Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Trong Bể Xi Măng - Trọn Bộ đầy đủ Nhất Từ A-Z
Có thể bạn quan tâm
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ TRONG BỂ XI MĂNG - XÂY CHUỒNG, CHỌN GIỐNG, THỨC ĂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC
1. Cách xây bể xi măng nuôi cá trê
❖ Vị trí:
Xây bể ở gần nhà, sau vườn, dễ dàng chăm sóc quản lý nhưng yên tĩnh, ít người đi lại.
Đồng thời vị trí xây bể phải thuận tiện về nguồn nước, có hệ thống tiêu nước khi xả bể.
❖ Quy cách xây bể xi măng nuôi cá:
Bể hình chữ nhật, dạng bể chìm.
Diện tích từ 12 - 15m2 là phù hợp.
Chia thành các bể nhỏ, ở giữa có lối đi để thuận tiện chăm sóc.
Độ sâu từ 1 - 1,5m.
Xung quanh khu vực bể nôi phải bố trí lưới thép, hàng rào chắc chắn.
Bên trên làm mái che để che nắng, che mưa cho đàn cá.
Nền và tường láng xi măng mịn để không làm tổn thương cá trong quá trình nuôi.
Nền có độ dốc từ 5 - 10% về phía ống cống để thuận tiện trong quá trình thay nước, rửa bể.
Trước khi cho nước vào bể nuôi cá, bà con nên rải một lớp cát dày khoảng 5 - 10cm.
❖ Cách xử lý bể xi măng nuôi cá trê:
Bể xi măng nuôi cá trê lai cần được chuẩn bị trước 1 tháng.
Đối với các bể mới thì dùng phèn chua hòa cùng với nước ngâm bể trong 1 tuần để giảm mùi xi măng. Tiến hành rửa bể, ngâm tiếp nước sạch trong 5 - 6 ngày nữa thì tháo nước, rửa lại. Bước cuối cùng là bơm nước sạch. bón vôi, kiểm tra độ pH của nước.
Đối với bể cũ đã nuôi cá, sau khi thu hoạch thì rửa sạch bể, bơm nước vào ngâm từ 5 - 7 ngày sau đó rửa lại, bơm nước sạch, bón vôi cải tạo nước và kiểm tra độ pH của nước.
❖ Điều kiện môi trường và nguồn nước nuôi cá
Sống được trong môi trường nước hơi phèn và nước lợ có độ mặn dưới 5 ‰.
Độ pH: 5,5 - 8,0
Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê có thể sống được khi hàm lượng oxy trong nước giảm xuống mức thấp nhất từ 1 - 2 mg/l (đây là lợi thế khi nuôi cá trê trong bể xi măng so với các giống cá khác).
Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
2. Chọn giống cá trê
❖ Giống cá trê nuôi thương phẩm
Hiện nay có 4 giống cá trê đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên để nuôi thương phẩm trong bể xi măng, bà con có thể chọn một trong những giống cá cho năng suất cao hơn dưới đây:
-
Cá trê phi:
Trê phi có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, trong môi trường tự nhiên, sau 6 tháng cá có thể đạt 1kg/con, nặng từ 250 - 2.500gr/con. Nếu nuôi thương phẩm với chế độ chăm sóc, quản lý, cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất thì chỉ sau 3 tháng đã được xuất bán, thịt thơm ngon.
-
Cá trê lai:
Cá trê lai là thành quả lai tạo của trê đen - trê phi và trê vàng - trê phi để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng của các nông hộ, trang trại nuôi trồng trên cả nước.
Trong đó, trê vàng lai được nuôi phổ biến hơn, ngoại hình tương tự như trê vàng nhưng thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, bụng vàng nhạt, u lồi ở xương chẩm gần giống chữ M với các góc cạnh tròn chứ không nhọn như trê phi. Trê vàng lai nuôi thương phẩm chỉ từ 3 - 4 tháng có thể thu hoạch, trọng lượng có thể đạt từ 150 - 200gr thậm chí 500gr/con, năng suất trung bình đạt khoảng 100 - 200 tấn/ha/vụ.
