Kỹ Thuật Làm Mạ Và Phòng Chống Rét Cho Mạ Vụ Xuân - Báo Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
Để giúp bà con chủ động phòng chống rét cho mạ, sau đây chúng tôi xin hướng dẫn kỹ thuật làm mạ và phòng chống rét cho mạ như sau:
PHẦN 1: KỸ THUẬT LÀM MẠ1. Chọn giống: Bà con cần lựa chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng tốt, mua ở các cơ sở bán giống có uy tín.- Các giống lúa lai như: Nhị ưu 838; Nghi hương 305; HYT 100; Thục hưng số 6; N.ưu 69; TH 3-3; Việt lai 20; CT 16.- Các giống lúa thuần chất lượng như: Hương chiêm; Thiên ưu 8; Bắc thơm số 7; ĐS1; JO2; Séng cù; KD18; HT1; DQ11; TBR225; nếp 87.
2. Thời vụ gieo mạ:* Đối với huyện Mù Cang Chải: Gieo từ 07/ 01 đến 15/ 01, gieo 100% cơ cấu giống theo phương thức gieo mạ dày xúc có mái che nilon.* Đối với Trạm Tấu, các xã vùng cao hai huyện Văn Chấn và Văn Yên: trà I (50% cơ cấu giống) gieo từ 7/01 đến 15/01; trà II (50% cơ cấu giống) gieo từ 20/01 đến 25/01, gieo mạ khay, mạ dày xúc có mái che nilon.* Đối với cánh đồng Mường Lò và các xã vùng thấp huyện Văn Chấn: trà I (70% cơ cấu giống) gieo từ 7/01 đến 15/01; trà II (30% cơ cấu giống) gieo từ 20/01 đến 25/01, gieo mạ khay, mạ dày xúc có mái che nilon.* Đối với các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và các xã còn lại của huyện Văn Yên: trà I (70% cơ cấu giống) gieo từ 7/01 đến 15/01; trà II (30% cơ cấu giống) gieo từ 20/01 đến 25/01, gieo mạ khay, mạ dày xúc có mái che nilon.
3. Đất làm mạ:* Đối với mạ dược: chọn chân ruộng đất tốt, khuất gió, chủ động nước, cày bừa nhuyễn bùn, sạch cỏ dại và gốc rạ.- Lên luống rộng 1,2 - 1,4 mét, tạo mặt luống phẳng, rãnh rộng 30 cm. Lượng phân bón lót 8- 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân cho 10 m2 mặt luống.* Đối với mạ khay: chọn khu đất màu, đất vườn hoặc chân ruộng cao gần nơi lấy bùn, gần nguồn nước tưới và vận chuyển mạ thuận lợi để làm nơi đặt khay mạ.Dùng bùn tốt, bùn nhuyễn, không lấy bùn ở nơi yếm khí, mỗi sô bùn trộn thêm 100 gam supe lân. Rải bùn đều trên mặt khay cho bùn rơi xuống đầy lỗ khay.
4. Chuẩn bị giống trước khi gieo
- Trước khi ngâm ủ nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 1 - 2 giờ trên các dụng cụ như nong, nia, bạt …- Kỹ thuật ngâm ủ: + Lúa lai: thời gian ngâm nước từ 20 - 24 giờ. + Lúa thuần: thời gian ngâm nước từ 42 - 48 giờ; riêng lúa thuần ĐS1, thời gian ngâm nước từ 68 - 72 giờ.- Bà con ngâm hạt giống bằng nước ấm 54oC; lượng nước ngâm bằng 5 lần lượng hạt. Cách pha như sau: lấy 3 phần nước sôi pha đều với 2 phần nước lạnh; cứ 6 - 8 tiếng thay nước rửa chua 1 lần, sau đó ngâm bình thường . - Khi thấy hạt thóc trương mọng nước thì đem đi ủ; trước khi ủ cần đãi sạch nước chua, để ráo nước. Trong thời gian ủ cần giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC, ẩm độ 85 - 90% (bằng cách tưới nước ấm).+ Đối với mạ khay: chỉ cần ủ hạt thóc nứt gai dứa thì đem gieo.+ Mạ dược: ủ hạt đến khi rễ dài bằng 1/2 hạt thóc, mầm dài bằng 1/2 rễ.
