Lưu ý Về Ngâm ủ, Gieo Mạ Vụ Xuân 2022

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hệ thống tổ chức
  • Liên hệ
  • Sơ đồ web
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH TIN mới cập nhật
  • Kỹ thuật trồng cây su hào
  • Một số hoạt động nổi bật của Trung tâm
  • Một số lưu ý chăm sóc gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu - Đông
  • Phần 1: Một số lưu ý chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị phụ vụ nuôi dưỡng Ngan Pháp R71 thương phẩm
  • Một số lưu ý khi trồng khoai lang
  • Sử dụng màng phủ nông nghiệp trên cây trồng cạn
  • Một số lưu ý khi chế biến rơm, cỏ làm thức ăn dự trữ cho trâu bò
  • Nghị định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2024
  • Kết quả mô hình sản xuất rau màu an toàn có liên kết tiêu thụ sản phẩm năm 2024 tại xã Vũ Lễ - Kiến Xương
  • Trái ngọt đem lại niềm vui cho người nông dân
Xem tất cả >>> GIỚI THIỆU Giới thiệu chung Cơ cấu tổ chức Lịch sử khuyến nông Chức năng nhiệm vụ Kết quả nghiên cứu Chủ trương-Giải pháp Tin tức khuyến nông Tiến bộ kỹ thuật mới Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Kinh nghiệm nhà nông Quy trình kỹ thuật Trồng trọt Chăn Nuôi Thủy Sản Mô hình điển hình tiên tiến Các tin tức khác Địa chỉ xanh Báo cáo kỹ thuật Video Hỏi đáp
  • Ảnh
  • Video
Hỏi & đáp Xem tất cả >>> --- Liên kết Website ---GoogleMICCổng thông tin điện tử tỉnh Thái BìnhTrung tâm Khuyến nông Quốc giaMail Số lượt truy cập: Tin Tức khuyến nông Lưu ý về ngâm ủ, gieo mạ vụ xuân 2022

Cập nhật: 20/01/2022

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, mưa nhỏ, mưa phùn, độ ẩm cao, trong tháng 02/2022. Do vậy, biện pháp làm mạ nền cứng là rất phù hợp hạn chế tác động của thời tiết. Sau đây là một số Lưu ý về ngâm ủ, gieo mạ nền cứng vụ xuân 2022:

1.Xử lý hạt giống

Tranh thủ khi trời nắng, phơi lại hạt 1 - 2 giờ để diệt một số nấm bệnh, kích thích hạt hút nước nhanh. Để phòng bệnh Lùn sọc đen và tăng khả năng sinh trưởng phát triển của mạ cần xử lý hạt giống bằng 1 số chế phẩm như CRUISER PLUS hoặc ENALDO theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống

Lượng giống cần cho 1 sào: Lúa lai 1 kg, lúa thuần từ 1,2 - 1,5 kg tùy giống. Lưu ý: Để hạn chế lúa cỏ lây lan cần sử dụng giống chất lượng (nguyên chủng hoặc xác nhận) của các công ty có uy tín sản xuất. Không nên dùng giống tự để, đặc biệt là giống trên những ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước.

Kỹ thuật ngâm ủ: Với lúa lai ngâm 20 - 24h, lúa thuần 48 - 72h tùy giống cứ khi hạt thóc sưng mép hoặc hạt gạo trong thì để ráo và đem ủ ấm0 dưới hố trong vườn hoặc thùng xốp khoảng 20 - 24h thì hạt nứt nanh. Sau đó tốt nhất là ngày ngâm nước, đêm ủ ấm, liên tiếp như vậy khoảng 2 - 3 ngày đến khi mộng bằng 1/3 - 1/2 hạt thóc là gieo.

Lưu ý: Trong quá trình ngâm nước cứ 6-8 tiếng với các giống lúa lai và 10 - 12 tiếng với các giống lúa thuần phải rửa chua, thay nước một lần.

- Nếu khi ủ thóc giống gặp thời tiết rét cần tìm cách tăng nhiệt bằng cách ủ trong hộp xốp, hoặc đào hố chôn xuống đất hoặc ủ trong đống rơm rạ... Không được dùng nilon bọc giống rồi đem ủ.

3. Kỹ thuật làm mạ nền cứng

- Chuẩn bị

* Nền gieo: Chọn nơi bằng phẳng, thoát nước, tráng nắng: vườn, bờ mương máng, hay trên sân... tốt nhất là gieo trên nền đất nơi khuất gió bấc. Nếu gieo trên nền đất cần lót nền bằng bao dứa, hoặc nilon có chọc lỗ… Diện tích khoảng 3 - 4 m2/1 sào (360 m2) ruộng cấy.

* Bùn: Lấy ở ao hồ, mương máng, sông ngòi ... nơi tráng nắng, không lấy ở nơi ao tù, nước đọng hoặc dưới bóng cây to có lá rụng. Chủ động lấy bùn sớm và lọc các tạp chất, cho hả hơi và trộn đảo đều với trấu xay sau đó vun gọn và phủ nilon giữ ẩm cho bùn. Tốt nhất trộn vào bùn khoảng 0,5kg lân Supe đã đập mịn hoặc 1kg phân vi sinh Azotobacterin để gieo 3 - 4 m2 mạ.

- Cách gieo

Đánh bùn nhuyễn và đều, gạt phẳng lớp bùn dầy khoảng 1 - 1,5cm. Gạt phẳng không để đọng nước. Gieo đều, gieo vào lúc ấm, sao cho khi gieo hạt thóc nửa chìm nửa nổi là tốt nhất.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh In bài này Các tin khác cùng chủ đề
  • Một số hoạt động nổi bật của Trung tâm(14/11/2024)
  • Phần 1: Một số lưu ý chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị phụ vụ nuôi dưỡng Ngan Pháp R71 thương phẩm(12/11/2024)
  • Kỹ thuật trồng cây su hào(11/11/2024)
  • Một số lưu ý chăm sóc gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu - Đông(08/11/2024)
  • Một số lưu ý khi chế biến rơm, cỏ làm thức ăn dự trữ cho trâu bò(26/10/2024)
  • Sử dụng màng phủ nông nghiệp trên cây trồng cạn(23/10/2024)
  • Một số lưu ý khi trồng khoai lang(21/10/2024)
  • QUYẾT ĐỊNH Về việc hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2024(07/10/2024)
  • Nghị định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi(07/10/2024)
  • Kết quả mô hình nuôi cá Diêu Hồng trong lồng trên sông có liên kết theo chuỗi(01/10/2024)
Xem tất cả >> Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. Email : kntb789@gmail.com

Từ khóa » Chăm Sóc Mạ Vụ Xuân