Kỹ Thuật Sản Xuất ếch Giống Thái Lan
Có thể bạn quan tâm
1. Tuyển chọn và nuôi vỗ ếch bố mẹ
Chọn một số con ếch tốt từ ao ếch thịt để nuôi vỗ cho sinh sản. Ếch một tuổi đã bắt đầu tham gia sinh sản, ếch loại 2 - 3 tuổi sẽ có chất lượng sinh sản tốt hơn: thu được số lượng nhiều hơn, trứng to, nở con mập mạp, có sức sống mạnh, nuôi mau lớn. Con cái đẻ năm thứ nhất được 2.500 - 3.000 trứng (đẻ 2 đợt/năm). Nhưng con cái 3 - 4 tuổi đẻ 2 đợt trong năm đến 4.000 - 5.000 trứng. Ếch đẻ đợt 2 cách đợt đầu khoảng 3 tuần lễ. Ấp nhân tạo có thể đạt tỷ lệ nở 90%.
- Ếch sinh sản có thể nuôi chung đực, cái trong một ao, vườn. Song nếu có diện tích rộng thì nuôi riêng ra 2 ngăn (thời gian nuôi riêng khoảng 1 tháng trước khi đẻ). Khi cho ếch đẻ, thả ếch đực vào hồ trước, đến chập tối mới thả ếch cái vào và phun mưa nhân tạo để kích thích ếch bắt cặp, sinh sản.
- Mật độ cho đẻ 5 cặp/m2.
- Chế độ nuôi vỗ nên tăng tỷ lệ đạm động vật trong thức ăn, chẳng hạn 40% cá xay + 60% bột ngũ cốc hoặc thức ăn viên có độ đạm 25%.
Việc chăm sóc, quản lý giống trong giai đoạn này như nuôi ếch thịt.
2. Cho ếch đẻ
Hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, ếch cái phát dục có bụng phình to và mềm. Khi đã có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực báo hiệu thì 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đẻ. Nếu gặp được trời mưa hoặc chủ động bơm nước mới vào mương ao, thì đêm hôm đó ếch đực kêu vang mời gọi ếch cái đến cặp đôi, ôm lấy nhau đẻ trứng và thụ tinh sát mép nước. Trứng trôi xuống nước nổi thành từng đám tròn có màng nhầy liên kết. Đầu đen của trứng xoay lên phía trên để nhận ánh sáng.
3. Ương trứng
Ương ngay trong ao: Ao phải mới được tát dọn sạch sẽ, nước ao không nhiễm bẩn thì có thể để nguyên các ổ trứng trong ao, mương, cho nở tự nhiên. Ương cách này giảm được công vớt trứng và không sợ sự va chạm làm vỡ trứng. Ương trong ao, nòng nọc sẽ có nguồn thức ăn tự nhiên nhưng sẽ không tránh khỏi sự hao hụt do các sinh vật khác sát hại. Khoảng nửa tháng sau thì vớt nòng nọc về ương trong bể, ao riêng. Hàng ngày cho nòng nọc ăn thêm bột mì, bột gạo rắc xuống ven bờ ao. Số lượng 200-300 g/10.000 con trong ngày. Hoặc sử dụng thức ăn viên cho cá giống (độ đạm 40%); hoặc cho ăn trùn chỉ.
- Ương trong giai hoặc bể: Các ổ trứng ếch đẻ rải rác ở ao, rãnh trong vườn về tập trung một chỗ, dễ dàng quản lý, chăm sóc, hạn chế được sự hao hụt do sinh vật khác giết hại.
+ Sử dụng giai chứa cá bột may bằng lưới nilông. Cắm cọc xuống ao cách bờ 1 m để buộc giai (tựa như chiếc mùng lật ngược). Đảm bảo nước ao thoáng, sạch.
+ Hoặc dùng gạch xếp thành hình chữ nhật có kích thước 1,0 m x 0,8 m x 0,3 m. Bên trong lót tấm nilông. Đổ nước sâu 20 cm để ương trứng.
- Cách vớt trứng Ếch đẻ ban đêm, buổi sáng sớm đi vớt trứng ngay, nếu để lâu, trứng trương nước vớt dễ vỡ. Dùng đĩa hoặc chậu nhỏ hớt nguyên cả mảng trứng rồi đỗ nhẹ nhàng vào một chậu to đựng nước. Khi trứng đã kín chậu thì chuyển về bể hoặc giai. Không để các mảng trứng chồng lên nhau dày đặc và vón cục, trứng sẽ ung.
- Mật độ ương: (trong giai hoặc bể) 10.000 - 30.000 trứng/m2. Nhiệt độ nước thích hợp 25 - 300C thì sau 18 - 24 giờ trứng nở thành nòng nọc.
Nếu để nhiệt độ nước nóng tới 34 - 360C, nòng nọc sẽ chết.
4. Nuôi nòng nọc từ khi mới nở đến 7 ngày tuổi
Sau khi trứng nở, nòng nọc còn yếu ớt, lắng xuống đáy bể (hoặc đáy giai) 3 giờ sau mới ngoi lên thở và bám quanh thành bể.
- Ương trong bể khi trứng nở hết phải vớt hết vỏ trứng và màng nhớt lắng dưới đáy rồi thay nước bể. Thay bằng nước giếng hoặc nước ao trong sạch.
