Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Vụ đông đạt Năng Suất Cao

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Thứ sáu, 29/11/2024, 22:15
  • Trang nhất
  • Trồng trọt
Kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông đạt năng suất cao Thứ hai - 27/09/2021 09:46 29.902 0 Khoai tây là loại củ có hàm lượng tinh bột cao được người tiêu dùng trên thế giới rất ưa chuộng và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt tinh bột khoai tây đã và đang được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: bánh kẹo, pha trộn với bột mỳ làm bánh mỳ nướng, làm thành sợi mỳ ăn liền , làm bánh kẹo bim bim v.v…
Kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông đạt năng suất cao
Thời gian sinh trưởng của khoai tây chỉ 85-90 ngày đã cho thu hoạch. Năng suất khoai tây rất cao, bình quân đạt từ 18-22 tấn của/ha. Trồng khoai tây trong vụ đông đem lại giá trị thu nhập cao gấp 2-3 lần so với tất cả các loại rau củ khác. Cái ưu điểm quý giá của khoai tây là sau thu hoạch, nếu chưa bán được, bán chưa hết hoặc cần để lại ăn thì bảo quản ngay tại nhà vẫn để được rất lâu mà không hư hỏng (nếu không làm xây xát vỏ củ). Khoai tây là loại cây rất dễ trồng, yêu cầu thâm canh không cao, ai cũng trồng được. Để có được năng suất cao cần áp dụng thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau đây: Chọn và làm đất trồng: Thời vụ trồng vụ đông nên tập trung trồng khoai tây từ 05/10 - 10/11 là tốt nhất. Khoai tây trồng thích hợp trên các loại đất cát pha, thịt nhẹ, tốt nhất là trên đất cát pha thịt nhẹ ở vùng ven biển từ Thị xã Cửa Lò, vùng đất bãi ngang từ huyện Nghi Lộc ra Diễn Châu đến Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Ngoài đất ven biển ra còn có hơn 8000 ha đất bãi phù sa ven sông Lam, sông Con và sông Hiếu. Nếu sử dụng đất cấy lúa sau thu hoạch vụ lúa hè thu để trồng khoai tây thì phải cắt rạ sát gốc, thoát nước khô trong ruộng, sau đó tiến hành cày bừa làm đất để trồng. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, nhỏ và làm sạch cỏ dại. Lên luống để trồng nên lên luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120 - 140cm, rãnh luống rộng 25 - 30cm, sâu 15 - 20cm để thoát nước nhanh khi có mưa to. Giống khoai tây nên trồng: Hiện nay trên thị trường có nhiều giống khoai tây đang được trồng phổ biến ở nước ta như: giống khoai tây Atlatic, Diamont, Marabel, Solana… Nhưng tốt nhất nên trồng 2 giống Solara và giống Marabel của cộng hòa dân chủ Đức. Bởi 2 giống khoai tây này có thời gian sinh trưởng không quá 90 ngày, năng suất cao (có thể đạt trên 22 - 25 tấn/ha), chất lượng củ ăn ngon, thơm, dẻo… Chọn và xử lý củ giống để trồng: Nếu củ nhỏ 20 - 30 gam thì để nguyên củ để trồng. Trường hợp củ giống to, nặng trên 40 gam thì nên bổ củ khoai ra thành nhiều miếng như bà con nông dân bửa cau ăn trầu để tiết kiệm giống và khi bổ cần lưu ý đảm bảo miếng nào cũng có mầm và phải bổ dọc củ khoai. Khi bổ nhớ phải sát trùng dao bằng nước vôi hoặc cồn, rượu cao độ, xà phòng… Có thể bổ tách rời từng miếng hoặc để dính tạm thời cũng được. Nếu bổ củ tách rời từng miếng thì bổ xong chấm tro bếp hoặc bột xi măng và để vậy, sau 3-4 ngày đem trồng. Nếu khi bổ để dính các miếng với nhau thì sau đó 7-10 ngày phải tách rời từng miếng ra để đem đi trồng. Khi trồng củ giống đã bổ thành mảnh cần lưu ý: Đặt nghiêng mặt cắt, không úp mặt cắt xuống dưới đất, đặt củ nổi trên mặt luống. Khi tưới nước chỉ tưới vừa đủ ẩm, không tưới thừa nước dễ gây thối củ. Mật độ trồng: Trồng luống đôi (luống trồng 2 hàng) trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 35 - 40cm. Trồng luống đơn (trồng 1 hàng trên luống) trồng cây cách cây 35 - 40cm. Phân bón: Nên bón phân chuồng hoại càng nhiều càng tốt, nếu không hoặc ít phân chuồng thì sử dụng phân vi sinh Azotobactrin để bón khoảng 25 - 30 kg/sào. Loại phân và lượng phân bón cho 1 sào (500 m2). Bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng càng nhiều càng tốt hoặc bằng phân vi sinh khoảng 25 - 30 kg/sào + 2-3 kg đạm Urê + 10 - 15 kg lân Supe + 2 kg Kali Clorua. Toàn bộ phân bón lót, bón vào giữa 2 hàng khoai, bón xong lấp đất lại rồi mới trồng mầm khoai xuống. Bón thúc lần 1, bón khi cây cao từ 15 - 20 cm, bón 2-3 kg đạm Urê và 2-3 kg Kali, bón vào mép luống hoặc bón ở giữa 2 hàng khoai, bón xong kết hợp vun kín và cao đất vào gốc. Bón thúc lần 2, bón sau lần bón thúc lần 1 từ 15-20 ngày, lượng phân cần bón từ 2-3 kg đạm Urê + 1,5 - 2kg Kali Clorua. Chú ý: Bón nhiều Kali khoai vừa có củ to, vừa có màu sắc đẹp, vừa có hương vị thơm, ngon, đậm đà khi ăn. Chăm sóc: Chăm sóc lần 1: Khi cây mọc lên khỏi mặt đất được 7 - 10 ngày, cao khoảng 15 - 20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ bón thúc đợt 1 và vun luống. Khi bón phân thì bón vào mép luống hoặc bón giữa 2 khóm khoai, tuyệt đối không bón trực tiếp vào gốc làm khoai chết và kết hợp tỉa cây, chỉ cần để lại từ 2-3 mầm chính ở mỗi khóm khoai. Chăm sóc lần 2: Sau chăm sóc lần 1 khoảng 15 - 20 ngày thì tiến hành xới nhẹ tay, làm sạch cỏ và vun luống lần cuối. Vun luống phủ kín gốc để tránh tình trạng để ủ khoai không có đủ đất lấp kín, làm vỏ củ có màu xanh và có thể mọc thành cây thì hoàn toàn không tốt. Phòng trừ sâu bệnh: Khoai tây thường bị các loại sâu bệnh như: sâu xám, nhện trắng, bọ trĩ, rệp, sâu hà củ khoai, bệnh xoắn lá, xoắn lùn, bệnh héo xanh… nhưng biện pháp chủ yếu để phòng trừ các loại bệnh trên là: Thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm, nếu gặp một trong các loại sâu bệnh đó thì liên hệ ngay với bộ phận bảo vệ thực vật thuộc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để có hướng dẫn cách phòng trừ có hiệu quả nhất. Thu hoạch và bảo quản: Sau khi trồng được 85 - 90 ngày thì thu được. Khi thu hoạch nên phân loại củ to, nhỏ để riêng từng loại ra và nhẹ nhàng cho vào sọt. Tất cả các củ khoai còn nguyên vẹn không xây xát vỏ cho vào sọt riêng để vào nơi khô ráo, chỗ tối không có ánh sáng và thoáng mát để bảo quản được lâu. Cánh đồng khoai tây vụ Đông ở Diễn Thành – Diễn Châu Doãn Trí Tuệ Thành phố Vinh - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Hội nghị trực tuyến triển khai đề án sản xuất  vụ xuân năm 2022, tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2021 và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu phi