Các hộ gia đình có thể tham khảo giá cá trê giống, mức giá này thay đổi theo từng địa phương, từng trang trại và kích cỡ.
Giống cá trê | Giá bán |
Trê vàng lai cỡ 150 con/kg | 55.000 - 75.000 đồng/kg |
Trê phi cỡ 150 con/kg | 45.000 - 70.000 đồng/kg |
Ngoài ra, nếu ở miền Bắc, các nông hộ có thể nuôi cá trê đen. Trê đen thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao nhưng sản lượng thấp, kích cỡ bé, con trưởng thành 3 tuổi mới nặng khoảng 300gr.
Nếu ở miền Nam có thể xem xét nuôi cá trê vàng. Đây cũng là một giống cá cho thịt thơm ngon, năng suất nuôi trung bình đạt từ 450 - 900kg/ha nhưng theo kinh nghiệm nuôi lâu năm của nhiều hộ dân thì giống cá này chậm lớn, kích cỡ nhỏ, nuôi 2 tuổi đạt 250gr.
-
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng - Bật mí cách tăng gấp đôi năng suất
Chọn mua giống tại những trang trại uy tín, có giấy chứng nhận.
Con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều là tốt nhất.
Cá bơi lội nhanh nhẹn, trên thân không bị xây xát, không bị nhiễm bệnh.
Hiện nay tại các trại giống thường cung cấp nhiều giống cá trê với kích cỡ khác nhau, bà con có thể xem xét lựa chọn để nuôi nhanh lớn.
Cỡ cá (cm) | Số con/kg | Cỡ nòng nọc |
3 - 4 | 1800 - 2200 | 5 |
4 - 6 | 1300 - 1700 | 6 |
5 - 7 | 1100 - 900 | 7 |
Thông thường nên chọn cỡ cá 3 - 4cm thì sẽ giảm chi phí con giống, tuy nhiên thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn. Còn chọn cá giống từ 5 -7cm giá thành cao nhưng lại giảm tỷ lệ hao hụt.
3. Mùa vụ và mật độ “vàng” khi thả giống cá
Bà con có thể căn cứ vào mùa vụ sinh sản và chu kỳ đẻ trứng của các giống cá trê để chọn mua giống và thả giống cho phù hợp. Cụ thể:
❖ Thời vụ thả giống:
Cá trê có thể nuôi được tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên mùa vụ thả giống thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch, lúc này thời tiết ấm áp phù hợp với yêu cầu của cá trê nên dễ nuôi, nguồn thức ăn dồi dào, sẵn có, đồng thời cũng là thời điểm sau khi cá đẻ trứng nên con giống đa dạng, khỏe mạnh.
Tùy vào quá trình chăm sóc, quản lý và thức ăn cung cấp cho cá trê, nếu cá nuôi trong bể xi măng lớn nhanh, thu hoạch và xuất bán sớm, các hộ gia đình có thể nuôi thành 2 đợt để tăng năng suất:
Đợt 1 | Đợt 2 | |
Thời gian thả | Cuối tháng 3 (26/3) | Giữa tháng 7, sau khi thu hoạch đợt 1 |
Cỡ cá | 20g/con | 18g/con |
Thời gian thu hoạch | Đầu tháng 7 | Giữa tháng 11 |
Tỉ lệ sống (%) | 93,2% | 81,1% |
❖ Mật độ nuôi tốt nhất
Cá trê thích nghi tốt với môi trường sống nên có thể nuôi với mật độ cao trong bể xi măng. Do đó bà con có thể nuôi với mật độ từ 30 - 50 con/m2.
Do nuôi cá trê trong bể xi măng nên bà con chỉ nên nuôi đơn, không nuôi ghép, nuôi đánh tỉa thả bù được như nuôi trong ao đất.
4. Thả cá giống vào bể xi măng:
Nên vận chuyển và thả giống cá trê vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ vừa phải.