- Ba ngày đầu nòng nọc sống nhờ chất noãn hoàn dự trữ trong cơ thể (cũng giống như cá bột).
- Từ ngày thứ tư nòng nọc đã có thể ăn được các động vật phù du cỡ nhỏ ở trong nước.
Nhưng ương trong bể lại dùng nước giếng không có sinh vật phù du nên ta phải cho ăn lòng đỏ trứng: Trứng vịt luộc lấy lòng đỏ bóp nhuyễn rắc đều xung quanh bể. Cứ 10.000 con, cho ăn ngày 4 quả chia 2 bữa sáng và chiều. Khi nòng nọc ăn mạnh thì cho tăng số trứng.
- Định kỳ thay nước ngày 1 lần; thay nước trước khi cho ăn; và nâng mực nước lên cao dần. Mỗi lần thay 2/3 lượng nước cũ.
- Nếu ương trong giai cũng có thể cho ăn như trên, hoặc thức ăn viên nhỏ (độ đạm 40%).
Hàng ngày lấy tay nhẹ nhàng té nước xung quanh giai cho nước được thông thoáng.
5. Ương nòng nọc từ 8 ngày tuổi lên ếch giống
- Ngày thứ 8: Chuyển nòng nọc từ bể (hoặc giai) ra ao ương rộng rãi hơn. Nếu để lâu trong bể ương, nòng nọc sống chật chội sẽ chậm lớn và thường tranh ăn, cắn đuôi nhau gây tử vong.
Nếu trứng tự nhiên trong ao thì sau 45 ngày mới cần chuyển sang ao ương riêng. Ao ương lúc này có diện tích vài chục mét vuông trở lên. Chiều cao nước 0,5 - 1 m. Bờ ao được xây cao để giữ ếch giống.
Ao được tát dọn, tẩy vôi và bón phân hữu cơ trước đó mấy ngày để trừ địch hại và gây sinh vật phù du làm thức ăn cho nòng nọc.
Mật độ thả 1.500 – 2.000 con/m2.
Cho ăn bổ sung thức ăn tổng hợp: Tỷ lệ 70 - 80% bột ngũ cốc (ngô, cám, gạo) và 20 - 30% đạm động vật. Tất cả được nấu chín nhuyễn. Nếu là cám gạo không được lẫn bổi, nòng nọc ăn khó tiêu, trướng bụng.
Lượng thức ăn hàng ngày 0,5 - 1 kg/10.000 con. Rắc thức ăn xung quanh ao, nòng nọc thường bơi lội gần bờ.
- Ngày thứ 15 - 21: Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân sau. Lúc này phải tăng cường theo dõi sự biến thái của nòng nọc, bảo đảm môi trường nước, trừ địch hại và điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp.
Nếu mật độ dày cần san bớt sang ao khác (500 - 1.000 con/m2).
Ngày thứ 27 - 30: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước và phải ngoi lên mặt nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần.
Thả bèo tây xuống 1/2 mặt ao và thả thêm tấm ván nổi quanh mép nước làm bè cho nòng nọc.
Trong thời gian nòng nọc mọc chân, giảm đi 1/3 lượng thức ăn tinh vì chúng sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi cho đến khi đuôi tiêu biến hết và thành chú ếch con leo lên ngồi trên bèo, các tấm ván nổi và quanh mép nước, cho ếch ăn ngay.
Cho ếch ăn bằng thức ăn viên nổi của cá giống (độ đạm 40%).
Ngày cho ăn 2 - 4 lần sáng, trưa, chiều và tối. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng cơ thể ếch; 1 kg thức ăn cho 1.000 con/ngày. Cho ăn đúng giờ vào những địa điểm cố định. Thường xuyên quan sát khả năng ăn của ếch để điều chỉnh. Vệ sinh các mâm ăn của ếch trước khi cho ăn.
- Ngày thứ 45 - 50: ếch con đạt cỡ 100 - 200 con/kg, có thể thu hoạch bán giống.
P.Loan
Từ khóa » ếch Nuôi Bao Lâu Thì đẻ
-
Cẩm Nang Nuôi Và Sản Xuất Giống ếch Công Nghiệp
-
Nuôi ếch Sinh Sản: Sau Bao Lâu Trứng ếch Nở? | VTC16 - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Ếch Bố Mẹ Và Sinh Sản Ếch Giống - Tiệp Phát
-
Cách Nuôi ếch Sinh Sản đạt 100% - Tép Bạc
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Bố Mẹ
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Sinh Sản - Tạp Chí Thủy Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Giống Và Dưỡng ếch Bố Mẹ Xuống Trứng Sớm
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Ếch Sinh Sản Như Thế Nào - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch đơn Giản Tại Nhà - Nhanh Cho Thu Hoạch - WikiOhana
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Sinh Sản. Kỹ Thuật Sản Xuất ếch Giống Năng Suất
-
Kỹ Thuật Nuôi ếch Chi Tiết Từ A – Z Cho Người Mới Bắt đầu
-
Mô Hình Nuôi Ếch Thương Phẩm - De Heus Vietnam
-
Mô Hình Nuôi ếch Sinh Sản - UBND Tỉnh Trà Vinh