Kỹ Thuật Thương Lượng: Những Thuyết Khách Trung Quốc Nhiều "kế ...
Có thể bạn quan tâm
Trở lại trang chủ
Doanh nghiệp
Đối thoại Doanh nhân Trung Quốc có rất nhiều "kế sách" trong thương thuyết, có lẽ tiếp thu từ các thuyết khách trong lịch sử. >>Loạt bài về kỹ thuật thương lượng Bối cảnh lịch sử Lịch sử Trung Quốc chắc hẳn không xa lạ đối với người Việt. Một cách tổng quát, Trung Quốc được cai trị qua các triều đại khác nhau, xưa nhất còn ghi nhận được là nhà Hạ tồn tại khoảng 2.200 năm trước công nguyên và kết thúc nhà Thanh năm 1911. Bằng cách mạng Tân Hợi, lịch sử Trung Quốc được tiếp nối bởi nền Cộng hòa Trung Hoa do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Trải qua nhiều năm chiến tranh giải phóng đất nước, năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền và lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến nay. Về phân chia hành chính, Trung Quốc có 22 tỉnh, năm khu tự trị và ba thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải). Cần nhớ rằng Đài Loan có trong danh sách của 22 tỉnh nêu trên. Và gần đây, từ ngày 1/7/1997 còn có Hồng Kông và sau đó là Macau, hai khu hành chính đặc biệt. Định vị văn hóa Tập quán trong nhận thức: Doanh nhân Trung Quốc, nói chung, rất thận trọng với những thông tin đến từ bên ngoài, các thông tin đó bao giờ cũng được đối chiếu, so sánh với những kinh nghiệm của họ. Điều quan trọng khi thương lượng: Hai việc doanh nhân Trung Quốc rất quan tâm khi thương lượng: trước hết là việc này hiện có phù hợp với đường lối của Trung Quốc không; kế đó là, trực cảm và kinh nghiệm riêng của họ có cảm thấy ổn chưa. Các dữ kiện, số liệu, nghiên cứu khoa học… cũng được chú ý nếu nó không ngược lại với hai điều kiện tiên quyết trên. Họ quyết định trong hoàn cảnh nào? Doanh nhân ở khu vực quốc doanh dù quyết định thường lệ thuộc vào nhiều cấp chủ quản, nhưng cá nhân cũng có ảnh hưởng trong thẩm quyền cho phép. Ở khu vực tư doanh, dù tự quyết hơn, nhưng quyết định cũng mang tính tập thể. Tính tập thể khá chặt chẽ trong tiến trình đi tìm một quyết định chung cuộc trong làm ăn ở Trung Quốc. Điều tạo ra sự yên tâm: Gia đình, trường học, nơi làm việc và cộng đồng cư ngụ là cấu trúc căn bản tạo sự yên tâm cho người Trung Quốc. Đạt được sự hài hòa giữa mọi người là điều xã hội Trung Hoa phấn đấu. Các lời khuyên thực tiễn khi thương lượng - Thời gian thuận lợi nhất để đến Trung Quốc bàn bạc công việc làm ăn là từ tháng 4 đến tháng 6, và từ tháng 9 đến tháng 10. Đừng đến vào dịp Tết Nguyên Đán (các hoạt động ở Trung Quốc ngưng trệ nhiều tuần vào dịp này). - Hãy chuẩn bị tư thế để được giới thiệu đi gặp hết cấp này đến cấp nọ khi thăm viếng thương lượng làm ăn tại đây. - Doanh nhân Trung Quốc có rất nhiều "kế sách" trong thương thuyết (có lẽ tiếp thu từ các thuyết khách trong lịch sử) cho nên họ thường kéo dài các cuộc thương lượng để đạt được nhiều ưu thế hơn nữa. Nhiều khi họ yêu cầu tái thương lượng sát ngay ngày bạn chuẩn bị bay về… - Đừng bao giờ nói quá về khả năng thật của mình, vì văn hóa Trung Hoa xem khiêm cung là một loại đức hạnh. - Doanh nhân Trung Quốc hiện vẫn còn giữ thói quen xem ngày lành tháng tốt trước khi ra quyết định hay ký kết, nên đừng ngạc nhiên nếu như mọi việc dù đã sắp xếp xong nhưng việc ký lại được dời qua một ngày khác. - Cẩn thận với hệ thống đo lường. Dù hiện đã phổ biến các đơn vị đo lường quốc tế nhưng trong một số mặt hàng truyền thống hoặc do thói quen họ vẫn nghĩ và tính theo đơn vị đo lường truyền thống như: lạng, cân, bộ… - Nhớ dùng danh thiếp có in chữ Hoa trên mặt kia. Tiếng Anh chỉ phổ biến chừng mực ở Trung Quốc. Mặt chữ Hoa nếu in bằng mực có nhũ vàng là tốt nhất. - Cần biết ít nhiều lịch sử và văn hóa Trung Hoa khi đến đây làm ăn. Người Trung Hoa rất thích những người khách yêu mến lịch sử và văn hóa đất nước họ. - Cần kiên nhẫn, việc trễ nãi ở đây là thường xuyên, phải giấu các biểu lộ tình cảm, đừng thúc hối quá về thời hạn cuối cùng mà công việc phải dứt điểm. - Khi được mời tiệc, nhớ ăn rất ít các món dọn lên đầu tiên, bởi một bữa ăn có thể có đến hai chục món. - Khi chỉ một vật gì hoặc giới thiệu một ai đó, hãy xòe cả bàn tay hướng về người hay vật đó, đừng chỉ bằng một ngón tay. - Khi kết thúc cuộc họp, hãy chào và ra về trước đoàn đối tác.Từ khóa » Thuyết Khách
-
Thuyết Khách - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thuyết Khách / 說客 - Âm Khuyết Thi Thính, Tân Lạc Trần Phù
-
Thuyết Khách Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "thuyết Khách" - Là Gì?
-
Âm Khuyết Thi Thính Ft Tân Nhạc Trần Phù | 說客 - 音闕詩聽 - YouTube
-
Từ Điển - Từ Thuyết Khách Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Thuyết Khách Là Gì, Nghĩa Của Từ Thuyết Khách | Từ điển Việt
-
Học Làm Thuyết Khách - Radio Free Asia
-
Thuyết Khách - Duyên Dáng Việt Nam
-
Từ Thuyết Khách Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
'thuyết Khách' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Thủ Tướng Đức Sang Trung Quốc Thuyết Khách - Tuổi Trẻ Online
-
Thuyết Khách Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky