Kỹ Thuật Trồng Tiêu Trên Cây Gòn đầy đủ & Chi Tiết Nhất - Tin Nhà Nông
Có thể bạn quan tâm
Trồng tiêu sử dụng trụ sống mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân và được các nhà chuyên môn khuyến khích. Nắm rõ kỹ thuật trồng tiêu trên cây gòn là hành trang giúp nhà vườn tiệm cận với những vụ mùa thắng lợi.
Cây hồ tiêu cần có trụ để có thể bám vào, leo lên và phát triển. Trải qua quá trình thâm canh, con người đã sử dụng nhiều loại trụ cho cây tiêu, điển hình như trụ gạch, trụ gỗ, trụ bê tông, trụ cây sống… Mỗi loại trụ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Trụ gỗ, bê tông, gạch có thể giúp cây tiêu đạt năng suất cao nhưng lại khiến cây nhanh bị suy kiệt và dễ bị các loại bệnh nguy hiểm.
Các nhà vườn gần đây thường lựa chọn trồng cây tiêu trên trụ sống. Đây là phương thức được các cơ quan chuyên môn khuyến khích bà con nông dân sử dụng. Vì qua thực tế cho thấy đây là kiểu canh tác bn vững, tạo được hệ sinh thái phù hợp. Qua đó, vườn tiêu sẽ được kéo dài thời gian khai thác, hạn chế các bệnh hại và giảm chi phí đầu tư ban đầu.
# Cây gòn là gì?
Một trong số các loại cây được các cơ quan chuyên môn khuyến khích sử dụng làm trụ sống cho cây tiêu là cây gòn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cây gòn. Hãy cùng tìm hiểu xem cây gòn là cây gì với chúng tôi nhé.
Cây gòn là cách gọi của người miền Trung trở vào, người miền Bắc gọi là cây bông, cây gạo hoặc cây bông gòn, bông lụa. Đây là giống cây thuộc họ gạo, có nguồn gốc ở châu Mĩ và vùng nhiệt đới châu Phi. Loài cây này thân to lớn, có loại thân có gai và loại thân nhẵn, có thể cao tới 60-70m, có nhiều cành lớn.
# Cách trồng cây gòn.
Để cây gòn có thể trở thành trụ vững chắc cho cây tiêu sau này, bà con cần nắm vững kỹ thuật tròng cây gòn theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Theo đó khi trồng gòn cần đào hố có độ sâu khoảng 30cm, sau đó đặt bầu cây xuống, nén chặt đất để cây gòn có thể đứng và không bị rung gốc.
Cần trồng cây gòn có rễ sâu để sau này chúng không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. Nhưng nhà vườn cũng cần lưu ý, không nên trồng quá sâu vì rễ cây bị nén chặt khiến cây không thể phát triển được.
Để cây gòn có thể tập trung dinh dưỡng, phát triển bộ rễ nhanh nhất, giúp chúng đứng vững và phát triển nhanh để tiêu bám vào, trước khi trồng cây gòn xuống, nhà vườn nên tuốt bỏ hết các lá trên cây.
Nếu trong quá trình trồng cây gòn bị chết mà đã trồng tiêu, nhà vườn nên hạ cây tiêu xuống, và tìm cọc chết tạm thời để thay thế cây gòn trụ. Sau đó chờ mùa mưa tới trồng lại cây gòn làm trụ mới cho gốc tiêu.
Xem thêm:
- Bảng giá hồ tiêu mới nhất hôm nay: https://tinnhanong.com/gia-tieu-moi-nhat/
- Cách ươm cây tiêu hiệu quả: https://tinnhanong.com/cach-uom-cay-tieu/
# Các bước kỹ thuật trồng tiêu trên cây gòn
Để trồng cây tiêu trên trụ sống, thông thường, nhà vườn cần trồng cây trụ trước từ 1-2 năm, khi cây trụ đã lên cao mới bắt đầu trồng tiêu.
Nếu trồng tiêu cùng năm với trồng cây trụ thì bắt buộc nhà vườn phải trồng cây trụ tạm. Sau 2-3 tháng trồng trụ chính, nhà vườn trồng trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống chính từ 10-15cm, với đường kính từ 10-15cm, chiều cao khoảng 3m và cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể bám vào và phát triển trong từ 2-3 năm trong lúc chờ cây trụ chính phát triển.
Kỹ thuật trồng tiêu trên cây gòn bao gồm các bước như sau:
Kỹ thuật trồng tiêu:
Nhà vườn cần đào hố trồng tiêu theo quy cách: 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi hố trồng 1 bầu tiêu với kích thước mỗi hố là dài x rộng x sâu là 40cm x 40cm x 50cm. Hoặc nhà vườn có thể đào hố với kích thước tương ứng là 60cm x 60cm 50cm để trồng 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố.
Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phân chuồng, từ 0,2 đến 0,5 kg phân lân, 0,2- 0,3 vôi bột trộn lẫn rồi lấp xuống hố từ khoảng 1 tháng đến ít nhất là 15 ngày trước khi trồng tiêu vào.
Sau khi trồng tiêu, tùy mùa và tùy tình hình thực tế mà nhà vườn có thể cần che nắng và chắn gió cho cây tiêu con. Lý do là vì trồng vào thời điểm cây gòn và trụ tạm đều còn nhỏ, chưa có bóng để che cho cây tiêu.
