Kỹ Thuật Trồng Cây Keo Giống đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia aurculiformis). Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Các dòng keo lai đã chọn lọc sau 3 năm tuổi cho sản lượng gỗ 50 – 77 m3/ha, khi được 7 – 8 tuổi cho 150 – 200 m3 gỗ/ha – nhiều hơn 1,5 – 2 lần rừng keo tai tượng và keo lá tràm.
I. Chọn Cây Keo Giống:
Chỉ được sử dụng cây giống bằng giâm hom đời F1 của các dòng đã được công nhận để trồng rừng như BV 5, BV 10, TB 05, TB 08, …
Cây con trước khi đem trồng được khoảng 3 tháng tuổi có chiều cao 20 – 25 cm, cây khỏe mạnh xanh tốt, một ngọn.
II. Kỹ thuật trồng cây keo giống:
1. Xử lý thực bì:
– Nơi thực bì thưa, cao dưới 1m, phát toàn diện, dọn tươi xếp theo đường đồng mức hoặc gom đống, đốt cục bộ, đề phòng lửa cháy lan.
– Nơi có thực bì dày rậm, cao trên 1m, phát băng rộng 2m theo đường đồng mức.
2. Làm đất:
– Nơi đất dốc < 150 cày ngầm toàn diện. – Nơi đất dốc > 150 làm đất thủ công, cục bộ, đào hố 40x40x40 trên băng đã phát dọn thực bì theo đường đồng mức.
3. Mật độ trồng:
1.100 cây/ha (cự ly 3x3m), hoặc 1.660 cây/ha (cự ly 3x2m)
4. Bón lót:
Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100 – 150g NPK (5:10:3) hay 200 – 300 g phân vi sinh
5. Chăm sóc:
– Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8 – 10 ngày
– Chăm sóc trong 3 năm liền:
* Năm đầu, chăm sóc 2 lần
lần 1 (sau khi trồng 1 – 2 tháng): cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm.
lần 2 (tháng 10 – 11): phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm.
* Năm thứ hai, chăm sóc 3 lần
lần 1 (tháng 3 – 4): chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh.
lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m.
lần 3 (tháng 10 – 11): phát thực bì quanh gốc rộng 1m.
* Năm thứ ba, chăm sóc 2 lần
lần 1 (tháng 3 – 4): phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 – 2m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần hai như bón lần một nhưng rạch bón cách gốc 40 – 50cm.
lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.
III. Bảo vệ rừng trồng cây keo:
– Phòng chống sâu bệnh: keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây hại, phòng trừ bằng thuốc hóa học cùng với các biện pháp tổng hợp khác.
– Phòng chống cháy rừng và các sự cố khác: làm băng cản lửa, rộng 8 – 10m, trước mùa khô. Đề phòng trâu bò phá hại rừng.
IV. Khai thác keo:
Với mục đích trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, ván dăm áp dụng khai thác chính là chặt trắng và tiếp tục trồng lại rừng mới bằng cây hom. Sản lượng khai thác gỗ 150 – 200 m3/ha với chu kỳ 7 – 8 năm.
Với mục đích trồng để phủ xanh, phòng hộ sau khi chặt có thể cho tái sinh tự nhiên bằng hạt nhưng phải tỉa thưa chỉ để lại cây ưu trội khi rừng khép tán.
Từ khóa » Cách Trồng Cây Keo Lá Tràm
-
Kỹ Thuật Trồng Keo Lá Tràm - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Mô Hình Trồng Cây Keo Lá Tràm - Huyện Nam Trà My
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Rừng Keo Lá Tràm - 2lua
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lá Tràm
-
2022 Cây Keo Lá Tràm Giống. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rừng Keo Lá Tràm
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai (Tràm Lai)
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo - Du Lịch Ba Vì
-
Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo Lai - YouTube
-
Bí Quyết "thúc" Cây Keo Phát Triển Nhanh I VTC16 - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Lai | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Keo Lá Tràm Giai đoạn Vườm ươm
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH KEO LAI HOM
-
Kỹ Thuật Trồng Keo Lai - Huyện Cam Lộ