Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Vàng Hàn Quốc - Nông Sản 5 SAO
Có thể bạn quan tâm
1. Giống : Dưa lê vàng Hàn Quốc có vỏ màu vàng sọc trắng, quả dạng tròn dài hoặc hình trụ với khối lượng trung bình 300 - 600 g / 1 quả . Quả khi chín có mùi rất thơm, thịt quả trắng kem, ăn giòn, ngọt và có hương vị đặc trưng với nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cây ra quả trên các cành cấp 2, cho nhiều quả trên cây . Một cây có thể thu hoạch 4 - 8 quả
2. Thời vụ trồng : Tại Miền Nam Việt nam có thể trồng được quanh năm , còn tại Miền Bắc dưa lê vàng Hàn quốc được trồng từ tháng 2 đến tháng 9 (trừ các tháng có nhiệt độ thấp, ít ánh nắng : từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau). Có 2 vụ trồng 2 chính: từ giữa tháng 2 - cuối tháng 5 và từ tháng 8 - tháng 10.
3. Chuẩn bị đất/nhà trồng cây
3.1. Chuẩn bị nhà trồng cây
Dưa lê vàng Hàn quốc trồng trong nhà có mái che như nhà vòm nilon/nhà màng ứng dụng công nghệ cao với hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động. Cây được trồng trên bầu giá thể hoặc trồng trên luống đất, sử dụng hệ thống tự động tưới nhỏ giọt cung cấp nước và dinh dưỡng hòa tan cho cây .
Khu đất làm nhà trồng dưa lê vàng Hàn quốc trên luống đất cần chọn chân ruộng cao, đất giàu dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, pH thích hợp 6,5 -7,0. Đất được cày bừa kỹ, làm đất nhỏ, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,7 -1,8 m, luống cao 25-30 cm, rãnh rộng 30-40 cm. Đất được khử trùng bằng nhiệt mặt trời hoặc bằng ga.
Trồng trong bầu giá thể, hàng cách hàng 1,5 x 1,5 m.
3.2. Xử lý nhà trồng cây
Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị ngẹt.
Dùng thêm 4 kg Clorin B pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày.
Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng.
4. Gieo ươm cây giống
Để đảm bảo chất lượng cây con giống, hạt gieo được gieo trên khay bầu. Đối với hạt đã được xử lý bao hạt được đem gieo trực tiếp vào khay bầu không cần ngâm ủ. Đối với hạt không xử lý và bao hạt cần tiến hành ngâm ủ. Hạt được ngâm, ủ đến khi nứt nanh đem gieo vào bầu. Khối lượng 1.000 hạt là 20-23g. Lượng hạt giống cần gieo từ 280-300 g/ha.
Cách ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) 2- 3 giờ. Sau khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch và cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt, gấp khăn lại và cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy nắp lại. Sau 24 giờ ủ hạt thì lại đem ra rửa sạch lớp nhớt bên ngoài hạt, giặt sạch khăn rồi lại ủ tiếp. Sau khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Hỗn hợp đất làm bầu: Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn) là 1:1. Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên trên, rễ quay xuống. Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mùn hoặc trấu lên trên cho vừa kín hạt, tưới ẩm thưởng xuyên. Khi cây có từ 2-3 lá thật đem trồng.
5. Phân bón : Lượng bón: Lượng phân bón cho 1 ha:
* Khi trồng trên ruộng:
Phân chuồng ủ hoai mục: 30 tấn/ha.
NPK tan nhanh: N- P2O5 - K2O = 150+70+180 (kg).
Các nguyên tố vi lượng: bổ sung cùng dung dịch dinh dưỡng tưới hoặc phun lên lá theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
Vôi bột: 800 -1.000 kg/ha. Trong trường hợp không có phân chuồng ủ hoai mục có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng tương đương 800 - 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha.
* Khi trồng trong bịch giá thể:
Lượng phân bón tùy thuộc vào từng loại giá thể trồng cây.
Phương pháp bón dinh dưỡng: cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt tự động 1-2 ngày/lần đảm bảo EC dinh dưỡng tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây.
Chuẩn bị dung dịch
Trước khi pha loãng thành dung dịch trồng, cần một bước pha dung dịch đặc dự trữ, thường gọi là dung dịch gốc hoặc dung dịch mẹ. Pha riêng 2 thùng, gọi là dung dịch mẹ A và mẹ B. Các loại hóa chất và cách pha như sau:
Dung dịch mẹ A: dùng số hóa chất sau (tính bằng gram) pha trong 100 lít nước.
KNO3 2.500-3.500
CaNO3 4.500- 6.000
KH2PO4 2.500-3.500
KCl 250-300
Dung dịch mẹ B: dùng số hóa chất sau (tính bằng gram) pha trong 100 lít nước.
