Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng - Trại Cá Giống
Có thể bạn quan tâm
Ở một số địa phương, đã có rất nhiều bà con nông dân áp dụng việc nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng hiệu quả nhất.
Cách xây bể xi măng nuôi lươn không bùn
Contents
- 1 Cách xây bể xi măng nuôi lươn không bùn
- 2 Nguồn nước nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
- 3 Chọn và thả giống lươn
- 4 Cách chăm sóc lươn
- 5 Cách phòng bệnh cho nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
- 6 Một số bệnh thường gặp ở lươn và cách phòng tránh
- 6.1 Bệnh sốt nóng
- 6.2 Bệnh lở loét
- 6.3 Bệnh tuyến trùng
- 7 Cách thu hoạch lươn trong bể xi măng
- Mỗi bể xi măng để nuôi lươn cần có diện tích từ 5 – 10 m2. Đáy bể xây hơi dốc về phía cống thoát nước để thuận lợi cho việc thay nước và vệ sinh bể. Thành bể phải có chiều cao tương đương từ 0,8 – 1m và độ dày từ 10 – 15 cm.
- Bên trong bể xi măng, phần đáy bể cần được đổ xi măng hoặc ốp các loại gạch men láng bóng, giúp lươn chắc chắn không bị tổn thương và trầy xước. Lưu ý phần miệng cống phải được bịt kín bằng lưới sao cho lươn không chui ra ngoài qua miệng cống được.
- Trong bể thả giá thể bằng tre, gỗ làm từ 3 khung tre cách nhau 10cm để lươn có nơi trú ẩn. Có thể mua giá thể nuôi lươn 3A để tiết kiệm thời gian và công sức làm các giá thể thủ công. Lươn là loài ưa sống tại nơi có hoàn cảnh râm mát, bạn nên dùng mái che đậy bể.
Nguồn nước nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
- Bên ngoài bể nuôi nên đặt một bể chứa nước để lọc và thay nước cho lươn thường xuyên. Mỗi lần thay nước, nước đó phải đảm bảo có nhiều khí oxy, được diệt khuẩn cẩn thận và có nhiệt độ trung bình từ 25 – 27 độ C và có độ pH từ 7 – 8,5.
- Bạn cần cấp nước và thả thân chuối hột vào khoảng 10 – 15 ngày. Sau đó xả bỏ nước này nhiều lần và rửa bể bằng nước sạch. Giá thể cũng nên ngâm vào bể. Cuối cùng là cho nước vào bể nuôi, duy trì mực nước cao từ 25 – 30 cm.
Chọn và thả giống lươn
- Thời vụ thả:
Miền Bắc : từ tháng 3 đến tháng 4 (dương lịch)
Miền Nam: khoảng tháng 9-10 (dương lịch)
- Mật độ thả:
Đối với lươn con khoảng 10 ngày tuổi có thể thả ở mật độ 200-300 con/m2. Có thể nuôi trong các xô nhựa, bể nhỏ hay bên trong các túm dây nilon treo để lươn con bám vào để thở. Đến khi được 20 – 30 ngày tuổi, có thể chuyển ra nuôi ở các bể nuôi đã chuẩn bị.
Khi lươn đã lớn không nên nuôi với mật độ quá dày. Bạn nên nuôi với mật độ 40 – 60 con/m2. Khi lươn lớn hơn, bà con có thể nuôi với mật độ là 20 – 25 con/m2.
- Chọn giống:
Bạn có thể chọn giống lươn là bắt từ tự nhiên hoặc mua con giống tại các cơ sở bán các giống lươn. Để việc nuôi lươn trong bể xi măng đem lại năng suất cao, những con lươn nên có khỏe mạnh, kích thước đều nhau, không bị trầy xước, không bị tổn thương hay bị dị tật.
Cách chăm sóc lươn
- Lươn chủ yếu ăn các loại động vật như: cá tạp, giun, ốc, hến… Để cho lươn nuôi ăn bạn cần xay nhỏ rồi hấp chín thức ăn và tăng cường bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin C với liều lượng 4 – 5g/1kg thức ăn.
- Trong 7 – 10 ngày nuôi đầu tiên, bạn chỉ nên cho lươn ăn 1 bữa- buổi tối. Sau đó, tập cho lươn ăn sớm hơn trước. Khi lươn đã ăn khỏe hơn, nên cho ăn 2 lần/ ngày. Lượng thức ăn mỗi ngày: 5 – 7 % trọng lượng của cả đàn.
- Sau 3 tháng nuôi, lươn đạt khối lượng từ: 50 – 70 con/kg. Thức ăn lúc này là: cá tạp (mè, trôi) được nấu chín, đạt 3-5% khối lượng lươn, ngày cho ăn 1 lần vào lúc 18-19h.
- Sau 6-7 tháng, lươn đạt khối lượng từ: 0,2 – 0,3 kg/con (đạt giá trị thương phẩm) là lúc bán ra thị trường.
- Khi cho ăn, nên tập cho lươn được ăn vào giờ đã cố định, rắc thức ăn lên một tấm sàn tre đã được chuẩn bị có kích thước 0,8 x 1 m nhẵn hoặc sàng lưới đặt trên giá thể.
Cách phòng bệnh cho nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
Lươn rất mẫn cảm với môi trường nước ở bên trong bể nuôi. Một số loại bệnh ở lươn là do môi trường bị ô nhiễm và bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, bà con có thể phòng bệnh cho lươn với một số biện pháp sau:
- Chọn các con giống khỏe mạnh, có kích thước đồng đều, không bị bệnh, trầy xước và dị tật.
