Tìm Hiểu Thiết Kế Bể Nuôi Lươn Không Bùn Theo Mô Hình Mới

Mục Lục

  • 1.Cách xây bể nuôi lươn không bùn
  • 2.Những lưu ý khi xây bể nuôi lươn không bùn

Lươn sinh sản vào tháng 4 - 5 âm lịch nên có thể bắt giống thả nuôi lươn thịt từ giữa tháng 6 âm lịch. Nuôi 5 -6 tháng thì thu hoạch.

>>> Xem thêm: Phòng trị một số bệnh thường gặp ở lươn

Tìm hiểu thiết kế bể nuôi lươn không bùn theo mô hình mới

Cách xây bể nuôi lươn không bùn

- Bể xi măng mặt trong ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt (để tránh cho lươn bị trầy xướt) hay đơn giản hơn là dùng tre đóng thành khung nổi trên mặt đất và lót bạt. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 - 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 - 1 m, trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài. Chi phí để xây dựng một bể nuôi không bùn các bạn tự đầu tư hạch toán sao cho phù hợp 

Những lưu ý khi xây bể nuôi lươn không bùn

- Vị trí yên tĩnh, có bóng mát, dễ lấy nước và thoát nước ,làm mái che bán mái hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.

- Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa ,chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước .Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát.

- Bể nuôi lươn nếu xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày).

- Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn

- Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt (lưới lan) loại dày.

Từ khóa » Cách Nuôi Lươn Không Bùn Trong Bể Xi Măng