Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Ruột đỏ Năng Suất Vượt Trội
Có thể bạn quan tâm
1. Một số đặc điểm cây hồng xiêm ruột đỏ
- Là cây có nguồn gốc từ Thái Lan, du nhập vào nước ta và được trồng đầu tiên ở một số tỉnh miền Nam.
- Quả to, màu thịt quả đỏ bắt mắt. Chiều dài quả đến 17 cm, có dạng thuôn dài. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon và ngọt sắc, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
- Cây hồng xiêm ruột đỏ là loại cây khỏe mạnh và cho năng suất rất cao nên nhiều nhà vườn dần thay thế các giống hồng xiêm cũ.
- Giá trị dinh dưỡng của hồng xiêm ruột đỏ: Hàm lượng vitamin A trong hồng xiêm ruột đỏ cao hơn 1,5 lần hồng xiêm thường. Hàm lượng các khoáng chất như sắt, magie và hàm lượng đường cùng chất xơ cao cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng rất tốt.
2. Các tiêu chuẩn chọn giống hồng xiêm ruột đỏ
- Hồng xiêm có thể trồng từ hạt hoặc có thể từ cây ghép hay cây chiết. Tuy nhiên, yếu tốt quyết định là giống phải có nguồng gốc rõ ràng. Chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở các nơi có địa chỉ không rõ ràng.
- Hiện nay, hồng xiêm ruột đỏ hầu hết đều được nhân giống bằng phương pháp ghép cây. Những cây con giống được ghép sẽ mang nguồn gen của cây mẹ nên cho quả to đều và năng suất cao.
Giống cây hồng xiêm ruột đỏ đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm
- Cây giống đạt một số tiểu chuẩn sau: Cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại. Tuổi cây xuất vườn: Sau khi ghép từ 4 – 5 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 1 – 2 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng trực tiếp từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.
3. Thời vụ trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
- Trồng hồng xiêm ruột đỏ thích hợp nhất đối với miền Bắc vào mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và độ ẩm đều tốt.
- Còn phía Nam, trồng hồng xiêm ruột đỏ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% Kích thích ra rễ > |
4. Kỹ thuật chọn và làm đất trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
- Cây hồng xiêm ruột đỏ là loại cây không quá kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thị nhẹ có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên hồng xiêm không chịu được úng ngập nên cần loại đất tơi xốp thoát nước tốt giàu dinh dưỡng.
- Kỹ thuật đào hố trồng và bón lót
+ Kích thước hố rộng 0,6 – 0,8 m, sâu 0,6 – 0,8cm.
+ Bón lót cho tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.
- Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được. Công việc đào hố bón lót cần phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
5. Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
- Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.
- Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
6. Kỹ thuật bón phân cho cây hồng xiêm ruột đỏ
- Rễ cây hồng xiêm ruột đỏ thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho cây hồng xiêm ruột đỏ không nên bón xa gốc và bón quá sâu.
- Bón lót: Bón lót cho tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.
- Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13.
- Khi cây lớn ở giai đoạn cho quả có thể bón với lượng 50 – 100 kg phân chuồng + 0,6 – 1,0 kg ure + 0,6 – 1,0 kg sulfat kali cho một gốc cây.
- Kỹ thuật bón: Đào rãnh sâu từ 10- 15 cm, theo 3/4 hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.
- Thời gian bón tháng 2 – 3 và tháng 6 – 7 dương lịch.
cây hồng xiêm ruột đỏ
* Thời kỳ cây con:
- Từ khi trồng đến khi cây ra quả khoảng 3 năm. Lượng phân bón được tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3. Lượng phân bón cho một cây là 80 – 150 gram Ure + 120 - 250 gram phân lân + 30 – 100 gram KCl.
- Lượng phân được chia đều thành 3 – 4 lần bón. Các lần bón cách nhau 2 – 4 tháng.
* Thời kỳ cây cho quả:
- Lượng phân bón được tăng dần qua các năm đến khi cây 10 tuổi. Sau đó giữ mức ổn định cao nhất. Lượng phân bón cho 1 cây/năm: 0,5 – 2,5 kg phân ure + 0,5 – 1,5 kg phân lân + 0,3 – 0,5 kg phân kali.
