Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm đúng Cách Giúp Bà Con Thu Hoạch Năng Suất Cao

8 phút, 10 giây để đọc.

Cá Tầm là một loại thực phẩm có giá trị cao hiện nay. Loài cá này không được nuôi phổ biến vì chúng chỉ sống được ở xứ lạnh. Vì thế chỉ có một số vùng đặc thù về thời tiết mới có thể nuôi. Hiện nay cá Tầm nước ta được nuôi ở các vùng miền núi có nhiệt độ thấp. Cá Tầm có giá trị kinh tế cao, có thể vừa nuôi lấy thịt vừa lấy trứng. Nếu bạn đang có dự định nuôi cá Tầm thì đừng bỏ qua thông tin kỹ thuật nuôi cá tầm đúng cách dưới đây nha.

Mục lục

  • Chuẩn bị ao, bể nuôi
    • Chuẩn bị ao nuôi
    • Chuẩn bị bể nuôi
  • Cá giống và thả giống
    • Chọn giống
    • Thả giống
  • Thức ăn và cho ăn
    • Thức ăn
    • Cho ăn
  • Quản lý môi trường nuôi
    • Chất lượng nước
    • Với hình thức nuôi ao, bể
  • Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
    • Bệnh do nấm nấm thuỷ mi gây ra
    • Bệnh đường ruột do vi khuẩn
    • Bệnh rận cá
    • Bệnh do virus irridovirus
  • Thu hoạch
  • Thông tin thêm
  • Chia sẻ

Chuẩn bị ao, bể nuôi

Cá Tầm có thể nuôi trong bể hoặc trong ao. Ở mỗi môi trường nuôi khác nhau, bà con cần lưu ý những đặc điểm kỹ thuật khác nhau

Chuẩn bị ao nuôi

Trước khi tiến hành thả cá, ao nuôi cần được dọn vệ sinh kỹ. Ao cần được tát cạn, vét bùn, bờ ao cần được tu sửa kiên cố. Làm sạch cỏ quanh bờ ao, dọn cống ao. Rắc vôi để cân bằng pH và diệt trừ một số vi sinh có hại. Liều lượng bón vôi phụ thuộc vào pH.

  • Nếu ao nuôi có độ pH cao: lượng vôi bón từ 5 – 7kg/100m2. Sau đó phơi đáy thừ 3 – 5 ngày để phân hủy các rác thải ở đáy. Sau đó bom nước vào rồi ngâm từ 2-3 ngày sau đó tháo nước ra.
  • Với ao có độ pH thấp hoặc ao mới đào: lượng vôi bón từ 10 – 15 kg/100m2. Sau đó dẫn nước vào, ngâm từ 2 – 3 ngày rồi tháo nước ra. Tiếp tục bơm nước làm như trên từ 1 -2 lần để độ pH ổn định trên 6.5 là ổn.
  • Với ao có pH đáy trung tính sau khi xử lý thì không phải thau nước, rửa nước vôi bón mà lấy nước mới vào ao ngay.

Chuẩn bị bể nuôi

Bể không rò rỉ, hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan luôn > 5 mg/l.

Bể nuôi mới được xử lý sạch xi măng. Bể nuôi cũ cần được dọn vệ sinh sạch sẽ sử dụng chlorine, iodine hoặc thuốc tím để sát trùng trước khi nuôi vụ mới.

Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng
Bể nuôi cá Tầm cần được xử lý sạch sẽ, tạo điều kiện tốt nhất cho cá sinh trưởng

Cá giống và thả giống

Chọn giống

Chất lượng cá giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Nên chọn cá giống có kích cỡ 50-100 g/con, chiều dài thân khoảng 15 -20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ

Thả giống

  • Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 3 hàng năm (đối với các tỉnh miền Bắc) khi nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18-26oC.
  • Mật độ thả nuôi bể: 2-3 kg/m3
  • Nuôi ao: 1,5-3 kg/m3
  • Trong quá trình nuôi, khi cá lớn cần san thưa để tránh làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá.
  • Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m3.

Thức ăn và cho ăn

Thức ăn

Thức ăn tự chế đảm bảo không chứa các chất bị cấm theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Cho ăn

Chế độ cho cá ăn (lượng thức ăn và số lần cho ăn) phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước lạnh, cá được cho ăn 1-2 lần/ngày. Còn khi thời tiết ấm, cá được cho ăn 4 lần/ngày.

Quản lý môi trường nuôi

Cá tầm là loài sống đáy nhưng yêu cầu môi trường trong sạch và nhiều ôxy. Vì vậy ở bất kỳ hình thức nuôi nào thì người nuôi cần luôn luôn theo dõi, kiểm tra môi trường nước đều đặn hàng ngày để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt.

Chất lượng nước

Chất lượng nước ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi cá Tầm. Vì thế bà con nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để phòng tránh và xử lý kịp những bất thường có thể xảy ra.

