Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Keo Lá Tràm Giai đoạn Vườm ươm
Có thể bạn quan tâm
1. Chọn vị trí làm vườm ươm cây keo lá tràm
Vườn nhân giống cây keo lá tràm
Chọn nơi đất tốt, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không bị ngập úng, gần nguồn nước sạch và đường giao thông thuận tiện cho việc bốc xếp và vận chuyển cây giống.
2. Kỹ thuật làm bầu ươm cây keo lá tràm
2.1 Đối với gieo hạt vào bầu
- Vỏ bầu nên chọn túi nilong đen, kích cỡ 9 x 12 cm, có đáy hoặc không đáy, xung quanh đục 6 – 8 lỗ để thoát nước.
- Đất bầu:
+ Nếu nơi đất bạc màu trồn 80% đất mặt + 20% phân chuồng hoai mục.
+ Nơi đất có thành phần cơ giới nặng trộng 68 – 69% đất tầng mặt + 20% cát + 10% phân chuồng hoai mục + 1 – 2% Super lân.
+ Nơi đất có nhiều mùn, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình trộn 90% đất tầng mặt + 8 – 9% phân chuồng hoai mục + 1 – 2% Super lân.
+ Nếu lấy đất tầng mặt rừng keo lá tràm 5 tuổi trở lên nên bổ sung thêm chế phẩm Nitrazin để nhiễm nấm trước khi cấy cây vào bầu.
2.2 Đối với giâm hom vào bầu
- Vỏ bầu bằng nilong, đen kích thước đường kính 5 – 6 cm, cao 10 – 12 cm, thủng đáy nếu có đáy phải đục lỗ ở đáy và xung quanh để thoát nước.
- Đất bầu làm bằng đất tầng B, thành phần cơ giới nhẹ. Vòm che có khung bằng sắt hoặc tre được phủ bằng nilong trong trùm kín cả luống giâm để giữ độ ẩm cho hom giâm.
3. Chọn giống trước khi gieo
3.1 Chọn hạt giống cây keo lá tràm
Hạt giống cây keo lá tràm
- Thu hái hạt giống: Cây keo lá tràm sau khi trồng 3 – 4 năm bắt đầu ra hoa. Chọn giống tốt nhất ở vườn keo lá tràm được 5 tuổi trở lên. Các tỉnh phí Bắc thu hái từ tháng 4 – tháng 6, các tỉnh phía Nam thu hái từ tháng 2 – tháng 3. Khi quả chín vỏ khô màu nâu nhạt hoặc xám, hạt màu đen phải tiến hành thu hái ngay tránh quả bị nứt rụng hết hạt.
- Xử lý quả sau khi thu hái: Phân loại quả, ủ thành từng đống thời gian 2 – 3 ngày cho chín đều, đống ủ không quá cao dưới 50 cm. Nơi ủ thoáng gioá, mỗi ngày đảo 1 -2 lần. Đem quả chín phơi nắng cho tác hạt, phơi tiếp 2 – 3 ngày nắng. Phơi trên các dụng cụ nong nia, bạt để khi quả tách hạt dễ tiến hành thu gom hạt. Sau khi hạt tác tiến hành sang xẩy làm sạch và tiến hành bảo quản hạt giống.
- Cách bảo quản hạt giống: Hạt sau khi thu được có độ ẩm từ 7 – 8 % đem bảo quản trong cum vại nút kín, cất nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp để duy trì sức sống của hạt được 1 năm với tỷ lệ nảy mầm giảm 20 – 30%. Hạt đựng trong túi nilong kín bảo quản ở nhiệt độ mát từ 5 – 10oC có thể duy trì sức sống trong thời gian vài năm.
3.2 Chọn giống từ hom cành
Chọn lấy hom cành từ cây có các chỉ số sinh trưởng vượt trội so với chỉ số trung bình của quần thể. Ít nhất gấp 1,5 – 2 lần so với độ lệch chuẩn. Thân cây thẳng, chiều cao dưới cành lớn, cành nhánh nhỏ, tán cân đối, không bị sâu bệnh hại.
Xem thêm < IBA - K 98% - Siêu kích thích ra rễ > |
4. Kỹ thuật nhân giống từ hạt cây keo lá tràm
4.1 Cách xử lý hạt giống:
Trước khi gieo tiến hành xử lý hạt giống. Ngâm hạt trong nước sôi trong 1 phút để nguội dần, sau 8 giờ vớt ra cho vào túi vải đen ủ, mỗi ngày rửa chua từ 1 – 2 lần, sau 2 – 3 ngày hạt nứt nanh tiến hành đem gieo.
4.3 Thời vụ và mật độ gieo hạt giống keo lá tràm
- Thời vụ gieo ươm phải tiến hành trước khi trồng rừng 2,5 – 3 tháng. Tránh gieo hạt vào thời kỳ có rét đậm kéo dài.
- Mật độ gieo: 0,7 kg/m2 hoặc 1 kg hạt / 1,5 m2.
4.3 Kỹ thuật gieo hạt
- Trước khi gieo cần tưới đủ ẩm cho luống gieo hoặc cho bầu.
- Trường hợp gieo hạt trực tiếp vào bầu thì khi hạt đã được xử lý nứt nanh đem gieo thẳng vào bầu.
- Trường hợp cấy cây thì khi cây mầm đã nhú khói mặt đất, có 2 lá mầm hình que diêm, nhổ đem cấy mỗi bầu một cây.
- Sau khi gieo hoặc cấy cây mầm cần tiến hành tưới lại một lần bằng nước sạch để rửa lá mầm và lấp các lỗ trống trong bầu đất.
- Sau 7 – 10 ngày tiến hành cấy dặm những bầu có cây chết hoặc hạt không nảy mầm.
4.4 Kỹ thuật chăm sóc cây ươm từ hạt
Tưới bầu sau khi gieo hạt
- Khi cây mầm có 1 – 2 lá thật thì nhổ tháo dần lưới che hoặc tháo bỏ hoàn toàn lưới che.
- Dùng bình có vòi hoa sen tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn.
- Định kỳ 10 – 15 ngày nhổ cỏ và phá bang mặt bầu 1 lần.
- Sau trồng 1 tháng bón thúc 2 – 3 lần băng phân NPK (25:58:17) nồng độ 2 – 3 %, lượng nước tưới 2 lít/1 m2. Lưu ý không tưới phân vào ngày có mưa nhiều, hoặc lúc trời nắng gắt.
- Trước khi xuất vườn 15 ngày phải đảo bầu, ngừng bón phân và tưới nước, phân loại cây để chuẩn bị xuất vườn.
- Trong suốt quá trình chăm sóc, nếu thấy xuất hiện bệnh phấn trắng dùng hỗ hợp lưu huỳnh + vôi với nồng độ 3 – 5 ppm phun 1 lít cho 24 m2, phun 2 – 3 lần liên tục, định kỹ 10 – 15 ngày/ lần. Nếu xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ thì dùng thuốc Benlat 0,4% phun 1 lít cho 24 m2 định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần. Sâu ăn lá thường gặng là bọ rùa, cầu cấu có thể dùng 5 ml Fenitrotion hoà trong 1 lít nước sạch phun cho 10 m2 luống bầu hoặc dùng cho bếp vãi lên mặt luống, sau vài ngày tưới nước sạch rửa lá.
5. Kỹ thuật nhân giống bằng hom cành
5.1 Kỹ thuật tạo vườn giống lấy hom
- Vườn giống lấy hom cần chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ, thoát nước. Cày bừa ít nhất 2 lần, đất tơi mịn và phân luống để trồng.
- Đào hố kích thước 30 x 30 x30 cm, khoảng cách 0,8 x 0,4 m. Bón lót mỗi hố 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục, 100 g NPK ( 5:10:3) hoặc 300 gram phân lân hữu cơ vi sinh. Tưới nước đủ ẩm và theo định kỳ 15 – 20 ngày làm cỏ phá váng cho cây 1 lần.
5.2 Kỹ thuật tạo chồi
Kỹ thuật tạo chồi
- Lần đầu: Sauk hi trông 3 – 4 thán, chắt tạo chồi lần đầu. Dùng kéo sắc cắt cây ở độ cao 70 cm, phun Benlat 0,15% cho ướt cả cây để khủ trùng.
- Lần tiếp theo: Hàng năm, cuối mùa sinh trưởng đốn tạo chồi và làm trẻ hoá cây giống. Cách cắt đốn tạo chồi như lần đầu. Sauk hi cắt đốn xới đất quanh gốc, làm sạch cỏ dại. Tiến hành bón thúc mỗi cây 50 g NPK (5:10:3) hay 100 g phân lân hữu cơ vi sinh, rồi vun gốc và tưới đủ ẩm cho cây.
5.3 Kỹ thuật xây dựng khu giâm hom, luống và vòm giâm hom
- Khu giâm hom có mái lưới niloong hoặc tấm đan có độ che ánh sáng 60 – 70 %. Đất nhà giâm được làm sạch cỏ, làm đất nhuyễn, tơi, xốp lên luống giâm hom.
- Luống giâm hom rộng 1 – 1,2 m, chiều dài từ 5 – 10 m, cao 10 – 12 cm, cấy luống dộc 3 % về phía rãnh thoát nước.
- Trong luống đặt các bầu đất hoặc cát thô để giâm hom.
