Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả, Lợi Nhuận Cao
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá sặc rằn đang trở thành mô hình phổ biến ở Việt Nam bởi thịt cá thơm ngon, giá bán khá cao, dễ tiêu thụ và tạo được thu nhập cao cho bà con. Tuy nhiên rất ít người nằm được kỹ thuật nuôi cá sặc rằn nên dẫn tới tình trạng cá chậm lớn hoặc cá nhiễm bệnh mà chết. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về mô hình nuôi cá sặc rằn tiên tiến, giúp mang lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi.
Nội Dung Chính
- Đặc điểm sinh học của cá sặc rằn
- Tư vấn kỹ thuật nuôi cá sặc rằn hiệu quả
- Chuẩn bị ao nuôi cá sặc rằn
- Chọn cá giống và thả cá sặc rằn
- Cho cá sặc rằn ăn
- Theo dõi, thay nước cho cá
- Thu hoạch cá sặc rằn
Đặc điểm sinh học của cá sặc rằn
Cá sặc rằn là loài cá đặc trưng ở Nam Bộ, được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long. Cá có tên khoa học là Trichogaster Pectoralis, ngoài tên gọi là cá sặc rằn thì nó còn gọi với các tên khác như cá lò tho, cá bổi, cá rô tía da rắn hoặc cá rô tía xiêm…
Cá sặc rằn cũng là cá nước ngọt, chúng chủ yếu sống ở các ao, hồ, ruộng hay kênh rạch. Nhiệt độ phù hợp để cá phát triển là từ 25 -30 độ C, độ pH ổn định từ 7-7.5. Đặc biệt đây là giống cá ăn tạp nên rất dễ nuôi, ít có nguy cơ bị chết so với các giống cá khác.
Thịt cá sặc rằn không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Theo Đông y thì thịt cá sặc rằn có vị ngọt, có tính bình, giúp bổ khí huyết và ích tỳ vị, tốt với người khí huyết kém, người mệt mỏi suy nhược, khó tiêu hóa, bồi bổ cơ thể tốt.
Ngoài ra thì giá bán cá sặc rằn cũng khá cao, dao động 50-65k/kg, trọng lượng cá tầm 0,5-1kg/con, nhờ đó mà mang tới thu nhập cao cho bà con. Đó cũng là lý do mà trong những năm gần đây nuôi cá sặc rằn ngày càng được ưa chuộng.
Tư vấn kỹ thuật nuôi cá sặc rằn hiệu quả
Mặc dù nuôi cá sặc khá dễ, cá ăn tạp dễ nuôi, tuy nhiên nếu như bạn áp dụng đúng cách đúng kỹ thuật sẽ giúp cá khỏe mạnh, lớn nhanh hơn, thịt cá thơm ngon hơn. Bạn có thể tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị ao nuôi cá sặc rằn
Ao nuôi là môi trường để cá sống và phát triển nên cần chuẩn bị tốt. Bạn có thể tận dụng ao bùn đất có sẵn hoặc tạo các ao lót bạt theo ý muốn. Ví dụ làm ao nuôi hình vuông, ao nuôi chữ nhật hay hình tròn…và tạo ánh sáng để cá phát triển tốt.
Kỹ thuật nuôi cá sặc mới hiện nay chủ yếu là nuôi cá trên ao lót bạt. Diện tích ao nuôi tối thiểu tầm 100-200m, rộng tối đa 2000m, độ sâu ao tầm 1-1,5m. Ao lót bạt có ưu điểm là chủ động về nguồn nước, không sợ nhiễm phèn, dễ chăm sóc quản lý, dễ cho ăn, dễ thu hoạch, cá phát triển nhanh hơn so với ao bùn đất.
Để làm ao lót bạt, bạn tạo kích thước ao theo mong muốn, làm phẳng đáy ao, đáy hơi nghiêng 30 độ để thuận lợi khi thoát nước. Sau đó dùng bạt lót HDPE phủ kín ao, dùng nẹp cố định các góc cạnh, đảm bảo phẳng, không hở rồi bơm nước vào ao.
