Kỹ Thuật Trồng Cây Lạc Dại - MAY3A.COM

Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) cho biết: Cây lạc dại là loại cây thuộc họ đậu, có xuất xứ từ Nam Mỹ, loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 28 độ C. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 mét, xanh tốt quanh năm, củ cây lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Loại cây này sống được trên đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Cây lạc dại được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi, sinh thái:

– Trong trồng trọt:

+ Lạc dại có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất, ngăn ngừa lây lan nguồn nấm gây bệnh. Cụ thể, vi sinh vật cố định đạm tăng 200%, vi sinh vật phân giải lân tăng 611,1%, vi sinh vật phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại), cung cấp từ 200 – 300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha.

+ Với vườn cây ăn quả, trồng cây lạc dại chống xói mòn, giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng.

+ Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 – 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới.

– Trong chăn nuôi:

+ Thân, lá lạc dại dùng làm thức ăn cho vật nuôi: trâu, bò, lợn, vịt, gà. Giá trị dinh dưỡng: Protein thô chiếm 13 – 15%; Khả năng tiêu hoá của trâu bò với thân, lá lạc dại lên tới 60 – 70%.

– Hệ sinh thái:

+ Là nơi cư trú của các loài vi sinh vật có lợi.

+ Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển.

+ Cây lạc dại được xếp vào nhóm cây đa tác dụng, rất thích hợp phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái.

Cây lạc dại đã được ứng dụng hiệu quả ở nhiều nơi: Mô hình trồng lạc dại và cây ăn quả ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thành phố Yên Bái (Yên Bái), Phú Hộ (Phú Thọ); Trồng lạc dại tên bờ tiểu bậc thang ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tủa Chùa (Điện Biên), Mai Sơn (Sơn La) và trồng xen lạc dại với ngô; Trồng lạc dại trong vườn cây ăn quả ở Mộc Châu và Sông Mã (Sơn La); Trồng lạc dại trong vườn điều và vườn hạt tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên,…

Nhằm giúp bà con có một Mô hình trồng cây xen canh cây lạc dại hiệu quả, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng cây lạc dại.

Kỹ thuật trồng cây lạc dại: Mô hình trồng xen canh cây xoài và cây lạc dại (bên trái), Cây lạc dại LD99 (bên phải)

Mô hình trồng xen canh cây xoài và cây lạc dại (bên trái), Cây lạc dại LD99 (bên phải)

1. Mùa vụ gieo trồng

Bà con nên trồng vào tháng 2 dương lịch hoặc trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 7, 8 ở miền Bắc; Tháng 4, 5 ở miền Nam).

2. Chuẩn bị đất trồng

Cây lạc dại không có nhiều yêu cầu về đất. Trước khi trồng lạc dại, bà con cần làm sạch cỏ dại ở vườn.

Bà con dùng cuốc để xới đất tơi xốp trước khi trồng.

3. Hom giống và cách trồng

– Chuẩn bị hom giống: Cắt dây sát gốc khi cây lạc dại LD99 đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, dài khoảng 30 – 40cm, rồi đưa ra trồng ngoài rãnh.

Kỹ thuật trồng cây lạc dại: Cành lạc dại giai đoạn bánh tẻ và cây lạc dại sau khi trồng

Cành lạc dại giai đoạn bánh tẻ và cây lạc dại sau khi trồng

– Cách trồng: Đào rãnh sâu hàng cách hàng 25 – 30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói mòn cho đất. Trồng thành luống, cách gốc cây ăn quả khoảng 50 – 100cm.

Kỹ thuật trồng cây lạc dại: Trồng lạc dại phủ vườn hồ tiêu, bơ, thanh long, ruộng ngô

Trồng lạc dại phủ vườn hồ tiêu, bơ, thanh long, ruộng ngô

Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2 – 3 hom cành cách nhau 10 – 15cm. Lấp đất kỹ, ấn chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.

4. Cách chăm sóc

– Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây bắt đầu bén rễ, nảy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết cây.

– Tưới nước cho cây lạc dại: Cây lạc dại là loại cây giúp che phủ, giữ độ ẩm, dinh dưỡng cho đất nên nó không yêu cầu nhiều về độ ẩm. Bà con chỉ cần tưới nước ẩm đất (40%) cho cây khi mới trồng cây hoặc đất quá khô.

– Bà con nên thường xuyên xới đất cho cây, vừa giúp cây phát triển tốt, vừa giúp cải thiện độ xốp của đất trồng.

– Cây lạc dại không bị sâu bệnh, không cần bón phân.

5. Thu hoạch

Sau 3 – 4 tháng, bà con có thể thu hoạch lạc dại: Lấy dao, kéo cắt những dây lan của cây cho gia súc ăn, làm phân bón hữu cơ.

Những lần thu hoạch tiếp theo, bà con theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, thấy cành lá của cây quá rậm rạp thì bà con cắt đi, để cây mọc cành lá mới.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu lợi ích và kỹ thuật trồng cây lạc dại đến bà con. Mong muốn giúp bà con có mô hình sạch, an toàn.

Chúc bà con thành công!

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!

Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Dụng cụ gieo hạt cầm tay

Từ khóa » Trồng Cỏ Lạc Dại