  • Đo oxy, nhiệt độ hai lần/ngày lúc 8.00h sáng và 16.00 chiều. Khi hàm lượng oxy <4mg/l, cần sục khí.
  • Đo pH, NH3 hàng ngày đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong khoảng cho phép sinh trưởng với cá.
  • Ghi chép nhật ký hàng ngày: yếu tố môi trường, thức ăn, và các biện pháp kỹ thuật tiến hành.
  • Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần để điều chỉnh khẩu phần ăn cho giai đoạn tiếp theo
Bà con cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước nuôi cá để đảm bảo môi trường sinh sống thuận lợi nhất
Bà con cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước nuôi cá để đảm bảo môi trường sinh sống thuận lợi nhất

Với hình thức nuôi ao, bể

  • Cần điều chỉnh, duy trì nước chảy liên tục trong ngày, đảm bảo lượng nước trao đổi qua bể đạt chỉ tiêu như trên.
  • Hàng ngày phải xi phông thức ăn thừa và phân cá.

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

Bà con cần biết về một số bệnh thường hay mắc phải ở cá Tầm nhằm có phương pháp xử lý kịp thời và phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh do nấm nấm thuỷ mi gây ra

Dấu hiệu bệnh: bệnh xảy ra khi cá bị xây xát do vận chuyển. Cá bị bệnh có biểu hiện bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước.

Cách phòng và trị bệnh: Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển cá. Tắm cá bằng nước muối 20 – 30‰ trong 10-15 phút. Thả cá đúng mật độ, cỡ cá thả đồng đều.

Bệnh đường ruột do vi khuẩn

Dấu hiệu bệnh: cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ. Có dịch màu vàng chảy ra từ hậu môn khi ấn tay nhẹ vào phần bụng cá.

Cách phòng và trị bệnh: khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% liều lượng 25 ppm.

Bệnh rận cá

Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng.

Cách phòng và trị bệnh: Cách ly cá bị bệnh ngay lập tức. Cho cá bệnh tắm trong nước muối 20 – 30‰ đến khi rận cá rụng xuống đáy bể/chậu.

Bệnh do virus irridovirus

Dấu hiệu của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có xu hướng giảm ăn, giảm trọng lượng do các biểu mô cảm giác trong cơ quan khứu giác của cá bị nhiễm trùng. Mang của cá bị nhiễm bệnh nhìn có vẻ bị sưng và màu nhạt đi so với màu mang của cá bình thường. Kiểm tra kỹ có thể nhìn thấy những khu vực bị hoại tử riêng biệt.

Cách phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp nào kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả cho bệnh này vì hiện tại chưa có phương pháp nào để phát hiện virus gây bệnh trong đàn cá bố mẹ.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi từ 14 – 16 tháng, cỡ cá giống 20 con/kg cá đạt trọng lượng 1,6 – 2 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Có thể tiến hành thu tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi cá nhỏ hoặc thu hoạch toàn bộ ao nuôi.

Cá Tầm sau 16 tháng nuôi đã có thể thu hoạch
Cá Tầm sau 16 tháng nuôi đã có thể thu hoạch

Thông tin thêm

Cá tầm là một tên gọi để chỉ một chi cá có danh pháp khoa học là Acipenser với 21 loài đã biết. Là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, chúng có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cá tầm có kích thước dài khoảng 2,5-3,5 m (8–11 ft) không phải là hiếm và một số loài có thể còn to lớn hơn.

Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng. Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn.

Nhiều loài cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Một vài cá thể thực hiện công việc này vào cuối mùa vì các mục đích nào đó chưa rõ. Chỉ có một ít loài là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loài nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.

Với thông tin về kỹ thuật nuôi cá Tầm chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng bà con có thể tự thiết kế và xây dựng mô hình nuôi cá Tầm phù hợp và có kỹ thuật nuôi cá Tầm đúng nhất, mang lại năng suất cao nhất cho mình. Chúc bà con thành công.

Nguồn: agri.vn

Facebook Twitter Pinterest LinkedIn

Tin tương tự:

  • Trồng cây bắp cải cho năng suất cao đúng kỹ thuậtTrồng cây bắp cải cho năng suất cao đúng kỹ thuật
  • Nắm quy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi mang lại năng suất caoNắm quy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi mang lại năng suất cao
  • Tìm hiểu về Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Để Đạt Năng Suất CaoTìm hiểu về Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Để Đạt Năng Suất Cao
  • Kỹ thuật nuôi ếch đúng cáchKỹ thuật nuôi ếch đúng cách
  • Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cáchKỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cách
  • Kỹ thuật quản lý chất lượng nước nuôi cá tra đúng cáchKỹ thuật quản lý chất lượng nước nuôi cá tra đúng cách
Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi sò huyết trong ao Kỹ thuật quản lý chất lượng nước nuôi cá tra đúng cách

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Tầm Nước Ngọt