Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nghệ - Phân Bón Ong Biển

Cơ khí Ong Biển Bao bì Ong Biển Vệ sinh 285 Ong Biển Chất thải Phân bón Ong Biển Siêu thị nông sản

Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nghệ

03/03/2018 Cây nghệ xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nghệ thường được dùng làm gia vị trong các món ăn, ngoài ra nghệ cũng được dùng nhiều trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Vốn dĩ cây nghệ khá dễ trồng, nên chúng thường được trồng trong các khoảng nhỏ trong sân vườn để phục vụ cho nhu cầu của gia đình hằng ngày. Để sản xuất nghệ với những quy mô lớn thì cần phải có những kỹ thuật trồng và chăm sóc bài bản để đạt được năng suất chất lượng cao. I.Tổng quan về cây Nghệ Cây nghệ còn có tên gọi là Khương hoàng, thuộc họ Gừng - nhóm thân thảo lâu năm, bộ phận sử dụng chính là củ (thân ngầm). Củ nghệ có màu vàng cam, chứa chất Curcumin là chính, có vị hơi cay nóng, hơi đắng, có chút mùi mù tạc và mang “mùi hương của đất” một cách khác biệt, được sử dụng làm dược liệu. Ngoài ra, nghệ còn được dùng như gia vị trong ẩm thực, dùng làm nguyên liệu trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ, hay được ứng dụng để nhuộm vải trong ngành may mặc, trong một số nghi lễ của người Ấn Độ,… Trên thế giới hiện nay, nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan. Ở Việt Nam nghệ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành. cây nghệ vàng

Nghệ được trồng khắp cả nước nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh Miền Bắc và Tây Nguyên

