KỸ THUẬT SIÊU ÂM KHỚP HÁNG SÀNG LỌC TRẬT KHỚP HÁNG ...

Bài liên quan: Trật khớp háng bẩm sinh 

GIẢI PHẪU SIÊU ÂM KHỚP HÁNG 

Hình 1. Sơ đồ khớp háng trẻ sơ sinh

Hình 2. Giải phẫu siêu âm

1. Chỉ định

– Có tiếng kêu “click” khi cử động khớp háng

– Không đối xứng hai khớp háng

– Tiền sử gia đình có anh chị em bị trật khớp háng bẩm sinh

– Ngôi mông

– Dạng chân kém

– Có dị tật bàn chân

2. Hạn chế: nếu trẻ trên 6 tháng, khớp háng cốt hoá sẽ gây cản trở siêu âm gây khó khăn nhận định kết quả. Nếu trẻ 12 tháng trở lên thay siêu âm bằng x quang.

3. Trang thiết bị

Đầu dò phẳng 7 – 12 MHz, nếu không nhìn rõ sụn ổ cối cần giảm tần số của đầu dò.

4. Tư thế

Trẻ nằm ngửa, chân khép và gấp (như trong ảnh)

Sử dụng lát cắt coronal chếch đầu dò sao cho thấy xương chậu nằm song song với đường chân trời (thông thường đầu dò hướng xuống dưới và ra sau khoảng 200 so với mặt giường).

Hình 3. Tư thế bệnh nhân và đặt đầu dò

5. Phiên giải kết quả

5.1. Theo phương pháp GRAF: dựa vào góc alpha và phần trăm che phủ của ổ cối vào chỏm xương đùi

Hình 4. Cách kẻ các đường thẳng dựa theo mốc để phần mềm máy cho ra số đo gốc alpha và độ che phủ ổ cối

Tiêu chuẩn

1. Thấy xương chậu song song với đường chân trời.

2. Thấy rõ đường viền ổ cối

3. Chỏm xương đùi hình tròn

Phân loại góc α % che phủ
Type 1 (bình thường) > 600 > 50%
Type 2 loạn sản nhẹ  43-590 40- 50%
Type 3 (loạn sản, bán trật) < 430 < 40%
Type 4 (trật nặng) 0

Trả lời kết quả

Trật hay không

Khớp lỏng lẻo hay không

Độ che phủ chỏm xương đùi  % (được tính sẵn dựa trên phần mềm của máy siêu âm)

Góc alpha? góc beta?

Hình thái chỏm: tròn, góc, phẳng

5.2. Phương pháp tính độ che phủ chỏm xương đùi

Dựa vào hai chỉ số:

– Độ che phủ: bệnh lý <50%

– Khoảng cách đáy ổ cối – chỏm xương đùi: bệnh lý > 6 mm

Hình 5. Cách đo đạc hai chỉ số: độ che phủ và khoảng cách xương đáy ổ cối (xương mu) – chỏm xương đùi

Kết luận: nhận định kết quả có thể dựa vào một trong hai phương pháp. Nếu máy cài sẵn chế độ đo đạc chỉ cần xác định các mốc vẽ máy sẽ tự tính và đưa ra thông số.

Nhìn chung, phương pháp đo phần trăm che phủ chỏm và khoảng cách chỏm – ổ cối được ưa dùng hơn.

DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG 

Từ khóa » Chẩn đoán Trật Khớp Háng Bẩm Sinh