Để tăng tỉ lệ sống của cá trê, trước khi thả, bà con nên khử trùng cho cá để tiêu diệt mầm bệnh, tác nhân gây hại bằng một trong những cách sau:
- Sử dụng muối ăn pha loãng với nồng độ 2 - 3% để tắm cho cá trong 5 - 10 phút.
- Dùng thuốc tím hòa vào nước với liều lượng 1gr thuốc/ 50 - 100 lít nước sạch để tắm cho cá trong 10 - 20 phút.
- Dùng dung dịch CuSO4 pha với nước sạch nồng độ 0,5 - 0,7 gam/m3 nước để tắm cho đàn cá giống từ 20 -30 phút.
Thả cá giống từ từ vào bể nuôi tránh làm cho cá bị stress dẫn đến chết, giảm năng suất nuôi.
5. Thức ăn cho cá trê
❖ Nguồn thức ăn:
Lợi thế của các nông hộ khi nuôi cá trê lai, trê phi chính là nguồn thức ăn dễ kiếm, sẵn có, vô cùng đa dạng bởi đây là giống cá ăn tạp, háu ăn, ăn nhiều.
Các nguồn thức ăn khi nuôi cá trê lai trong bể xi măng gồm:
- Nguồn thức ăn chính: Cá tạp, cá rô phi, cá mè, tôm, cua, ốc, hến, cá vụn đầu cá có giá trị kinh tế thấp, giun đất, trùn quế, ếch, nhái.... Phế phẩm từ các lò mổ, các nhà máy đông lạnh như ruột tôm, đầu lòng cá, ruột gà vịt, lợn bò, ruột sò điệp, vỏ tôm, ruột mực… Phân gia súc, gia cầm
- Thức ăn từ nông nghiệp: Thóc lúa, ngô, các loại hạt đậu đỗ
- Thức ăn bổ sung: Vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học nuôi cá, bã bia, rượu...
Trên đây đều là những nguồn thức ăn dễ kiếm, giá thành rẻ hoặc có thể tự sản xuất mà bà con nên tận dụng để nuôi cá.
❖ Chế biến thức ăn nuôi cá:
Các loại cá tạp, cá có giá trị kinh tế thấp, đầu cá, cá phế phẩm từ các nhà máy chế biến thịt đông lạnh… cần được cắt nhỏ để cá dễ ăn, hấp thụ tốt.
- Xem Máy cắt cá thủy sản phục vụ chăn nuôi hiệu quả nhất
Cua, ốc, hến, đầu lòng cá, vỏ tôm, thóc lúa, ngô, đậu tương … đem nghiền nhuyễn, phối trộn với nhau có thể đem nấu chín, ngâm nước cho cá ăn theo từng giai đoạn phát triển.
Đặc biệt, bà con có thể tận dụng nguyên liệu đã xay nhuyễn đem phối trộn với nhau, bổ sung thêm vitamin và premix khoáng để ép thành cám viên nổi nuôi cá trê lai, trê phi. Ưu điểm của cám viên nổi tự ép là viên cám chín hoàn toàn, có đầy đủ dinh dưỡng giống như cám viên công nghiệp nhưng lại an toàn, sạch sẽ, có thể nổi trên mặt nước giúp cá dễ ăn, ăn hết, hấp thụ tốt, hạn chế ô nhiễm nước… Hơn nữa theo kinh nghiệm nuôi trồng của một số hộ dân thì tận dụng và tự sản xuất thức ăn nuôi cá trê còn giảm được từ 15 - 20% chi phí nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
Một số máy móc hỗ trợ các nông hộ chế biến thức ăn nuôi cá trê như: Máy cắt cá (máy cắt cá đông lạnh), máy băm nghiền đa năng, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy ép cám viên nổi 3A16Hp… Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu sử dụng, chủ trang trại lựa chọn máy có công suất phù hợp.
6. Công tác chăm sóc và quản lý khi nuôi cá trê trong bể xi măng
Trong hai tuần đầu tiên, sử dụng đầu lòng cá, ruột sò điệp, lòng gà vịt, giun đất, trùn quế… băm nhỏ để nuôi cá con. Dùng thêm bắp xay hoặc gạo xay đem nấu chín rồi trộn cùng cám khô theo tỉ lệ 1 : 1 cho cá con ăn.