- Trước khi thả lươn vào bể nuôi, phải tắm cho lươn bằng nước muối khoảng: 3% và từ 15-20 phút để phòng bệnh.
- Bể nuôi phải được xử lý một quy trình nghiêm ngặt trước khi thả lươn vào bể.
- Trong khoảng 2 tháng đầu, cần thay toàn bộ nước trong bể nuôi mỗi ngày một lần.
- Từ tháng thứ 2 trở đi, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh bể để thay nước cho bể theo một cách hợp lý
- Nguồn nước để nuôi lươn trong bể xi măng phải sạch, đủ oxy và được diệt khuẩn cẩn thận để loại bỏ ký sinh trùng.
- Theo dõi tình trạng đàn lươn, nếu thấy con nào có dấu hiệu bị bệnh cần lập tức tách ra khỏi đàn và tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp phòng tránh kịp thời.
- Dùng thuốc tím (KMnO4) hoặc một số chế phẩm sinh học dùng riêng cho các loài thủy sản nước ngọt định kỳ sau 10 – 15 ngày với liều lượng là: 2 – 3 g/m3 nước và dùng tạt đều khắp bể để phòng các bệnh cho lươn.
- Đảm bảo nhiệt độ nước luôn ổn định ở mức 23 – 27 độ C để tránh làm lươn bị sốc khi bắt đầu thả vào bể.
Một số bệnh thường gặp ở lươn và cách phòng tránh
Bệnh sốt nóng
Nguyên nhân nhiễm bệnh: Do mật độ nuôi quá dày, hàm lượng oxy giảm và dẫn tới việc không đủ để cung cấp cho lươn. Lươn sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nóng.
Dấu hiệu nhận biết: Lươn trong bể hay quấy hay cuộn chặt lại , độ nhớt và nhiệt độ nước trong bệ tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, đầu của lươn bị sưng phồng và có hiện tượng chết hàng loạt.
Cách phòng trị: Bạn lập tức giảm mật độ nuôi bằng cách san bớt chúng sang bể khác. Thay nước mới cho bể và dùng dung dịch Sunphat đồng 0.07% có liều lượng 0,5 – 0,7g/m3 nước. Tiến hành thay nước sau 24 giờ.
Bệnh lở loét
Nguyên nhân: Bệnh thường do các loại ký sinh trùng gây ra. Lươn khi bị trầy xước, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết: Trên thân lươn xuất hiện các vết tròn hay bầu dục, toàn thân bị lở loét. Lươn khi mắc bệnh thường gặp khó khăn khi bơi và không thể ngoi lên khỏi mặt nước. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè (tháng 5 – tháng 9).
Cách phòng trị : Sát trùng bể nuôi đúng cách bằng vôi trước khi thả lươn vào bể. Con lươn giống phải được tắm nước muối để diệt khuẩn trước khi thả nuôi. Trong mùa hay xuất hiện mầm bệnh, cần hòa tan 2 – 3 g thuốc tím/m3 nước hoặc dùng 1 – 1,5g dung dịch Iodine/m3 nước và tạt đều khắp bể.
Bệnh tuyến trùng
Nguyên nhân: Do các loại ký sinh trùng đường ruột gây ra làm cho lươn bị viêm ruột sưng đỏ.
Dấu hiệu bệnh: Nếu có một lượng lớn ký sinh trùng, hậu môn của lươn sẽ bị sưng đỏ. Lươn bị bệnh yếu và sẽ bị chết.
Cách phòng trị: Giống như cách phòng của bệnh lở loét.
Cách thu hoạch lươn trong bể xi măng
Sau nuôi 3– 5 tháng lươn đã đạt thương phẩm thì tiến hành thu hoạch lươn. Trước khi thu hoạch thì cho lươn nhịn ăn 1 ngày.
Khi bắt lươn, dùng vợt xúc nhẹ nhàng để tránh làm lươn bị trầy xước, không được giá. Thả lươn vào thùng xốp để vận chuyển ở quảng đường xa.
Sau khi thu hoạch xong một vụ, cần tiến hành vệ sinh sạch bể nuôi. Tránh lây bệnh cho lứa nuôi tiếp theo.
Hi vọng với những thông tin về kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng mà trại cá giống Quang Nguyên đã cung cấp sẽ giúp bà con áp dụng một cách hiệu quả. Hãy theo dõi trang chúng tôi thường xuyên để có những bài viết hữu ích hơn nhé!
SĐT: 0394226990
Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen
Website: https://traicagiong.com/
Từ khóa » Cách Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng
-
Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng - Mô Hình Làm Giàu Mới Của Bà Con Chăn ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng, Composite
-
MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN TRONG BỂ XI MĂNG THEO ...
-
Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng – Hướng đi Mới ở Huyện Mỹ Tú
-
Nuôi Lươn Không Bùn, Lội Vào Bể Xúc Bán Hàng Tấn, Nông Dân Hậu ...
-
Làm 8 Bể Xi Măng Nuôi Lươn Không Bùn, Cứ Bán 1 Lứa Lời Hơn 30 Triệu
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng được áp Dụng Rộng Rãi
-
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Trong Bể Xi Măng
-
Khám Phá Cách Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng Hiệu Quả Nhất
-
Nuôi Lươn Không Bùn To Bự Dày đặc Trong Bể Xi Măng, Nông Dân 8X ...
-
Tìm Hiểu Thiết Kế Bể Nuôi Lươn Không Bùn Theo Mô Hình Mới
-
Nuôi Lươn Không Bùn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Huyện Tây Hòa: Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi ...