Kỹ Thuật Nuôi Chó Thịt – 3 Nguyên Tắc Quan Trọng Cần Nhớ

Chó không chỉ là vật nuôi trong nhà mà nhiều nơi còn xem đây là một con vật đưa lại thu nhập cao cho gia đình. Ngoài buôn bán chó cảnh thì chó thịt cũng là một xu hướng kinh doanh khá ổn. Bởi vì chó khá dễ nuôi mà thức ăn nuôi chó thịt cũng không khó kiếm. Vậy ai đang muốn tham khảo mô hình này thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Mục lục nội dung

  • 1 Thịt chó có nhiều chất dinh dưỡng không?
  • 2 Khó khăn khi nuôi chó thịt không phải ai cũng vượt qua được
  • 3 Cách nuôi chó thịt nhanh lớn
    • 3.1 Chuẩn bị thức ăn nuôi chó thịt
    • 3.2 Nuôi chó bằng cám công nghiệp
    • 3.3 Tăng khẩu phần ăn khi chó có dấu hiệu thay lông
    • 3.4 Phòng chống bệnh tật cho chó
  • 4 Cách làm chuồng nuôi chó thịt
      • 4.0.1 Làm chuồng bằng sắt
      • 4.0.2 Làm chuồng bằng gỗ
  • 5 Mô hình nuôi chó thịt
    • 5.1 Một số điểm “đen” trong mô hình nuôi chó thịt
    • 5.2 Một số thực trạng “vi phạm đạo đức” khi nuôi chó thịt
  • 6 Một số lưu ý khi nuôi chó thịt
    • 6.1 Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
    • 6.2 Kiểm tra sức khỏe, tình trạng trên lông da chó thường xuyên
  • 7 Kỹ thuật nuôi chó thịt
    • 7.1 Chọn giống
    • 7.2 Phối giống
    • 7.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chó cái

Thịt chó có nhiều chất dinh dưỡng không?

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt chó mang lại rất nhiều nguồn dinh dưỡng cho con người. Điển hình như: protein, lipid, canxi, sắt,….Chính vì nguồn chất dinh dưỡng dồi dào nên thịt chó đã trở thành thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người.

Khó khăn khi nuôi chó thịt không phải ai cũng vượt qua được

Đã là kinh doanh thì phải nuôi nhiều. Ngày trước nuôi vài ba con cún để giữ nhà thì dễ. Ngày ngày chúng ăn cơm thừa canh cặn cũng được. Nhưng nuôi chó để bán làm thịt thì khác. Cún phải béo tốt thì mới có nguồn lấy. Vì thế hãy đảm bảo bạn chịu được những khó khăn khi làm nghề này. Cụ thể là:

– Cún có tính đùa giỡn, tiếng kêu to. Nếu nuôi thì tách mỗi con một chuồng.

– Chó ăn tạp nhưng khó mập. Thức ăn nuôi chó thịt phải đảm bảo đủ chất để chúng phát triển tốt, đặc biệt về cân nặng.

– Bệnh dại là một bệnh rất nguy hiểm. Vì thế nuôi chó cũng tiềm tàng những nguy hiểm đáng sợ. Cần kinh phí để tiêm phòng dại cho từng con.

– Chẳng ai thích bắt một con vật dơ về làm thịt. Hơn nữa phân và nước tiểu của chúng lại cực kỳ khó chịu. Vì thế người nuôi phải chịu khó vệ sinh cho chúng thường xuyên.

Cách nuôi chó thịt nhanh lớn

Để chó nhanh lớn thì các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức sau đây:

Chuẩn bị thức ăn nuôi chó thịt

Theo như kinh nghiệm của nhiều người thì chó thịt ăn uống cũng không kén lắm. Nếu hộ nào kinh doanh mảng này thì tìm xin thức ăn thừa tại quán xá, nhà hàng thì lại càng đỡ tốn.

Tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế. Hóa chất hay rác trong thức ăn ở đây khá nhiều. Bởi vì họ chỉ xem đó là rác thải nên thường bỏ chúng.

Trước khi lấy các bạn nhờ chủ nhà hàng, quán ăn để ý phân loại một chút. Đem về nấu lại, lựa bỏ những thứ như nilon, tăm, giấy để tránh chó ăn hóc hoặc mang bệnh.

Nên xem: Kỹ thuật nuôi và ấp trứng Ruồi Lính Đen

Nuôi chó bằng cám công nghiệp

Thông thường theo truyền thống chúng ta nuôi chó bằng cơm và các loại thịt. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều trang trại nuôi chó nuôi theo kiểu công nghiệp.

Thức ăn được sử dụng thay thế là cám công nghiệp. Khẩu phần ăn của chó phụ thuộc vào từng độ tuổi, cân nặng và loại cám mà người nuôi sử dụng.

Bên cạnh cám công nghiệp thì cám gạo cũng chính là thức ăn được sử dụng nhiều cho chó. Loại thức ăn này mang nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho chó và nó được bán rộng rãi. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở những nơi xát gạo hoặc cửa hàng bán cám.