Sau hai tuần đến khi xuất bán, cho cá ăn cám viên nổi tự ép. Giai đoạn này cũng có thể cho cá trê ăn cám ngô ngâm nước không cần phải nấu chín. Hàng ngày thái nhỏ cá tạp cho cá ăn.
Chia thức ăn làm 2, cho ăn vào sáng và chiều mát.
Khi nuôi cá trê, chỉ nên cho ăn cố định một chỗ, theo dõi cá ăn trong 1 - 2 tiếng để điều chỉnh phù hợp, tránh để thức ăn dư thừa trong bể nuôi vừa lãng phí lại ô nhiễm nước, phát sinh mầm bệnh.
Để tăng sức đề kháng cho đàn cá, định kỳ bổ sung thêm premix vitamin (có thể dùng loại cho heo thịt) 1 tuần 1 lần, liều lượng 1 - 2% tổng thức ăn, đem trộn với thức ăn hoặc ép thành cám viên nổi cho cá ăn.
Lượng thức ăn trung bình trong ngày của cá trê bằng 10 - 15% trọng lượng đàn cá. Nếu sử dụng cám viên nổi thì chỉ cần từ 5 - 7% tổng trọng lượng đàn cá nuôi trong bể xi măng.
Tháng nuôi | Lượng đạm cần (tỉ lệ % so với trọng lượng cơ thể) |
Tháng nuôi đầu tiên | 20 - 30% |
Tháng thứ 2 | 10 - 20% |
Từ tháng thứ 3 | 10 -15% |
Theo dõi sự phát triển của đàn cá, cần phân loại những con lớn hơn/ nhỏ hơn tránh để cá to cắn cá bé.
Từ 5 - 7 ngày phải thay nước cho bể nuôi cá trê một lần. Ban đầu thay 30% để cá thích nghi với môi trường nước mới.
Thường xuyên kiểm tra độ pH của nước, nếu nước nhiễm phèn, độ pH thấp thì phải rắc thêm vôi bột để cải tạo, liều lượng sử dụng 1 - 2kg/100m3 nước.
7. Phòng và trị một số bệnh thường gặp
❖ Biện pháp phòng bệnh cho cá trê
Đảm bảo bể xi măng cần được cải tạo đúng tiêu chuẩn.
Nguồn nước sạch sẽ, an toàn, nằm trong ngưỡng pH được khuyến cáo.
Không thả cá với mật độ quá dày, khi đàn cá lớn nên phân loại, giảm mật độ nuôi đảm bảo môi trường sống cho cá.
Nguồn thức ăn phải sạch sẽ, an toàn, không ôi thiu, ẩm mốc. Cám viên nổi có thể để dự trữ trong một thời gian ngắn và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
Hàng ngày theo dõi hoạt động, tập tính bơi lội ăn uống của đàn cá trê, nếu thấy biểu hiện bất thường phải xử lý ngay.
❖ Một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ bệnh
-
Bệnh thối vi, xuất huyết nội tạng, tiết nhờn ngoài da
Nguyên nhân: Bệnh do sán lá đơn chủ và vi khuẩn gây ra. Bệnh này thường theo từ cá giống vào bể nuôi, nghĩa là bản thân cá giống đã bị bệnh.
Biểu hiện: vi bị thối, da tổn thương, xuất huyết, có màu đen sẫm hơn bình thường. Mang cá và thân tiết nhiều nhờn, khó khăn khi hô hấp, bơi lội không định hướng.
Xử lý: Thực hiện đúng cách tắm cho cá giống trước khi thả vào bể nuôi. Khi cả bị bệnh, hạ mực nước trong bể xi măng xuống mức tối thiểu, sử dụng formalin nồng độ 30 - 50ppm (30 - 50g/m3) cho vào ao nuôi. Tắm cho cá trong 2 ngày.