5. Gieo mạ: Chọn ngày thời tiết ấm, có nhiệt độ trên 15oC thì gieo mạ.- Đối với mạ dược: gieo 0,2 kg mộng mạ/m2 đất mạ. Nên chia mộng mạ làm 2 - 3 phần để gieo đi gieo lại cho đều. Phải gieo chìm mộng mạ bằng cách dùng bao tải kéo nhẹ trên mặt luống; dùng tay vỗ nhẹ trên mặt luống để mộng mạ được phủ một lớp bùn mỏng.- Đối với mạ khay: Chia hạt giống thành 2 lần gieo. Lần 1 gieo 60 - 70% lượng hạt giống vào các khay; lần 2 gieo nốt lượng hạt giống bổ sung khắp mặt luống đảm bảo có 1 - 2 hạt/ lỗ, lúa thuần 2 - 3 hạt trên lỗ. Gieo xong, dùng tay xoa nhẹ mặt khay để hạt thóc chìm xuống các lỗ khay.
PHẦN II: CHĂM SÓC VÀ CHỐNG RÉT CHO MẠ - Sau khi gieo mạ, dùng tro được đốt từ rơm rạ hoặc tro bếp hoai mục rắc lên mặt luống mạ dày 0,5 - 1cm để giữ ấm chân mạ (không dùng tro mới đốt sẽ làm mạ chết xót).- Bà con cần làm vòm che nilon trên 100% diện tích mạ; vùi nilon 2 bên mép luống và 2 đầu luống vào đất thật chặt và chắc chắn.
* Lưu ý:- Những ngày nắng ấm, cần mở 2 đầu nilon cho thông thoáng, tối che kín lại.- Luôn giữ mặt luống đủ ẩm, nếu mặt luống quá khô có thể tưới hoặc tháo nước vào rãnh cho ngấm đủ rồi tháo cạn nước ngay; tuyệt đối không để nước đọng trên mặt luống.- Trước khi cấy từ 3 - 5 ngày, ban ngày cần mở nilon để mạ thích nghi dần với điều kiện môi trường; ban tối cần che đậy lại như cũ.
Nguyễn Thị Hằng (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)
Từ khóa » Chăm Sóc Mạ Vụ Xuân
-
Quy Trình Kỹ Thuật Gieo Mạ Vụ Xuân
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC MẠ XUÂN 2022 - Huyện Quỳnh Phụ
-
Một Số Lưu ý Gieo Mạ Nền Cứng Vụ Xuân
-
Kỹ Thuật Ngâm, ủ Và Gieo Mạ Vụ Xuân - Báo Nam Định điện Tử
-
Lưu ý Về Ngâm ủ, Gieo Mạ Vụ Xuân 2022
-
Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Ngâm ủ Và Chăm Sóc Mạ Xuân 2021
-
Kỹ Thuật Gieo Mạ Và Chăm Sóc Mạ
-
Kỹ Thuật Gieo Cấy Mạ Non Vụ Chiêm Xuân - UBND Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Ngâm ủ, Gieo Mạ Vụ Xuân
-
Tăng Cường Chăm Sóc Mạ Và Cấy Lúa Vụ Xuân 2022
-
Một Số Vấn đề Cần Lưu ý Khi Ngâm, ủ, Gieo Và Chăm Sóc Mạ Vụ đông ...
-
Chăm Sóc Mạ Và Lúa Xuân Sau Cấy
-
Xuống đồng Gieo Cấy Lúa Xuân - - Hung Yen