mặt đất.
- Bước 3: Lấp đất lên và nén nhẹ nhàng xung quanh bầu. Chú ý để phần gốc cây sầu riêng con cần cao hơn xung quanh một chút để tránh tình trạng bị đọng nước. Trồng cây xong thì tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, che nắng cho cây cẩn thận nếu trời nắng to.
3.2. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sầu riêng
Sau khi làm đất trồng sầu riêng và trồng cây xong thì bạn cần tưới nước, làm cỏ, bón phân, cắt tỉa cành lá. Đây là những công việc phải thực hiện để chăm sóc cho cây mau lớn, đem lại năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm: Đất đỏ trồng cây ăn quả gì và các kỹ thuật quan trọng cần chú ý
3.2.1. Tưới nước với lượng vừa đủ
Mùa khô, 7-10 ngày bạn tưới nước 1 lần với một lượng vừa đủ để giữ độ ẩm cần thiết cho đất; kết hợp ủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo. Để thuận tiện hơn trong việc tưới nước, bạn có thể đánh bồn xung quanh gốc. Từ năm thứ 4, sầu riêng đã phát triển bộ rễ đủ sâu, không cần lượng nước nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo đủ. Trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt nước, mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày.
3.2.2. Tiến hành bón phân định kỳ
Đầu mùa mưa mỗi năm, bạn cần bón bổ sung vào mỗi gốc sầu riêng 15-20kg phân chuồng, phân NPK có tỷ lệ N và P cao nhằm kích thích cành, rễ phát triển.
- Năm đầu tiên, cứ 3 tháng bón phân 1 lần, mỗi lần 100g/ gốc.
- Từ năm thứ, 2 tháng bón một lần, mỗi lần bón 0.8-1kg/ gốc.
- Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K trong phân lên cao để tăng tỷ lệ đậu trái chất lượng quả.
- Sau thu hoạch thì giảm K, tăng N và P để cây phục hồi nhanh chóng.
3.2.3. Làm sạch cỏ trên đất trồng sầu riêng
Cỏ dại mọc rậm trên đất trồng sầu riêng dễ phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn náu gây hại cho cây. Bên cạnh đó, nó còn hút chất dinh dưỡng từ đất, khiến cây bị thiếu hụt dưỡng chất, chậm lớn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ, giúp gốc cây thông thoáng. Thời gian đầu, khi cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu để tăng thu nhập và tăng độ mùn cho đất.
3.2.4. Cắt tỉa cành, lá cây sầu riêng
Trong khoảng 6-8 tháng đầu, bạn hãy cứ để cây sầu riêng phát triển tự nhiên. Sau đó, chọn nuôi 1 chồi thân, mập, vươn thắng, khỏe mạnh. Đến lúc, cây có chiều cao trên 2m thì tiến hành cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0.8-1m, để cho phần gốc được thông thoáng.
- Trồng thuần thì nuôi cành ngang cao hơn 1.5m, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m.
- Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.
Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp các bạn biết cách làm đất trồng sầu riêng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ăn quả này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay tới Công ty My Garden. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho quý vị mọi lúc, mọi nơi!
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Bình luận
Tên
Trang web
Từ khóa » Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Sầu Riêng
-
Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Sầu Riêng Nhanh Gọn, Hiệu Quả
-
Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Mít Trồng Sầu Riêng Trồng Bưởi
-
Cách Trồng Sầu Riêng Đúng Kỹ Thuật Hiệu Quả Cho Năng Suất Cao
-
4 Lưu ý Khi Trồng Sầu Riêng Nông Dân Cần Phải Biết - Sfarm
-
Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mô, Hố Trồng Cây Sầu Riêng Và Cây Măng Cụt
-
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Sầu Riêng | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
1. Kiến Thức Cơ Bản Khi Chuẩn Bị Trồng Sầu Riêng
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Sầu Riêng - Trung Tâm Khuyến Nông
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG
-
Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Và Chăm Sóc đúng Cách Năm 2022
-
Cây Sầu Riệng, Kỹ Thuật Trồng Và Trừ Bệnh
-
Sử Dụng Chất Cải Tạo đất SEA Trồng Sầu Riêng Hữu Cơ
-
Hướng Dẫn Các Biện Pháp Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Giai đoạn Ra Hoa ...