Việc nuôi chó bằng cám mang lại khá nhiều lợi ích cho chúng ta. Nó giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của chó một cách hiệu quả.

Tăng khẩu phần ăn khi chó có dấu hiệu thay lông

Cách thứ hai tốn kém chút nhưng lại an toàn. Đó là gia đình tự nấu cơm cho bầy cún thịt ăn. Chọn mua loại gạo rẻ tiền, cá nát,…nấu chung. Bỏ thêm mắm muối rồi đổ ra từng tô cho ăn.

Giảm kinh phí hơn thì mua cám gạo hoặc cám hay cho gà lợn ăn. Về nấu trong một nồi thật lớn, bỏ mắm muối, có cá, thịt, xương càng tốt. Nấu chín để nguội nguội rồi cho ăn dần. Hết lại nấu mẻ khác.

Nhưng cho ăn cám nhiều thịt chó lại không ngon bằng ăn thức ăn thừa hay cơm gạo. Cuối cùng là tìm một nơi chuyên mua bán chó lấy thịt để cung cấp. Đàm phán giá cả hợp lý và bắt đầu lên kế hoạch lâu dài.

Nuôi cún để bán thì công đoạn chăm sóc, chuẩn bị thức ăn có hơi khó chút. Tuy nhiên thu nhập lại khá ổn định. Chúc các bạn có thêm chút kinh nghiệm và ý tưởng làm giàu từ loài chó thịt.

Phòng chống bệnh tật cho chó

Trong quá trình nuôi chó thịt, chó có thể gặp một số bệnh như: tiêu chảy, cúm, nôn ói,…Chính vì vậy các bạn cần sử dụng một số loại thuốc giúp tăng cường sức đề kháng cho chó. Điển hình như: vitamin, canxi,…. Các bạn cũng nên cho chó ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Những mùa nắng nóng, thay đổi thời tiết là giai đoạn khiến chó dễ ốm nhất. Các bạn cần chú ý phòng bệnh tốt cho chó trong giai đoạn này.

Cách làm chuồng nuôi chó thịt

Thông thường người ta sẽ làm chuồng cho chó bằng 2 loại vật dụng là sắt hoặc gỗ. Mỗi loại đều mang lại những ưu nhược điểm khác nhau:

Làm chuồng bằng sắt

Các bạn có thể đặt chuồng cho chó tại những cửa hàng chuyên đồ sắt. Nếu trong nhà có sẵn những thanh sắt hoặc thép không gỉ thì các bạn cũng có tự làm chuồng cho chó. Các bước khá đơn giản.

Các vật dụng cần sử dụng như: thanh sắt phù hợp, dụng cụ dùng để đo, quần áo và đồ bảo hộ, lưới để dùng làm đáy chuồng, dụng cụ hàn.

Sau khi đã tiến hành chuẩn bị dụng cụ và đo chiều dài, chiều rộng để làm chuồng thì các bạn đã có thể tiến hành thực hiện. Xác định các trụ chính và tiến hành hàn khung chuồng từ trụ chính đó. Sau khi đã thực hiện xong thì tiến hành hàn các trụ phụ, nan phụ, lưới ở đáy chuồng.

Nên xem: Tư vấn cách làm thịt lợn đực hết hôi

Để giúp chó có một chỗ trú khi gặp thời tiết xấu, các bạn cần làm mái che cho chó. Mái che thì bạn có thể dùng tôn hoặc dùng nhựa.

Vào mùa hè thời tiết khá oi bức, các bạn có thể mua thêm những tấm xốp dày để chống nắng cho chó. Cuối cùng các bạn có thể hàn thêm bánh xe để giúp di chuyển chuồng mỗi khi cần thiết.

Làm chuồng bằng gỗ

Việc làm chuồng bằng gỗ có hơi phức tạp hơn so với làm chuồng bằng sắt. Bởi phần đáy của chuồng bạn phải làm sao cho các ô không quá nhỏ và cũng không quá lớn. Đảm bảo chó đi lại trong chuồng một cách dễ dàng.

So với làm chuồng bằng sắt thì làm chuồng bằng gỗ sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên nó lại khó vệ sinh và gây bẩn nhanh hơn so với loại chuồng bằng sắt hoặc thép không gỉ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà các bạn có thể chọn lựa cách làm chuồng riêng cho những chú chó của mình.

Mô hình nuôi chó thịt

Nếu các bạn thường nghe đến mô hình nuôi cá, nuôi gà, nuôi vịt,… thì mô hình nuôi chó chắc hẳn sẽ mới lạ với nhiều người.

Từ trước đến nay chó vẫn được nuôi theo hình thức hộ gia đình và được đem bán cho những lò mổ gia súc. Tuy nhiên do giá trị kinh tế từ việc nuôi chó thịt đã tăng cao nên một số người đã bắt đầu nuôi chó theo mô hình công nghiệp.

Mô hình công nghiệp ở đây là nuôi với số lượng lớn. Chuồng trại được xây tập trung, đồng đều. Mỗi chuồng có thể nuôi từ vài con đến vài chục con tùy thuộc vào kích thước của từng chuồng. Tất cả mọi thứ từ thức ăn, nước uống, tiêm phòng và thuốc men cũng đều được sử dụng một cách đồng loạt.

