Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Trong Bể - AO ƯƠNG DI ĐỘNG

Phần kỹ thuật nuôi Cá tầm đầu tiên bà con cần phải biết chính là tập tính sinh học của cá tầm đang nuôi tại Việt Nam.

ky thuat nuoi ca tam.jpg (190 KB)

Đặc tính sinh học Cá tầm

  1. Cá tầm sống trong môi trường nước ngọt lưu thông
  2. Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 280C
  3. Độ pH từ 6,5 – 8
  4. Oxy hòa tan trong nước > 5 mg/l.
  5. Thời gian nuôi từ 10 -16 tháng cá có thể đạt 1,5 – 2kg/con

Thiết kế bể nuôi Cá tầm đúng kỹ thuật

  • Cá tầm là loài cá ăn tầng đáy. Vậy bước thiết kế ao nuôi cá tầm cũng rất đáng chú ý. Nếu nuôi ao đất rất khó kiểm soát thức ăn, gây lãng phí, thức ăn dư thừa dễ gây bệnh cho cá.
  • Hiện nay rất nhiều bà con đang làm bể nuôi cá tầm bằng bể nổi lót bạt, nhằm kiểm soát tốt môi trường, gom thải tầng đáy sạch giúp cá có môi trường tốt lớn nhanh.
  • Bể nổi nuôi Cá tầm thiết kế dạng hình chữ nhật, hình vuông. Nhưng tốt nhất vẫn là dạng hình tròn có chiều cao từ 1,2m-1,5m. Tạo dòng trong ao thành một hệ thống nước lưu động phù hợp với tập tính sống của Cá tầm.

Xu hướng của nhiều nông dân nuôi Cá tầm trong bể lót bạt

Chọn giống Cá tầm

Phải chọn giống Cá tầm chất lượng, trại giống lớn, uy tín, có kiểm dịch thường xuyên; con giống có thân dài khoảng 14-20cm có trọng lượng từ 40-100gr/con.

Khi chọn cá tầm giống thả vào thau, chậu, quan sát cá bơi nhanh nhẹn, không co cụm vào một góc đông con

Chọn được nguồn giống Cá tầm chất lượng thả vào bể nuôi sẽ làm tỷ lệ sống cao và phát triển nhanh.

Mật độ thả cá tầm đúng kỹ thuật

Kỹ thuật nuôi cá tầm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm từng người; mật độ thả trung bình từ 15-25 con/ m3 nước

Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát, môi trường nước tốt, không có điều bất thường

Cách cho Cá tầm ăn

Giai đoạn mới thả giống cần tạo thêm thức ăn tự nhiên các loài động vật giáp xác, nhuyễn thể, giun tơ, ấu trùng côn trùng.

Cá tầm là loài cá sống nước sạch; vì vậy phù hợp nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Nhưng nếu bà con chỉ cho ăn thức ăn công nghiệp không thì vẫn không đủ chất dinh dưỡng cho cá, cần bổ sung thức ăn giàu đạm cho cá như; tép, cá tạp xay nhuyễn có thể cho ăn tươi sống. Nhưng rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước, bà con có thể hấp chín.

Khoảng 2 tháng mới thả giống cho ăn 5-7% trọng lượng cơ thể của cá, giai đoạn từ tháng thứ 3 trở đi có thể cho ăn 3-5% trọng lượng cơ thể. Ngày chia làm 3-4 lần cho ăn.

Lưu ý: Cá tầm phát triển tốt cần thức ăn có chứa nhiều đạm, hàm lượng đạm từ 42-45%

Thu hoạch Cá tầm

Sau thời gian nuôi từ 10 – 16 tháng, cỡ cá giống 20 con/kg cá đạt trọng lượng 1,4 - 2 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Giá Cá tầm ở mức thấp cũng dao động từ 270.000đ trở lên

II. Các bệnh thường gặp và cách chữ trị bệnh cho Cá tầm

1. Bệnh do nấm

Nguyên nhân do nuôi mật độ quá cao trong ao xi măng có ma sát lớn dễ làm cá trầy xước hoặc trong lúc vận chuyển, sang ao làm cho Cá tầm trầy xước làm cho vi khuẩn, nấm tấn công cá vào vết thương.

Khi bị nấm cá thường bơi chậm, có lớp màng mỏng phủ trên vết thương, ăn kém hoặc bỏ ăn

Cách điều trị

Tắm cá bằng nước muối từ 2-3% lượng nước trong vòng 10-15 phút

2. Bệnh đường ruột do vi khuẩn

Khi Cá tầm bị bệnh đường ruột thường do vi khuẩn gây nên; làm cho bụng cá căng phồng, hậu môn sưng đỏ có dịch chảy ra, cá lờ đờ, bỏ ăn.

Cách điều trị bệnh

Khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% liều lượng khoảng 5-8 viên cho 10m3 nước.

3. Bệnh rận cá

Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng.

Cách phòng và trị bệnh

Tắm cá bằng nước muối từ 2-3% lượng nước trong vòng 10-15 phút.

Qua những bước chia sẻ về kỹ thuật nuôi Cá tầm của Công ty Aqua Mina; có lẽ đã giúp được bà con nắm, bổ sung thêm những kinh nghiệm trong quá trình nuôi Cá tầm.

Cá tầm là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, chúc bà con luôn thuận lợi trong vụ nuôi cá tầm, ngoài ra bà con tham khảo thêm những loài cá nuôi dài hạn và ngắn hạn sau:

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Tầm Nước Ngọt