-
Bệnh sưng mình, thối bụng
Nguyên nhân: Bệnh này do vi khuẩn Aeromonas và Cohumnaris
Biểu hiện: Cá bị bệnh sẽ có hiện tượng xuất huyết ở tia vi. Bộ râu cong quặp, bụng sưng, có hạch nổi lên ở gốc vi ngực. Cá sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, tiết ra nhiều nhờn. Bệnh này tỉ lệ chết nhanh.
Xử lý: Thay nước 2 ngày/lần, thay từ 30 - 40% nước trong bể nuôi. Kết hợp bón vôi nồng độ 1,5 - 3kg/100m2 và muối 12 - 20kg/100m2.
-
Bệnh vàng da
Nguyên nhân: do thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, thối hỏng, nghèo dinh dưỡng.
Biểu hiện: Cá bị vàng da một cách rõ rệt, bỏ ăn, ăn ít, lâu dẫn sẽ chết.
Xử lý: Thay nước trong bể xi măng, không cho cá ăn trong vài ngày, kết hợp bón vôi để cải tạo với liều lượng 1,5 - 3kg/100m2.
-
Bệnh biến dạng đầu và toàn thân
Nguyên nhân: do thức ăn nghèo hàm lượng vitamin C.
Biểu hiện: Thân cá bị biến dạng, đầu méo mó, phần cỏ ở giữa 2 vi ngực bị xuất huyết.
Xử lý: Định kỳ bổ sung premix vitamin cho cá theo liều lượng đã được khuyến cáo. Khi cá bị bệnh, cho cá ăn liên tục 1g vitamin A/1kg thức ăn trong 5 - 7 ngày. Nên trộn kỹ với thức ăn, ép thành cám viên cho cá.
8. Thu hoạch
Nếu thực hiện đúng cách nuôi cá trê trong bể xi măng ở trên thì chỉ sau từ 3 - 4 tháng bà con đã có thể thu hoạch, xuất bán, trọng lượng đạt từ 300 - 400gr/con.
Nuôi cá trê trong bể xi măng có lợi thế là thu hoạch đơn giản, dễ dàng, không tốn nhiều thời gian, đảm bảo thu được hết số cá trong bể.
Sau khi tính toán và trừ mọi khoản chi phí, bà con có thể lãi từ 20 - 25% tổng số tiền bán cá. Nếu thả cả từ đầu vụ, tầm tháng 3, 4 âm và thu hoạch tháng 6, tháng 7 thì lãi còn có thể lên tới 40 - 45%.
Thực tế, mô hình nuôi cá trê trong bể xi măng đã và đang được nhiều hộ nông dân áp dụng để vươn lên thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình. Ưu điểm của mô hình này là dễ quản lý, chăm sóc, cá ít bệnh, thuận tiện trong việc thay nước và thu hoạch.
Hi vọng kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng mà khomay3a.com cung cấp sẽ là kiến thức nền tảng giúp bà con nuôi cá đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công!
Từ khóa » Cách Nuôi Cá Trê Giống
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Nuôi Cá Trê Lai đạt Hiệu Quả Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật ương Nuôi Giống Cá Trê Lai Từ Cá Bột Lên Cá Giống Trong Ao đất
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Lai đạt Năng Suất Cao - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Lai
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Phi
-
NT-Nuôi Cá Trê Lai Thành Công Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Nuôi Cá Trê Trong Bể Xi Măng Chi Tiết Nhất - MAY3A.COM
-
Cá Trê Giống Nhanh Lớn, Dễ Nuôi - Trại Cá Giống Chất Lượng
-
Quy Trình ương Cá Trê Giống đạt Hiệu Quả Cao - Công Ty SANDO
-
Kỹ Thuật Và Hiệu Quả Nuôi Cá Trê Trắng Trong Ao đất
-
Mô Hình Nuôi Cá Trê Trong Bể Xi Măng Mang Lại Lợi Nhuận Tối đa
-
Phú Yên: Nuôi Cá Trê Trong Bể Xi Măng Cho ăn Con Mối, Hễ "bí" Thức ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Trong Bể Lót Bạt - SunCo Group