5.4 Kỹ thuật cắt cành lấy hom và giâm hom
Hom giâm cây keo lá tràm
- Mùa giâm hom phải thực hiện trước mùa trồng rừng 3 tháng, nếu thời gian giâm hom dài hơn cần phải hãm cây bằng cách giảm tưới nước, giảm bón phân. Ở Bắc bộ giâm hom và tháng 4 đến tháng 10, tháng 11. Ở miền Trung và Nam Bộ giâm hom trước mua mưa 2 – 3 tháng.
- Cắt cành đầu vụ lần đầu cách lần sau 1 tháng, tiếp theo có thể cách 15 – 20 ngày cắt 1 lần. Cắt xong phải tiến hành làm sạch vườn và phun Benlat 0,15% cho ướt cây, bón phân NPK hay phân hữu cơ vi sinh như khi đốn tạo chôi và vun xới gốc.
- Cắt cành lấy hom vào buổi sáng, khi cắt để lại ở phần gốc còn lại trên cây ít nhất 2 đôi lá và 2 chồi ngủ. Dùng dao sắc cắt hom tránh làm dập. Hom cắt dài 6 – 7 cm, có 1 – 2 lá, cắt br 2/3 diện tích phiến lá, phần gốc hom cắt vát 45o và nhẵn.
- Hom cắt xong ngâm vào dung dịch Benlat 0,3% trong 1 giờ. Sauk hi vớt hom ra, chấm gốc hom vào thuốc bột TTG hoặc IBA nồng độ 0,75%, cứ 100 g thuốc dùng cho 1 – 1,2 vạn hom, rồi cấy ngay vào bầu hoặc cát trên luống ở khu giam hom.
- Hom cắt lần nào phải xử lý thuốc và cấy ngay lần ấy, không để qua đem. Mỗi bầu cấy 1 hom, nếu cấy trên cát thì khoảng cách hom là 7 x 2 cm. Độ sâu cấy hom là 2 – 3 cm.
5.5 Kỹ thuật giâm và chăm sóc hom giâm
- Trước khi giâm hom 12 giờ phải phun Benlat 0,15% đủ ướt sâu 1 – 2 cm mặt bầu hoặc cát trong luống. Tười đủ ẩm cho bầu hoặc cát trong luống, dụng que nhọn chọc lỗ rồi cấy hom đã được xử lý, chụp vòm che lên luống giâm. Tưới ẩm cho hom giâm đảm bảo mặt lá luôn luôn ẩm cho đến khi ra rễ.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA - Ấn độ 99% - Kích thích ra rễ > |
- Chuyển cây con đã ra rễ hoặc cấy vào bầu đất để nuôi dưỡng ở dưới giàn che náng 60 – 70% cho đến khi cây sống ổn định. Định kỳ 15 ngày 1 lần làm cỏ phá váng, tưới thúc NPK (5:10:3) nồng độ 1%, lượng tưới 2 lít/m2 mặt luống. Định kỳ 10 ngày 1 lần phun Benlat 0,15% để phòng bệnh thối nhũn hom, bấm thỉa chồi bất định, trên mỗi cây hom chỉ để 1 chồi phát triển.
- Khi cây hom cao 20 – 25 cm thì đưa đi trồng. Trước khi xuất vường tiến hành hãm cây, huấn luyện cây bằng cách cắt bớt lá, đảo bầu, loại bỏ cây yếu, sâu bệnh, ngừng tưới nước, ngừng bón phân.
6. Tiêu chuẩn cây con
Cây con trước khi xuất vườn ươm cần đạt một số tiêu chuẩn như tuổi trồng đạt từ 2,5 – 3 tháng, chiều cao cây con 25 – 35 cm, đường kích cổ rễ 0,2 – 0,3 cm, sinh trưởng tốt, khoẻ manh, tán lá cân đối và sạch sâu bệnh hại.
Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Kỹ thuật nhân giống cây keo lá tràm, cách chọn đất xây dựng vườn ươm, kỹ thuật chọn hạt giống, kỹ thuật cắt hom giâm, kỹ thuật nhân giống keo lá trạm bằng hạt, kỹ thuật nhân giống keo lá tràm bằng hom, tiêu chuẩn cây giống keo lá tràm trước khi xuất vườn FLC Sầm SơnTừ khóa » Cách Trồng Cây Keo Lá Tràm
-
Kỹ Thuật Trồng Keo Lá Tràm - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Mô Hình Trồng Cây Keo Lá Tràm - Huyện Nam Trà My
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Rừng Keo Lá Tràm - 2lua
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lá Tràm
-
2022 Cây Keo Lá Tràm Giống. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rừng Keo Lá Tràm
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai (Tràm Lai)
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo - Du Lịch Ba Vì
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo Giống đúng Cách
-
Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo Lai - YouTube
-
Bí Quyết "thúc" Cây Keo Phát Triển Nhanh I VTC16 - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH KEO LAI HOM
-
Kỹ Thuật Trồng Keo Lai - Huyện Cam Lộ