Chọn cá giống và thả cá sặc rằn
Bạn nên mua cá sặc rằn giống có kích cỡ đều nhau, trọng lượng tầm 190-200 con/kg là phù hợp nhất, cá khỏe mạnh, ưu tiên chọn mua ở trại giống uy tín.
Thời điểm thích hợp để thả cá sặc là vào lúc sáng sớm hoặc thả vào buổi chiều mát để tránh cho cá bị sốc nhiệt độ. Không thả cá khi trời nắng hay mưa to.
Mật độ thả cá sặc rằn tầm 30-35 con/m2, tuy nhiên với những người nào mà mới bắt đầu nuôi thì bạn có thể thả thưa hơn. Thường nuôi cá trong ao lót bạt sẽ thả mật độ dày hơn so với nuôi cá sặc ở ao bùn đất nên các bạn có thể cân đối cho phù hợp.
Cho cá sặc rằn ăn
Bạn có thể cho cá ăn thực ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp đều được. Trong đó thức ăn tự chế gồm như cám, bột cá, đem cá tươi xay nhỏ…Còn thức ăn công nghiệp thì bạn dùng cám viên hàm lượng đạm từ 30% trở lên.
Số lần cho cá ăn: bạn cho ăn tầm 3 lần/ngày, khẩu phần thức ăn dao động khoảng 5 – 7% trọng lượng cá/ngày. Sau đó điều chỉnh số lần ăn theo kích thước.
Theo dõi, thay nước cho cá
Chú ý hàng ngày phải kiểm tra cá xem có khỏe mạnh không, chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để xử lý, tránh dịch bệnh. Bên cạnh đó cũng cần thay nước cho ao cá, với ao lót bạt các bạn thay nước 1 tháng 2-3 lần, mỗi lần thay tầm 70% nước mới, 1 tháng thay nước hoàn toàn 1 lần.
Thu hoạch cá sặc rằn
Sau khi nuôi cá tầm 8-10 tháng là bạn đã có thể thu hoạch cá, lúc này trọng lượng của cá tầm 300-500gram/con, những con nhỏ có thể tầm 200gram/con. Tùy theo số lượng, kích thước cá mà các bạn thu hoạch theo kiểu vợt hoặc thu hoạch hoàn toàn.
Sau thu hoạch bạn bơm sạch nước, vệ sinh ao và phơi nắng tầm vài hôm là đã có thể bắt đầu nuôi cá sặc rằn vụ mới được.
Hy vọng qua chia sẻ phía trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá sặc rằn hiện đại, qua đó chủ động áp dụng hiệu quả.
Xem thêm: Giải pháp nuôi cá chình trong bể lót bạt
Từ khóa » Cách Nuôi Cá Sặc Bổi
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Dễ Hiểu Nhất - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
-
Mô Hình, Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm ở Miền Tây - YouTube
-
Đồng Tháp: Nuôi Cá SẶC RẰN - SẶC BỔI Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế ...
-
Đặc điểm Sinh Học Và Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả
-
MÔ HÌNH NUÔI CÁ SẶC RẰN THÀNH CÔNG THEO HƯỚNG VI SINH
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Vùng Nhiễm Phèn - Tép Bạc
-
Triển Vọng Mô Hình ương Cá Sặc Bổi | Tôm Vàng
-
Cá Sặc Bướm: Nhỏ Mà Lợi ích Không Nhỏ! | Tôm Vàng
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Huyện Long Mỹ: Kỹ Thuật Nuôi Vỗ, Sinh Sản Và ương Cá Sặc Rằn
-
Kỹ Thuật ương Cá Sặc Rằn
-
Đặc Điểm Sinh Học Và Mô Hình Nuôi Cá Sặc Ăn Gì, Cách Nuôi Cá ...
-
Kinh Nghiệm Sản Xuất Giống Cá Sặc Rằn | Farmvina Nông Nghiệp