Buộc dây tiêu:
Sau khi trồng tiêu từ 1-2 tháng, cần thăm vườn thường xuyên và khi thấy có cành nhánh mới lên, cần buộc dây cho tiêu vào trụ tạm để rễ bám chắc vào, từ đó cây cho ra nhánh ác. Nếu không buộc dây kịp thời, nhánh và cây sẽ ngã ra ngoài, ốm yếu và không thể cho ra nhánh ác được.
Tạo hình trụ tiêu:
Sau 1 năm trồng, tiêu đã vươn bám và phát triển trên trụ tạm, với các cây đã ở độ cao trên 1,5m thì cắt dây ngang thân, cách mặt đất từ 25-30cm để tạo hình khung thân trên trụ.
Sau khi cắt, từ chỗ cắt mọc lên các dây tiêu, đây chính là những dây được coi là thân chính. Chọn các dây khỏe mạnh, buộc 4-5 dây vào trụ tạm, 1-2 dây buộc vào trụ cây gòn được trồng trước đó còn lại bỏ hết những mầm khác đi. Không nên tham giữ nhiều dây, sẽ hạn chế sự phát triển của cây do bị cạnh tranh dinh dưỡng cũng như khiến cây trụ bị nặng.
Sau khi cây gòn đã lớn, chuyển dần các dây tiêu trên trụ tạm qua trụ gòn hoặc buộc cố định cây trụ tạm vào. Cần hãm ngọn cây gòn ở độ cao khoảng 5-7m để tiện việc chăm sóc và thu hoạch tiêu.
Cần lưu ý về số dây cần thiết để tạo khung cho trụ tiêu. Khâu lựa chọn rất quan trọng, bà con cân nhắc, loại bỏ các dây tiêu yếu, chỉ giữ những nhánh ác khỏe mạnh để cây cho năng suất cao khi ra trái.
Một số ưu điểm của cây gòn trụ tiêu:
Cây gòn là cây dễ sống, phát triển nhanh. Theo bà con nông dân các vùng trồng tiêu, đây là loại cây ít bị nhiễm sâu bệnh, có ít cành ngang và dễ tỉa cành. Vì thế cây gòn được trồng làm trụ tiêu sẽ giúp vườn tiêu mạnh khỏe, thông thoáng và quan trọng là nhà vườn có thể trồng tiêu giống cùng năm với trồng gòn, chỉ cần sau khoảng 1-2 tháng, khi cây gòn đã chắc chắn sống và đâm rễ, nảy chồi.
# Tiêu được lợi ích gì khi trồng trên thân cây gòn?
Trước khi xuống giống trồng cây, bà con nông dân đều cần cân nhắc những mặt lợi hại và lợi ích kinh tế của cây trồng. Với cây tiêu trồng trên thân cây gòn, bà con nông dân sẽ được nhiều lợi ích như sau:
Trồng tiêu trên cây gòn giúp giảm chi phí so với đầu tư trụ chết.
Trồng tiêu trên cây gòn giúp che mát cho cây tiêu vào mùa nắng, giữ ẩm cho tiêu vào mùa khô.
Cây gòn khỏe mạnh, ít sâu bệnh cũng là điều kiện để cây tiêu khỏe mạnh, từ đó tạo ra hệ sinh thái của cả vườn tiêu khỏe mạnh. Xem thêm: Các bệnh thường gặp trên cây hồ tiêu
Trồng tiêu trên cây gòn được chứng minh là đem lại chu kỳ khai thác quả thành phẩm dài hơn từ 20-50% so với vườn sử dụng trụ chết.
Từ những lợi ích thiết thực của việc trồng tiêu trên cây gòn, bà con trồng tiêu sẽ không còn phải phân vân xem lựa chọn trụ tiêu nào cho vườn của mình. Hãy góp phần tăng hệ sinh thái xanh cũng như đưa trái tiêu đến với cộng đồng quốc tế. Đừng quên liên hệ với Tin nhà nông nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về cây tiêu nhé.
Từ khóa » Trồng Cây Gòn Làm Trụ Tiêu
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Gòn Hiệu Quả
-
Bán Cây Gòn Là Trụ Tiêu (Trụ Tiêu Sống) Hợp Kinh Tế
-
Bán Giống Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Giá Rẻ Chất Lượng Cao
-
Hỏi Về Kỹ Thuật Trông Cây Gòn để Làm Trụ Cho Tiêu - Agriviet
-
Kỹ Thuật Trồng Tiêu/Có Nên Dùng Cây Gòn để Làm Trụ/Nhà Nông ...
-
Bán Cây Gòn Làm Trụ Trồng Tiêu (đường Kính 4-7cm)
-
Nên Trồng Cây Gì Làm Trụ Tiêu Sống? Ưu Và Nhược điểm?
-
Bán Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Giải Pháp Hiệu Quả Nhanh Chóng Cho Người ...
-
Cây Gòn Thân Lớn Làm Trụ Tiêu
-
Cây Gòn Thân Lớn Làm Trụ Tiêu - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các ...
-
Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Tại Lâm Đồng
-
BÁN HẠT GIỐNG BÔNG GÒN LÀM TRỤ TIÊU VÀ HƯỚNG DẪN ...
-
Chuyên Bán Sỉ Và Lẻ Cây Gòn Xanh Làm Trụ Trồng Tiêu -caygoncottieu