Một số điểm “đen” trong mô hình nuôi chó thịt

So với những mô hình nuôi gia súc hay gia cầm khác thì nuôi chó công nghiệp có rất nhiều khó khăn. Chó là loài động vật không chịu nhốt và ở yên một chỗ.

Chúng thích chạy nhảy, nô đùa và di chuyển tùy theo ý thích. Tuy nhiên mô hình nuôi chó công nghiệp lại nuôi theo hình thức nhốt.

Việc nhốt nhiều con chó trong cùng một chuồng khiến chúng khó chịu. Từ đó tạo ra những tiếng sủa lớn, mang lại nhiều rắc rối cho cuộc sống con người. Thậm chí những con chó trong cùng một chuồng còn thường xuyên cắn và ẩu đả lẫn nhau.

Một số thực trạng “vi phạm đạo đức” khi nuôi chó thịt

Do việc nuôi chó thịt theo mô hình công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nên một số người đã nghĩ ra những biện pháp “mất nhân tính” để khắc phục.

Theo tìm hiểu từ nhiều trang trại nuôi chó công nghiệp, nhiều chủ đã dùng những biện pháp hoặc thuốc để làm chó bị câm, khiến chúng không thể kêu, sủa.

Thậm chí họ còn sử dụng thuỷ ngân để khiến cho bị điếc, bị mù. Từ đó chó sẽ rơi vào trạng thái đờ đẫn, mất phương hướng và không còn muốn ra khỏi chuồng chạy nhảy nữa.

Nên xem: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn và cách phòng ngừa

Tuy việc nuôi chó thịt theo mô hình công nghiệp đem lại lợi nhuận rất lớn nhưng xã hội cũng cần lên án những hành động độc ác này của một bộ phận người nuôi chó thịt.

Một số lưu ý khi nuôi chó thịt

Để chó có thể phát triển tốt và mang lại nhiều chất lượng, lợi nhuận thì các bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Khi nuôi chó thịt, dù ở quy mô lớn hay quy mô nhỏ, các bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại. Việc dọn sạch sẽ chuồng mỗi ngày sẽ giúp cho có một không gian sống thoáng mát, thoải mái hơn.

Đồng thời việc này cũng giúp chó hạn chế được tình trạng nhiễm bệnh trong những ngày oi bức, nắng nóng.

Kiểm tra sức khỏe, tình trạng trên lông da chó thường xuyên

kỹ thuật nuôi chó thịt

– Thú nuôi này hay mắc nhiều loại bệnh như: chó bị viêm áp xe. Mà bệnh lại có tính lây lan. Vì thế cần kiểm tra sức khỏe, tình trạng trên lông da của bọn cún để đảm bảo chúng vẫn an toàn.

– Thịt cầy là món ăn ưa thích của nhiều người. Hơn thế giá thành lại không thấp. Mỗi con cũng khoảng 3-400 ngàn. Bởi vậy nạn câu chó không có nơi nào không phổ biến. Chuồng trại cần chắc chắn. Then chốt, cửa ải phải an toàn.

– Người ta bảo chó là loài vật trung thành. Cũng không ít trường hợp nuôi chúng đến khi mến nó lại không nỡ bán.

Kỹ thuật nuôi chó thịt

Nuôi chó thịt tưởng dễ dàng nhưng các bạn cũng cần phải biết một số điều sau đây:

Chọn giống

Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay thì có rất nhiều loại chó đã được lai tạo và ra đời. Để chọn được một loại giống chó vừa mang lại chất lượng thịt cao lại mau lớn quả là điều không hề dễ dàng.

Để tạo ra những thế hệ chó con có sức khỏe tốt thì các bạn cần chọn chó đực có sức khoẻ tốt.

Mỗi một chú chó đực có thể phối giống cho khoảng 15 chó cái. Theo ước tính trung bình thì mỗi năm một chó đực giống có thể tạo ra khoảng 60 chú chó con.

Phối giống

Sau khi chó con lớn có thể tiếp tục cho phối giống để sinh sản. Tuy nhiên các bạn cũng cần nghiên cứu hệ phả và sức khoẻ của đời sau để xác định những giống chó đạt chất lượng tốt.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chó cái

Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chó cái khi mang thai là một trong những vấn đề rất quan trọng. Điều này quyết định chất lượng của những thế hệ chó sau này.

Khi mang thai ngoài khẩu phần ăn hằng ngày chó mẹ cần được cho ăn thêm nhiều chất dinh dưỡng khác. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm nửa cân thịt nạc hoặc trứng, sữa tươi.

Việc nuôi chó thịt ngày càng phát triển trong nền chăn nuôi nước nhà. Để việc nuôi chó thịt được hiệu quả và tiết kiệm chi phí, công sức thì các bạn hãy đón đọc bài viết nhé! Hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết sau.

Theo: Nguyễn Hiền

2.8/5 - (9 bình chọn)

Từ khóa » Diễn đàn Nuôi Chó Thịt