Kỹ Thuật Trồng Giảo Cổ Lam - Đông Y Phú Vân
Có thể bạn quan tâm
Dạo gần đây, giảo cổ lam được biết đến như loại cỏ thần kì. Đặc biệt rất tốt cho người bị tiểu đường- căn bệnh ngày càng phổ biến.Vì công dụng quý nên được nhà nước đưa vào nhân giống khá phổ biến. Nhưng liệu giảo cổ lam có dễ trồng đễ mọc như mọi người nghĩ. Thế kỹ thuật trồng giảo cổ lam như nào gọi là đúng cách. Hãy xem nội dung chia sẻ sau.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam được đặc trưng cây thân leo uốn lượn và được trồng ở nơi mát mẻ, ẩm ướt. Những cây họ nho leo lên những cây khác vì ánh sáng và sự phát triển. Bề mặt của lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm, ngắn như lông tơ Lá nhai có vị ngọt. Cây có lá màu xanh, hoa nhỏ màu vàng. Giảo cổ lam thu hoạch lấy lá bỏ rễ được lựa chọn cẩn thận, và sấy khô để làm trà uống. – Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Xem thêm: Công dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam mọc ở đâu?
Nguồn gốc, phân bố
Nơi đầu tiên thấy cây Giảo cổ lam là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.
Qua quá trình tìm kiếm, tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.
Điều kiện sinh thái
Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, bóng, loài cây này thích hợp ở độ cao trên dưới 700 – 3.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm. Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên một số loại đất như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn, đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng.
Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.
Kỹ thuật trồng giảo cổ lam
Kỹ thuật trồng giảo cổ lam
Như trong hình, kinh nghiệm trồng giảo cổ lam như sau:
- (1) Giảo cổ lam là cây thân leo
- (2) Các dây leo phát triển từ thân cây được quấn quanh các cây khác.
- (3) Cây mọc dày đặc ở những khu vực bán ẩm ướt.
- (4) Phần mọc trên mặt đất là nhỏ, nhưng chiều dài rễ thì tương đối nhiều.
- (5) Người ta thường chia cây con vào đầu mùa thu. Cây con lai được cấy, tách chậu để phát triển mở rộng.
Cụ thể quy trình trồng giảo cổ lam
1. Chọn vùng trồng
Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng trồng Giảo cổ lam có thể xác định trồng được ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-25oC, độ ẩm không khí 70-95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.
2. Kỹ thuật nhân giống
Phương pháp nhân giống bằng cành: Cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì đưa ra ruộng sản xuất.
- Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ, to khỏe, sạch sâu bệnh, mỗi cành giâm mang khoảng 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm
- Làm đất lên luống: Đất được làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 1,5m, rãnh 30cm để tiện chăm sóc cây
- Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.
- Lượng cây giống để đưa ra ruộng trồng 1 ha là khoảng 80.000 cây.
- Kỹ thuật chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm được duy trì ở mức 80- 90%, làm sạch cỏ dại.
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoảng 10-15 ngày cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao ngoài đồng ruộng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau giâm).
3. Thời vụ trồng
Từ tháng 2- 3, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01.
4. Kỹ thuật làm đất
- Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường, không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang; đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
- Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.
5. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ Giảo cổ lam phù hợp là 8 cây/1m2 với khoảng cách 30cm x 40cm.
6. Kỹ thuật trồng
Chọn những cành Giảo cổ lam có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra ruộng sản xuất. Sau mỗi vụ thu hoạch, Giảo cổ lam tự mọc ra mầm mới. Để sau thu hoạch cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường thì khi thu nên thu nông tay, để lại lớp lá vàng dưới cùng.
7. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho một ha/năm: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Ure, 500kg Supe lân, 200kg Kali (cho 1 vụ/1ha)
Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm:
- Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày
- Lần 2: Bón sau trồng 40 ngày
- Lần 3: Bón sau trồng 60 ngày
- Lần 4: Bón sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1)
- Lần 5: Bón sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2)
- Lần 6: Bón sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3)
Chú ý: Lần bón cần tính toán để đảm bảo có đủ thời gian cách ly, tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần: Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.
8. Kỹ thuật chăm sóc
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân
- Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.
9. Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu Ban miêu xuất hiện gây hại từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2.
10. Thu hoạch, sơ chế
Trung bình 1 năm có thể thu 4 – 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 3 tuần mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.
Tham khảo tài liệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây giảo cổ lam Kèm theo Quyết định số 271 /QĐ-SNN, ngày 20/12/2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai
Trên là quy trình trồng giảo cổ lam, hi vọng mang lại cho bạn cái nhìn rộng hơn về cây giảo cổ lam- cây thuốc quý này.
Mọi thắc mắc chi tiết xin gọi tư vấn từ nhà thuốc
Từ khóa » Cách Nhân Giống Cây Giảo Cổ Lam
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Giảo Cổ Lam Cho Dược Tính Cao
-
Cách Trồng Và Nhân Giống Cây Giảo Cổ Lam Trong Vườn ươm
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Trồng Cây Giảo Cổ Lam
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Giảo Cổ Lam đạt Hiệu Quả, Năng Suất Cao
-
Hướng Dẫn Cách Nhân Giống Cây Giảo Cổ Lam 5 Lá
-
Quy Trình Trồng Giảo Cổ Lam Theo Hướng Hữu Cơ - CESTI
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Giảo Cổ Lam
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Giảo Cổ Lam | Tài Nguyên Thực Vật
-
Kỹ Thuật Trồng Và Nhân Giống Giảo Cổ Lam - LinkedIn
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Giảo Cổ Lam - Cây Cảnh Hải Đăng - YouTube
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nhân Giống Cây Giảo Cổ Lam Bằng Phương Pháp ...
-
[PDF] NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma Pentaphyllum
-
Giống Cây Giảo Cổ Lam|Gọi 0981980186|Học Viện Nông Nghiệp
-
Cách Trồng Cây Giảo Cổ Lam Tại Nhà