- Lượng phân trên được chia thành 2 – 4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.
- Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân 1/2 tán bên kia.
Xem thêm < Đồng Chelate Cu - EDTA - 15 > |
7. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm ruột đỏ
* Chế độ nước cho cây hồng xiêm ruột đỏ
- Hồng xiêm là giống cây ưa ẩm nên thời gian đầu sau khi trồng cần thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đó căn cứ vào độ ẩm của đất vào điều kiện môi trường mà tưới nước cho cây 2 - 3 ngày/lần. Chú ý vào mùa mưa nên thoát nước tốt cho cây để tránh cây bị ngập úng.
- Đặc biệt vào mùa khô, vào giai đoạn trái đang lớn và lúc quả sắp chín, lưu ý đảm bảo đủ ẩm để cây sinh trưởng phát triển tốt, quả to.
* Phòng trừ cỏ dại: Tận dụng cây phân xanh tủ gốc hồng xiêm để hạn chế sự phát triển của cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân vào tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, mỗi năm xới gốc 2 – 3 lần.
Tủ gốc bằng rơm rạ giữ ẩm cho cây
* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cây hồng xiêm ruột đỏ
- Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. Khi cây lên cao được 60 – 80 cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.
- Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt cành tăm, cành sâu bệnh… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.
- Cây hồng xiêm ruột đỏ có tán dày, cành lá phân bổ đều thì không cần cắt tỉa nhiều. Nếu muốn tán thấp thì những năm đầu tiên nên tỉa bớt ngọn, cắt bỏ những cành mọc thấp, cành bị sâu bệnh và cmj cành mọc chen chúc trong tán để cho cây thoáng và dỡ tiêu hao dinh dưỡng.
- Khi hồng xiêm đã già, cho năng xuất thấp, quả nhỏ cần cưa bỏ cành giá, cây sẽ mọc cành mới bổ sung đều cho tán sau 1 – 2 năm cây sẽ hồi phụcvà cho quả to trở lại. Việc cắt cành già nên làm ngay sau khi thu hoạch quả.
Quả hồng xiêm ruột đỏ
8. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây hồng xiêm ruột đỏ
- Hồng xiêm ruột đỏ được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại như sau:
* Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
* Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
* Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.
* Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.
* Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả: Phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
9. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản hồng xiêm ruột đỏ
- Ở miền Bắc từ khi nở hoa phải sau 8 – 10 tháng quả mới chín. Tiêu chuẩn xác định độ già thu hái là: Cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra vỏ quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có .Nên hái quả từng đợt cách nhau 1-2 tuần/lần.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
- Quả thu hoạch nên phân loại trước khi đem rấm. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương.
- Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4-5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7-10 nén hương. Hồng xiêm nên bảo quản ở nhiệt độ 30oC trong vòng 5 ngày, ở 25oC thì 7 ngày.
Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ, kỹ thuật trồng hồng xiêm lạ, mùa trồng cây hồng xiêm cho năng suất cao, hồng xiêm ruột đỏ thường được trồng ở vùng nào, kỹ thuật trồng như thế nào, kỹ thuật bón phân cây hồng xiêm ruột đỏ, kỹ thuật chăm sóc FLC Sầm SơnTừ khóa » Chăm Sóc Hồng Xiêm
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Cho Quả Sai | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Xoài - Nuibavi
-
Cây Giống Hồng Xiêm Cho Quả Nhanh, Ngon Ngọt
-
Bí Quyết Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao | VTC16
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm Xoài - Sfarm
-
Cách Trồng Cây Hồng Xiêm Xoài Quả To ít Sâu Bệnh - .vn
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm - Hoa đẹp
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm Cho Quả Sai Trĩu Quanh Năm
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hồng Xiêm Theo Phương Pháp Tưới Phun Mưa
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ... - Viencaygiongtrunguong
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Cây Giống Hồng Xiêm Xoài - Cách Trồng, địa điểm Mua Giống Chuẩn
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc, Tỉa Tán, Bón Phân Cho Cây Sapoche (hồng Xiêm)
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Xiêm - Quả To Ngọt đẹp Năng Suất Cao