II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nghệ 1.Thời vụ trồng và chọn giống + Thời vụ trồng Nghệ có thể trồng được quanh năm, nhưng nếu trồng mà không tính toán và tận dụng được điều kiện thời tiết thuận lợi thì sẽ gây tốn kém chi phí cũng như không đạt hiệu quả cao. Cây nghệ phù hợp với khí hậu ôn hòa, đất ẩm và có nhu cầu lượng nước cao nên thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa: ở miền Bắc nghệ thường trồng vào tháng 2-4 và tháng 11-12 ở khu vực miền Nam khi thời tiết có nhiều độ ẩm, ở thời điểm này cây sẽ dụng được lượng nước mưa, thuận lợi cho cây nghệ sinh trưởng và phát triển. + Chọn giống Cũng như Gừng, cây nghệ sinh sản vô tính nên được trồng từ củ. Các mầm ngủ mọc thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm cho đến mùa đông thì tàn lụi và cứ lặp lại như vậy. Để cây trồng được khỏe mạnh và có sức phát triển tốt thì nên chọn củ ở những cây đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn ra hoa tàn lụi. Chọn củ không quá non hay quá già, củ chắc, không bị sây sát các vết thương cơ giới và không mang sâu bệnh, tách các nhánh bánh tẻ để ủ mầm. Mỗi nhánh có từ 2 – 3 mắt mầm, và ủ trong cát ẩm sau khi tách nhánh khoảng 5 – 7 ngày để củ nhanh nảy mầm. 2.Chuẩn bị đất trồng Cây nghệ phù hợp tròng ở những vùng đất pha cát, có khả năng thoát nước cao, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có thành phần cơ giới đất trung bình hoặc nhẹ, sẽ thuận lợi cho củ dễ dàng sinh sôi và phát triển. Chẳng hạn như đất cát pha ở đồng bằng hay đất thịt nhẹ, đất rừng… Phải chuẩn bị đất trồng trước khoảng 5 – 7 ngày, đất được dọn sạch cỏ dại, cày sâu bừa kỹ và băm nhỏ, đảm bảo độ tơi xốp và bố trí các hệ thống thoát nước tốt, tránh bị ngập úng sẽ gây thối củ. Bà con nên trồng thành từng luống: luống cao khoảng 20 – 25 cm và rộng 1 – 1,2 m, rãnh thoát nước rộng 0,3 m. Nếu trồng trên nền đất dốc thì bà con nên làm luống ngắn, dọc theo sườn đồi để dễ thoát nước và hạn chế được xói mòn. 3.Kỹ thuật trồng Trên mỗi luống có thể trồng từ 3 – 4 hàng dài, trồng theo kiểu nanh sấu để tăng không gian cho cây phát triển. Hốc cách hốc 20 – 25 cm, hành cách hàng 25 – 30 cm. Hốc sâu khoảng 7 – 10 cm, mỗi hốc chỉ nên đặt 1 củ và sau khi đặt củ giống thì lấp 1 lớp đất khoảng 5 – 7 cm, không phủ đất quá dày vì sẽ gây khó khăn cho cây mọc mầm, sau đó phủ luống bằng rơm rạ và tưới nước cho đủ ẩm. Từ 5 – 7 ngày sau khi xuống giống thì bà con kiểm tra các hốc, ở những hốc không có dấu hiệu nảy mầm thì tiến hành trồng dặm. 4.Bón phân Vì nghệ là cây dược liệu nên bà con chỉ nên sử dụng phân bón hữu cơ, nhằm đảm bảo an toàn và tăng độ tơi xốp cho cây. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón hữu cơ, trong đó nổi bật là sản phẩm phân bón hữu cơ ONG BIỂN do Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển sản xuất, đã được nhiều người dân sử dụng và đánh giá rất cao. Các dòng phân bón hữu cơ của công ty có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều loại cây trồng một cách dễ dàng, chỉ với 2 bước đơn giản đó là “bón phân và tưới nước”. Cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển một cách tự nhiên tốt nhất, mà lại không gây thoái hóa đất như các loại phân vô cơ, thân thiện với môi trường, có thể sử dụng để bón cho cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bà con sử dụng phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 3 dùng cho cây ăn trái, rau và hoa màu, và phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 4 dùng bón lót cho muôn loại cây. + Bón lót: Sau khi lên luống thì bón một lượng phân hữu cơ để làm nền dinh dưỡng cho cây, khoảng 5 – 7 tấn phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 4 dùng bón lót/ha. + Bón thúc: Sử dụng phân bón Hữu cơ Sinh học OBI – Ong Biển 3 dùng cho cây ăn trái, rau và hoa màu, vào các thời điểm:
  • 7 – 10 ngày sau khi trồng, khi cây được 2 – 3 lá thì bón 0,2 – 0,3 kg/m2.
  • 20 ngày sau khi trồng, khi cây được 5 – 6 lá thì tiếp tục bón thúc với lượng phân như trên.
  • Sau đó, cứ khoảng 15 – 20 ngày thì bà con bón thúc 1 lần.
Khi bón phân, bà con kết hợp với vun gốc và nhổ cỏ, rải phân xung quanh gốc nhưng không để sát gốc. 5.Tưới nước Cây nghệ có nhu cầu nước không cao nhưng đất phải luôn được giữ ẩm, khi trồng bà con có phủ một lớp rơm để có thể giữ ẩm và hạn chế cỏ dại tốt hơn. Nên trồng vào khoảng đầu mùa mưa sẽ giúp bà con tiết kiệm được 1 khoảng chi phí đầu vào, nhưng phải chú ý những ngày mưa to liên tục sẽ dễ gây ngập úng. Nếu lượng nước mưa giảm thì bà con cần phải bổ sung thêm nước sao cho đất luôn đủ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Vào những ngày nắng thì nên tưới 2 lần/ngày. 6.Làm cỏ Cỏ dại là đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, cần loại bỏ sạch tàn dư của chúng ngay trong bước đầu làm đất sẽ thuận tiện và đỡ công làm cỏ về sau. Giai đoạn mới trồng, cây vẫn còn nhỏ và chưa giao tán, củ nghệ cũng chưa lan rộng và phát triển nên bà con có thể dùng các dụng cụ làm cỏ như cuốc, dao,… Khi cây đã lớn hơn và đã giao tán, chắc chắn cỏ dại sẽ giảm xuống nhưng vẫn sẽ có, lúc này bà con nên dùng biện pháp thủ công là nhổ cỏ bằng tay, chứ không nên sử dụng các dụng cụ sắc bén vì sẽ dễ gây tổn thương củ nghệ. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc trừ cỏ vì sẽ gây ảnh hưởng đến cây nghệ, những loài vật có lợi sẽ bị ảnh hưởng và làm cho các loài gây hại có điều kiện phát sinh. Mặt khác, cây nghệ là một loại dược liệu, nên nếu sử dụng chất hóa học thì cây sẽ tích tụ vào, và thay vì chúng ta sử dụng dược liệu thì đó lại là chất độc. 7.Vun gốc Đây là việc làm rất cần thiết để tạo độ thông thoáng và tơi xốp cho đất, tạo không gian thuận lợi cho củ phát triển. Không những thế, vun gốc kết hợp với làm cỏ và bón phân sẽ giúp cho cây trồng hấp thu được các chất dinh dưỡng một cách tối đa.
  • 1 tuần sau khi trồng thì tiến hành vun gốc, kết hợp với làm cỏ và bón phân.
  • 20 ngày sau khi trồng, tiếp tục vun gốc và kết hợp với làm cỏ, bón phân
  • Sau đó, cứ mỗi tháng thì bà con lại vun gốc 1 lần. Những lần vun gốc gần thời gian thu hoạch thì bà con cần phải cẩn thận vị có thể làm đứt củ hay sây xước củ.
8.Phòng trừ sâu bệnh hại Do cây nghệ là cây dược liệu và củ nghệ có một mùi hương không mấy dễ chịu, nên hầu như không bị các loại sâu bệnh tấn công, đây cũng một trong những ưu điểm của cây nghệ. Một số loại bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây nghệ:thối củ, cháy lá, vàng lá… để khắc phục hiện tượng này bà con cần tạo độ thông thoáng cho rễ, tránh ngập úng rễ. Lưu ý: Cây nghệ là cây lấy củ là chính, vì thế trong quá trình chăm sóc nếu thấy lá cây quá tươi tốt thì bà con có thể tỉa bớt lá già, nhằm để cây tập trung dinh dưỡng cho củ nhiều hơn, đồng thời cũng tạo độ thông thoáng để không gây phát sinh các loại nấm bệnh. 9.Thu hoạch Thường thì trồng nghệ khoảng 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch, khi lá cây đã bắt đầu ngả vàng và lụi. Bà con có thể thăm dò qua củ nghệ bằng cách cắt 1 vài nhánh củ nghệ xem, nếu thấy củ nghệ đã chuyển màu vàng sẫm thì cây đã sẵn sàng để cho thu hoạch. Nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo và đất khô, trước khi thu hoạch thì cắt bỏ toàn bộ thân lá ở phía trên mặt đất, cuốc và đào từng khóm nghệ rồi rũ sạch đất.

