Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây ... - Cẩm Nang Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ. nhu cầu cây kiệu trên thị trường nội địa cũng lớn nên dễ bán, giá lại cao nên nhiều bà con nông dân ở các tỉnh phía Bắc, Nam Bộ và nhiều nơi khác trên cả nước đã thoát được nghèo, trở nên khá giả nhờ trồng và thâm canh kiệu.
1. Đất trồng cây kiệu
Chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, nhiều cát, dễ thoát nước, độ pH từ 6-6,5. Trồng nhiều trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông là tốt nhất. Đất trồng kiệu phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân lót và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống rộng 0,8-1m, cvao 25-30cm, rãnh rộng 30cm.
2. Thời vụ trồng kiệu
Cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9-10, thu vào tháng 1-2. Vụ này cây sinh trưởng phát triển tốt nên cho năng suất cao, bán vào dịp Tết được giá. Vụ phụ có thể trồng tháng 4-5 để thu vào tháng 7-8.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc kiệu
- Bón phân lót cho cây kiệu: Lượng phân cần bón lót cho 1 ha trồng kiệu bao gồm: 25-27 tấn phân chuồng hoai mục + 300kg lân supe + 150kg kali clorua và 100kg tro bếp. Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót nói trên được rải đều trước khi lên luống để trồng.
- Chuẩn bị củ kiệu giống: Sau khi thu hoạch, chọn các củ to, đều, không có sâu bệnh đem phơi khô cho lá héo rồi bó lại thành từng bó treo trên giàn cất giữ cho đến khi trồng. Trước khi trồng mới tách các tép ra, mỗi hóc chỉ trồng một tép.
- Trồng kiệu: Dùng ngón tay trỏ hoặc một chiếc dầm gỗ có đường kính 2-3cm chọc lỗ rồi đặt củ kiệu giống xuống sâu 5-6cm. Có thể trồng thành các hành dọc hoặc hàng ngang trên mặt luống với khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm, cây cách cây 10-12cm. Chú ý: không lấp đất vào lỗ mà chỉ rải một lớp đất mỏng trên mặt luống rồi dùng rạ phủ kín và tưới nước đủ ấm.
- Chăm sóc cây kiệu: Thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm cho kiệu mọc nhanh và khỏe, cho củ to. Sau trồng một tháng thì dỡ rạ ra xới xáo, vun gốc kết hợp với bón thúc cho kiệu rồi lại phủ rạ trở lại như cũ nhằm hạn chế cỏ dại mọc, vừa giữ đất tơi xốp vừa giúp kiệu đẻ nhánh và hình thành củ dễ dàng. Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 12-15 ngày với lượng phân từ 35-40kg ure + 8 + 10kg kali, bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc kết hợp làm cỏ, rắc phân giữa các hàng rồi vun gốc.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây kiệu: Cũng như các cây hành và tỏi, kiệu thường bị một số đối tượng chính gây hại như:
+ Sâu ăn lá thường xuất hiện vào thời kỳ mới trồng, cây kiệu còn non. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Polytrin 400SCW, Sele-cron 500ND, pha với nồng độ từ 0,1-0,15% để phun trừ.
+ Bệnh sương mai phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt đô thấp dưới 250C, độ ẩm không khí cao trên 85%. Bệnh có thể gây chết hàng loạt dẫn đến thất thu. Chú ý phun phòng bằng thuốc Boóc-đô 1%, Oxyclorua Đồng 1-1,15%.
+ Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia sp. hoặc nấm Botrytis gây hại từ khi củ bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Bệnh thối củ thường phát sinh và gây hại trong điều kiện môi trường ẩm thấp, bón phân không cân đối, đặc biệt là bón quá nhiều đạm, thiếu lân và kali. Có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm Benomyl 50WP. Khi thấy có triệu chứng bệnh thì dùng Validacyl 50WP, Rovral 50WP, Ridomil 68WP hoặc Aliette 80WP, pha nồng độ 0,3% để phun đều trên mặt luống.
4. Thu hoạch kiệu
Cây kiệu trồng 3-5 tháng (tùy theo mùa vụ và yêu cầu sản phẩm ăn tươi hay lấy củ già) là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên tháo nước vào các rãnh cho thấm hết mặt luống để làm đất mềm dễ nhổ. Nhổ đến đâu rửa sạch đất tới đó, bó lại từng bó rồi đem đi tiêu thụ.
Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng Xem thêm chủ đề: cây kiệu, cây rau gia vị, kỹ thuật trồng cây kiệu, phân bón cho cây kiệu, đất trồng kiệu, thời vụ trồng cây kiệu FLC Sầm SơnTừ khóa » Cây Rau Kiệu
-
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Kiệu | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Kiệu Cho Năng Suất Cao
-
Cây Giống Củ Kiệu (một Chùm)
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Kiệu Cho Năng Suất Cao - VietQ
-
Cách Trồng Kiệu đơn Giản - Farmvina Nông Nghiệp
-
Những Công Dụng Không Ngờ Của Củ Kiệu - HSVN Global
-
Củ Kiệu Muối - Nhịp Sống Hà Nội
-
Củ Kiệu điều Trị đau Thắt Tim Và Tiềm Năng Làm Thuốc
-
7 Tác Dụng Của Củ Kiệu Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng - VOH
-
Cách Trồng Củ Kiệu được To Và Cách Thu Hoạch Nhổ Củ Kiệu Dễ Dàng
-
Bí Quyết Trồng Củ Kiệu Một Bụi Có Nhiều Củ, Củ To Tươi Tốt.Cách Trộn ...
-
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Kiệu