NH4SO4 600-800
MgSO4 2.000-3.000
MnSO4 20-25
ZnSO4 5-7
H3BO3 20-30
CuSO4 5-10
Mo 1-2
FeSO4.7 H2O 200-250
Khi dùng pha loãng ra, cứ 1 lít mẹ A và 1 lít mẹ B pha vào 100 lít nước sạch thì được nước dinh dưỡng nuôi trồng (dung dịch con). Như vậy 2 thùng hóa chất nói trên pha được 10.200 lít nước con. Trong khi pha đo EC để điều chỉnh, đảm bảo EC trong khoảng 1,2-1,8 (tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây); pH khoảng 6,5-6,8.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây
Dùng hệ thống tưới nhỏ giọt có đồng hồ hẹn giờ để tưới.
- Trong khoảng 1 tháng sau trồng tưới tưới 3-5 lần/ngày. Khi này mỗi cây được tưới 0.9-1,5 lít/ngày đêm.
- Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3, tưới 5-6 lần/ngày. Khi này mỗi cây được tưới 1,5-1,8 lít/ngày (tùy thuộc thời tiết).
Trong việc tưới, nắm nguyên tắc: tưới vừa đủ ẩm (nước vừa rỉ ra khỏi bao, cây không héo) tăng dần theo sự phát triển của cây, ngày mát tưới ít hơn ngày nóng. Người SX cần thực hành nhiều và có kinh nghiệm nhìn cây, dựa vào thời tiết để tưới.
6. Trồng cây và chăm sóc
6.1. Để cây bò trên luống đất
Khoảng cách trồng cây cách cây 45-50 cm, luống rộng 1,7-1,8 m, trồng 1 hàng giữa luống. Rãnh rộng 30-40 cm, cao 25-30 cm.
Mật độ trồng từ 12.000 - 13.000 cây/ha (450-500 cây/sào BB)
Thường xuyên giữ độ ẩm 70-75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn.
* Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa chỉ để 2 nhánh tốt nhất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Để nhánh bò trên luống theo hình chữ V, khi nhánh cấp 1 được 25-27 lá thì bấm ngọn, quả sẽ ra trên các nhánh cấp 2, cấp 3. Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúp ruộng thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn nhờ ong bướm. Số quả trên cây phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây (cây ghép hoặc không ghép) và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 6-12 quả.
Giúp cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao và chống chịu một số bệnh trong đất cần trồng cây ghép trên gốc bầu, gốc bí ngô chống chịu bệnh.
6.2. Trồng cây trong túi bầu giá thể
Chuẩn bị giá thể: Giá thể là hỗn hợp các thành phần: Xơ dừa (30%), trấu hun (20%), phân trùn quế/bã nấm hoai mục (50%).
Giá thể được tái sử dụng lại sau mỗi vụ trồng.
Cách ủ lại giá thể: giá thể sau mỗi vụ được bổ sung thêm phân trùn quế/bã nấm hoai mục (10%), sơ dừa (10%), trấu hun 10%. Sử dụng chế phẩm ủ giá thể như trichoderma, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi ủ 6 tháng giá thể được đem sử dụng cho vụ trồng mới.
Mật độ trồng: 16.000 bầu/ha với 1 cây/bầu.
Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa chỉ để 2 nhánh tốt nhất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 2 nhánh cấp 1 và được treo bằng dây gai.
Quả ra từ các nhành cấp 2. Khi nhánh cấp 1 được 30-35 lá thì bấm ngọn. Trồng dưa lê vàng trong nhà nên phải thụ phấn bằng tay hoặc thả ong để thụ phấn cho dưa.
7. Phòng trừ sâu, bệnh : Một số sâu hại chính
- Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis): thường hại trên lá ngọn chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, hại nặng khi cây còn nhỏ, trong điều kiện khô, thiếu nước. Phải kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa trở đi), chú ý kiểm tra kĩ các đọt non và mặt dưới của những lá non, nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì phải phun thuốc kịp thời, có thể dùng trong số các loại thuốc (Abamectin, Confidor, Radiant, Ascend…).
- Ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) (Liriomyza trifoli): Sâu non sống trong mô lá và ăn mô lá, chừa lại phần biểu bì, tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo. Là loại côn trùng hại dưa, bầu, bí tương đối phổ biến hiện nay, gây hại suốt quá trình phát triển của cây, ruồi hại nặng làm cây tàn sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm năng suất.
- Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci): trưởng thành màu trắng bay nhanh, bọ phấn non sống thành ổ, màu vàng di chuyển chậm. Mật độ bọ phấn nhiều trên lá sẽ làm cho lá, ngọn mất diệp lục và biến vàng nhưng không khô rạc. Những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. Bọ phấn còn là môi giới truyền bệnh khảm dưa (bệnh virus) hiện không có thuốc chữa. Khi cần thiết có thể sử dụng một trong những thuốc trừ sâu hóa học có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh như Confidor 100SL, Actara 25WG, Sherzol, Oshin 20WP, Mospilan 3EC hoặc 20SP, Amira 25WG, Gepa 50WG…
+ Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cây khỏe, bón phân cân đối, tưới nước hợp lí, thu dọn tàn dư của vụ trước, luân canh với cây khác họ bầu bí.
+ Biện pháp canh tác: dùng giống chống bệnh, luân canh cây trồng, dọn sạch cỏ trong vườn, dùng màng phủ hoặc rơm rạ phủ đất để hạn chế cỏ dại.
+ Khi cần thiết phải sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, nhưng ưu tiên các chế phẩm sinh học.
Một số bệnh hại chính
- Bệnh lở cổ rễ (Fusarium oxysporium f. sp.): có thể hạn chế vùng bị bệnh bằng cách phun hoặc tưới đẫm vào gốc thuốc Captan với 2 gram thuốc/lít nước hoặc Viben C, Tilt supper, Copper B, Rovral 50 WP, Topsin - M 0,2 - 0,3 %.
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): sử dụng thuốc như Propineb (Antracol 70WP, Man 80WP)…
- Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): sử dụng thuốc như Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75 WP...); Fosetyl-aluminium (Aliette 800WG, Juliet 80 WP, ...); Cymoxanil + Mancozeb (Carozate 72WP, Xanized 72WP...); Bacillus subtilis (Bionite WP, ...).
- Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium): Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Zinacol, Folpan, Appencarb, Kasuran với nồng độ 0,1-0,2%; Topan 0,05-0,1%.
- Bệnh khảm virus (Mosaic): Hạn chế bệnh thông qua trừ môi giới truyền bệnh: trừ rệp bằng cách phun một trong số các thuốc Actra 25 EC, Mimic 20F, Sherpa 20EC, Admire 50EC, Sevin 85 WP.
Liều lượng, nồng độ áp dụng theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì thuốc.
Liều lượng, nồng độ áp dụng theo đúng chỉ dẫn nhãn ghi trên bao bì thuốc.
8. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Thu hoạch sau thụ phấn từ 30-35 ngày.
Từ trồng đến thu quả chín khoảng 70 đến 80 ngày, khi vỏ quả chuyển sang màu vàng đậm sáng bóng, sọc trắng ánh bạc và có mùi thơm là lúc quả đạt chất lượng cao nhất, khi đó tiến hành thu quả.
Tiến hành thu quả buổi sáng sớm hoặc chiều mát, quả được xếp trong các thùng, làn nhựa. Sau khi thu về quả nên để nơi thoáng mát thêm vài ngày sẽ tăng phẩm chất và hương vị của quả dưa lê vàng.
9. Vệ sinh đồng ruộng/nhà lưới
Sau mỗi vụ gom sạch tàn dư ra khỏi ruộng/nhà lưới có thể ủ làm phân bón hoặc đốt. Giá thể cũng được đổ ra, nhặt sạch tàn dư, phơi khô, ủ xử lý để trồng cho cây khác họ hoặc tái sử dụng khi đảm bảo thời gian xử lý.
Từ khóa » Dưa Vàng Sọc Trắng
-
Dưa Lê Vàng Hàn Quốc Giá Bao Nhiêu ? | Hoa Quả Sạch Fuji
-
Dưa Lê Vàng Hàn Quốc - Quả Ngon
-
Dưa Lê Vàng Hàn Quốc - Hằng Trần Shop
-
Dưa Vàng Sọc Tím Gây “sốt” Trên Thị Trường | VOV.VN
-
Hạt Giống Dưa Sọc Vàng - CÔNG TY HƯƠNG QUÊ - KINH TẾ XANH
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Dưa Lê Vàng Hàn Quốc
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Pepino Sọc Vàng Sum Suê Trái
-
Dưa Vàng Thơm Sọc Ziczac Mới Xuất Hiện Tại Việt Nam, Thơm Ngọt ...
-
THÔNG BÁO (Lần 2) Tuyển Chọn Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia đăng Ký ...
-
Cách Chọn Mua Dưa Lê Việt Nam Và Dưa Lê Hàn Quốc Ngon
-
Trồng Giống Dưa Lê Vàng Mướt Có Sọc Trắng, Thạc Sĩ Nông Nghiệp Thu ...
-
Giống Dưa Lê Vàng Hàn Quốc 5S - Nông Sản 5 SAO
-
Cây Dứa Sọc Vàng | Tiki