III.Nghệ sản xuất theo quy trình của Ong Biển chính là nguồn dược liệu quý giá

Đối với thực phẩm, các chất hóa học được sử dụng trong quá trình canh tác như thuốc BVTV, thuốc cỏ hay phân vô cơ sẽ luôn để lại dư lượng trong sản phẩm. thu hoạch nghệ

Nghệ sản xuất theo quy trình hữu cơ Ong Biển, năng suất và chất lượng vượt trội, mang lại nguồn kinh tế cao và ổn định cho bà con nhà nông

Với các loại cây dược liệu thì càng khắt khe hơn, bởi chúng được dùng để phục vụ cho mục đích trị bệnh, nếu những dư lượng hóa học còn tồn đọng trên dược liệu thì liệu có phải chúng ta đang trị bệnh? Với quy trình sản xuất của Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển, hoàn toàn nói không với các chất hóa học như thuốc BVTV và phân vô cơ, chỉ sử dụng phân hữu cơ Ong Biển và tưới nước. Vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt mà vẫn đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe người trồng, người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Những kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản cho cây nghệ được trình bày ở trên, với hướng canh tác hữu cơ của Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển, sẽ đem đến cho người tiêu dùng nguồn dược liệu an toàn, thực phẩm chất lượng và giá trị.

Các tin khácOng Biển

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đạt hiệu quả cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt cho hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa. Những biện pháp giúp tăng năng suất hiệu quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn hiệu quả cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ hiệu quả
+ Xem thêm >>

Danh mụcOng Biển

  • Tại sao phải chọn OBI
  • Kỹ thuật canh tác
  • Nông dân điển hình
  • Kiến thức nông nghiệp
  • Câu hỏi thường gặp

Video nổi bậtOng Biển

Tin tức & Sự kiệnOng Biển

  • Nhà nông Đắk Lắk tham quan quy trình sản xuất phân bón Ong Biển - Thúc đẩy sản xuất sầu riêng sạch cho xuất khẩu
  • “HÀNH TRÌNH TIẾN ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” dành cho khách hàng Đại lý Thông Huyền
  • Thông báo thay đổi bao bì sản phẩm phân bón OBI-Ong Biển 3 chuyên thanh long
  • Thông báo thay đổi bao bì sản phẩm Tinh chất màng gạo Ong Biển
  • Ong Biển khai trương chuỗi Cửa hàng thực phẩm an toàn nhất tại TP. Bà Rịa
  • Công ty Cổ phần Đại Nam Ong Biển – Trên 30 năm xây dựng và phát triển
  • Rượu Ong Biển - Đẳng cấp thưởng thức thời thượng
  • Gạo hữu cơ Ong Biển - Bữa ăn an lành của mọi gia đình
  • Quà tết yêu thương cho các gia đình thuộc diện chất độc da cam Huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Gạo Ong Biển đã vượt qua 903 chỉ tiêu kiểm định của SGS Thụy Sỹ

Địa chỉ

Công ty TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI ĐẠI NAM 57 Ngô Đức Kế, P7, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Website: https://ongbien.vn; Email: info@ongbien.vn NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN ONG BIỂN Ấp 4 - Xã Tóc Tiên, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh BR - VT Email: info@ongbien.vn

Mạng xã hội

  • Phân bón Ong Biển
  • Nông sản Ong Biển
  • Youtube

Liên hệ với chúng tôi

Tư vấn hỗ trợ: Di động: 0975 36 48 48 Email: info@ongbien.vn

© 2015 Bản quyền thuộc về Công ty TNHH SX - TM Đại Nam. Thiết kế bởi: OBI-Media TỔNG SỐ NGƯỜI TRUY CẬP: 170,581,340 | SỐ NGƯỜI ONLINE: 9040 Back-top-top

Từ khóa » Trồng Cây Nghệ Vàng