    (06/11/2021)
  • Tín hiệu vui từ một mô hình chuyển đổi cây trồng

    (08/11/2021)
  • Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả sản xuất năm  2021 và triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân 2021 – 2022 các tỉnh phía Bắc”

    (10/11/2021)
  • Hội thảo các giải pháp phát triển một số sản phẩm nổi trội của Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An gắn với du lịch

    (21/11/2021)
  • HỘI THẢO TRỰC TUYẾN: Tham vấn chính sách và Ra mắt bộ ấn phẩm “Bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (CS-MAP)”

    (20/10/2021)
  • Thành công từ mô hình trồng thâm canh giống lúa thuần chất lượng cao NA6 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ hè thu năm 2021

    (19/10/2021)
  • Tương Dương  tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình Chuyển đổi  diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lạc

    (06/10/2021)
  • Bệnh cháy lá sinh lý, bệnh teo rụng nụ hoa lyly cách nhận biết và phòng trừ

    (18/10/2021)
  • Cảnh giác mùa mưa bão năm nay đối với sản xuất nông nghiệp

    (19/10/2021)
  • Điển hình phát triển sản xuất nông nghiệp tổng hợp

    (28/09/2021)
  • Một số lưu ý trong sản xuất ngô sinh khối vụ đông năm 2021

    (20/09/2021)
  • Hội nghị trực tuyến Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “ Thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ Đông năm 2021 tại một số tỉnh phía Bắc”

    (17/09/2021)
  •   Nghi Lộc: Thu nhập cao từ trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ

    (15/09/2021)
  • Hội nghị trực tuyến về khởi động Dự án thí điểm hỗ trợ nông dân trồng rau gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Nghệ An.

    (12/09/2021)
  • Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả sản xuất vụ Đông năm 2020 và triển khai kế hoạch vụ Đông 2021 các tỉnh phía Bắc”

    (09/09/2021)
  • Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ rau xanh cho các hộ dân gặp khó khăn trong dịch COVID-19

    (28/08/2021)
  • Diễn Châu sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu kép

    (12/08/2021)
  • Nghệ An: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tổ chức sản xuất vụ đông năm 2021.

    (10/08/2021)
  • Chủ động chăm sóc, bảo vệ cây ăn quả  vào mùa mưa bão

    (04/08/2021)
  • Giá phân bón tăng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giải pháp hạn chế

    (02/08/2021)
Văn bản mới

Chủ động phòng, chống đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025

lượt xem: 27 | lượt tải:25

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 74 | lượt tải:56

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 186 | lượt tải:103

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 174 | lượt tải:81

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 222 | lượt tải:88 Xem tiếp Tin nổi bật
  • Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông
  • Lễ kết nạp Đảng viên mới Lễ kết nạp Đảng viên mới
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP” Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP”
  • Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An. Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An.
  • Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học
  • Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
  • Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đống Khoai Tây