Kỹ Thuật Trồng Cây Nghệ Vàng - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Kon Tum

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Thứ 5, Ngày 28/11/2024 -

  • Quy định về đường giao thông đảm bảo công tác chữa cháy nơi có nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân
  • Giá cho thuê nhà ở xã hội được xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
  • Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2024
  • Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
  • Triển khai các dự án, công trình điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trên địa bàn tỉnh
Thông tin Kinh tế - xã hội Kỹ thuật trồng cây Nghệ vàng Ngày đăng: 03/11/2017 07:14 Đọc tin bài Xem: 2659 In trang Mặc định Cỡ chữ Viện Hóa học vừa phối hợp với các chuyên gia thuộc lĩnh vực trên tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT) triển khai xây dựng mô hình trồng thử nghiệm lấy giống một số giống nghệ (Curcuma longa) trên diện tích 2ha cho một số hộ tại làng Thanh niên lập nghiệp. Hiện cây nghệ phát triển tốt, bước đầu cho thấy phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, dự kiến sẽ trồng chính 30 ha vào năm sau.

 

Viện Dược liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng nghệ lấy giống tại làng Thanh niên lập nghiệp (Mo Rai, Sa Thầy)
  ThS Trần Thị Lan - Viện Dược liệu cho biết: Sau khi khảo sát trồng giống nghệ này tại Kon Tum theo hướng GACP-WHO, chúng tôi đã khảo sát chất đất, chất nước; lấy mẫu đất, mẫu nước phân tích, kết quả cho thấy đất và nước đều đảm bảo các dư lượng kim loại nặng cũng như các loại sinh vật gây hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất nằm trong giới hạn cho phép. Chúng tôi thấy nơi đây phù hợp với việc trồng cây nghệ cũng như một số cây lấy củ khác.   Kỹ thuật trồng cây Nghệ vàng   Thời vụ trồng: Thường trồng nghệ vào vụ đông xuân (bắt đầu từ tháng 11)   Chọn vùng trồng: Những vùng đất cát pha ở đồng bằng hoặc đất thịt nhẹ ở trung du và miền núi và thuận lợi việc tưới tiêu.   Giống và kỹ thuật nhân giống Nghệ: Nghệ là loài sinh sản vô tính trồng bằng mầm củ.   Chọn cây mẹ: Cây mẹ phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, chọn những củ to, khoẻ, có nhiều nhánh mang mầm để riêng nơi râm mát. Trước khi trồng, tách lấy những nhánh mầm nặng trên dưới 10g để làm giống. Các củ giống không nên non quá hay già quá. Đường kính củ giống trung bình 1 - 1,5cm. Tách xong giâm vào cát ẩm để củ chóng nảy mầm. Khi tách mầm phải xử lý kỹ thuật để mầm không bị xâm nhập bệnh từ môi trường, xử lý thuốc nấm bệnh ngay từ khâu xuống giống.    Đất trồng và kỹ thuật làm đất: Đất được xử lý bằng nhóm thuốc có chứa đồng như: Carban nhằm tránh sự thối củ rễ  sau này. Chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát hoặc đất đồi, cao ráo, thoát nước. Đất được cày bừa thật kỹ, đập nhỏ, vơ sạch cỏ trước khi lên luống. Luống cao 25cm, mặt luống rộng 120 cm. Rạch 3 hàng dọc theo luống, hàng cách mép luống 15 - 20 cm, hàng cách hàng 40 cm.   Phân bón và kỹ thuật bón phân: Chuẩn bị đủ lượng phân chuồng 20 tấn, phân supe lân 400 kg (hoặc phân NPK (5:8:5): 500 kg), phân kali clorua 200 kg và 200 kg đạm urê cho 01 ha. Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 phân supe lân (hoặc phân NPK (5:8:5)); Bón theo rạch, sâu 15cm, bón phân lót trộn đều cùng với đất.   Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách cây là 25 x 25cm hoặc 25 x 30cm   Kỹ thuật trồng: Đất đã được bón phân cuốc hốc sâu 10cm, rải Basudin xuống hốc 20kg/ha, rồi đặt mầm Nghệ lên trên với khoảng cách như đã xác định, sau đó lấp đất lại. Lấp 1 lớp đất bột dày 2 – 3cm, lấp xong, phủ luống bằng rơm rạ hoặc tro trấu để giữ đất ẩm, tưới nước cho đủ ẩm. Sau 5 - 7 ngày mầm nghệ sẽ mọc lên. Mầm nghệ mọc khoẻ nên không cần lấy lớp rơm rạ phủ luống đi. Kiểm tra, nếu hốc nào nghệ không lên nên trồng dặm cho kịp để nghệ phát triển đồng đều.   Chăm sóc và quản lý đồng ruộng: Sau khi trồng, việc chăm sóc cần được chú ý thường xuyên, nhất là giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Để đất quá khô cây không mọc đều được, ngược lại để ẩm quá hay úng nước, cây dễ bị chết, vì thế việc tháo nước hay tưới nước phải làm kịp thời. Do vậy cần: Tưới nước hàng ngày bằng thùng vòi búp sen. Khi cây lên lá đều tưới đạm Urê (hòa với nước nhớ dội lại) 50 – 60kg/ha, tưới như vậy khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Khi trồng được 30 – 45 ngày cây mọc cao tiến hành vun gốc cho cây bằng cách bón số phân NPK còn lại quanh gốc sau đó lấp đất mỏng 1 – 2cm; Khi cây còn nhỏ cần xới xáo làm cỏ, sau 4 – 5 tháng trở đi nên làm cỏ bằng cách nhổ cỏ là chính, hạn chế xới xáo quanh gốc vì cây đã hình thành củ.         Lúc cây còn nhỏ, cần làm cỏ, xới xáo 2  lần. Cây đã lớn có thể lấn át cỏ dại. Trong suốt quá trình sinh trưởng, giữ cho đất luôn ẩm nhưng phải tháo nước kịp thời sau khi mưa ngập.   Diện tích trồng Nghệ lấy giống cũng như trồng làm dược liệu đều phải luôn luôn sạch cỏ để đỡ sâu bệnh phá hại và cây sinh trưởng thuận lợi. Khi cây còn nhỏ cần phá váng và xới xáo tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4 – 5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.   Phòng trừ sâu bệnh: Nghệ sống khoẻ, ít bị sâu bệnh phá hoại, cần đề phòng bệnh thối củ khi bị úng. Chú ý bệnh thối củ khi bị úng nước. Do vậy cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, chọn đất và làm đất cũng cần được chú ý đúng mức.   Thu hoạch: Thu hoạch rải rác từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, lúc này hàm lượng hoạt chất đạt ở mức cao. Khi cây nghệ ngừng phát triển, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm là đến lúc thu hoạch.   Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày, cày chếch bên hàng Nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ và tiến hành sơ chế biến, rửa sạch loại tạp. Nếu để giống thì tiến hành chọn củ mẹ, sạch mầm bệnh, khỏe và tách mầm giống, đưa số giống này ủ, còn phần dược liệu đưa vào chế biến.   Cây Nghệ là một trong nhiều loại cây dược liệu nằm trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Cây Nghệ được triển khai trồng đại trà sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người nông dân, tiến tới xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./. Bài, ảnh: A Lê Khăm  Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Từ ngày 09-11/12: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (25/11/2024)
  • Xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2024 (23/11/2024)
  • Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 năm 2024 (20/11/2024)
  • Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum (19/11/2024)
  • Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của 5 tỉnh Tây Nguyên (17/11/2024)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.475.964

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Trồng Cây Nghệ Vàng