Nên Trồng Cây Gì Làm Trụ Tiêu Sống? Ưu Và Nhược điểm?
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt nội dung
- A – Tiêu chí lựa chọn cây làm trụ tiêu sống
- B – Gợi ý một số giống cây rừng phù hợp để trồng tiêu
- 1. Cây muồng đen làm trụ tiêu
- 2. Cây gòn làm trụ tiêu
- 3. Cây keo dậu làm trụ tiêu
- 4. Cây lồng mức làm trụ tiêu
- 5. Cây núc nác rừng làm trụ tiêu
- 6. Cây mủ trôm làm trụ tiêu
- 7. Cây tếch làm trụ tiêu
- 8. Cây sưa đỏ làm trụ tiêu
- 9. Cây hông làm trụ tiêu
- Địa chỉ cung cấp tiêu giống và các loại cây lâm nghiệp
Trồng cây gì làm trụ tiêu? Nên thả tiêu trên loại cây nào? Ưu nhược điểm của các loại cây làm trụ tiêu là gì?… Đây là một vài câu hỏi thường được bà con hỏi Vườn Ươm Tiến Đạt khi có nhu cầu tư vấn về trồng và chăm sóc tiêu. Nay chúng tôi xin phép được tổng hợp lại thành một bài viết riêng để bà con tiện theo dõi
Như bà con đã biết, trồng tiêu trên trụ sống (hay thả tiêu cho đeo bám trên cây sống) có rất nhiều lợi ích so với việc trồng tiêu bằng trụ bê tông, trụ gạch hay trụ gỗ. Vườn hạn chế được nạn phá rừng lấy trụ gỗ, vừa giảm được chi phí đầu tư ban đầu. Ngoài ra còn giúp cho tiêu phát triển bền vững, khỏe mạnh và năng suất hơn.
Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn và giống cây thường được dùng làm trụ tiêu
A – Tiêu chí lựa chọn cây làm trụ tiêu sống
- Cây thân gỗ phát triển nhanh.
- Vỏ nhám, ít bong tróc giúp tiêu đeo bám tốt hơn.
- Thân thẳng, ít phân cành nhánh, cành không quá cứng vỏ dai khó khăn cho việc rong tỉa.
- Rễ ăn sâu vững chắc, tốt nhất là những loại cây có rễ cọc.
- Cành tán không phủ quá dày, làm ảnh hưởng đến quang hợp của tiêu.
- Lá dễ phân hủy, không chứa các loại mủ có độc.
B – Gợi ý một số giống cây rừng phù hợp để trồng tiêu
1. Cây muồng đen làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây muồng đen:
- Là cây thuộc họ đậu (Fabaceae) nên có khả năng cải tạo bổ sung dinh dưỡng cho đất
- Cây lớn tương đối nhanh, vỏ nhám không bị bong tróc nhiều nên tiêu đeo bám rất tốt
- Rễ cọc ăn sâu vững chắc chịu được gió mạnh, ít cạnh tranh dinh dưỡng
- Gỗ thuộc nhóm I có giá trị kinh tế cao, hết vòng đời của tiêu có thể tận dụng khai thác gỗ
Nhược điểm của cây muồng đen:
- Hay bị bệnh xì mủ đen dẫn đến cây chết đứng
- Cành phát triển mạnh, phải rong tỉa nhiều lần.
- Là cây gỗ lớn nên phải hạn chế chiều cao thường xuyên, tránh để cây lấn át các loại cây xen canh khác.
- Thân chính cần định hướng ngay từ giai đoạn cây còn nhỏ để phù hợp cho tiêu đeo bám (tạo dáng thẳng đứng, rong tỉa cành vươn ngang)
2. Cây gòn làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây gòn:
- Thân thẳng đứng, gỗ mềm dễ rong tỉa cành nhánh
- Cây lớn nhanh, có thể trồng từ hạt hoặc cắt ngang cây lớn vẫn có thể mọc được
- Lá mềm dễ phân hủy, đệ che bóng vừa phải, giúp tiêu quang hợp tốt hơn
Nhược điểm của cây gòn
- Rễ ăn ngang nhiều, dẫn đến cạnh tranh 1 phần dinh dưỡng với tiêu
- Nếu trồng bằng loại gòn cắt (gòn thân lớn) thì dễ bị gãy đổ do rễ chưa kịp phát triển
- Vỏ trơn bóng nên khi trồng cần tiến hành cào vỏ kết hợp với buộc dây hỗ trợ tiêu đeo bám
- Có thể gặp tình trạng sâu đục thân nếu quản lý sâu bệnh không tốt
3. Cây keo dậu làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây keo dậu
- Thân gỗ có độ dẻo dai cao, ít bị gãy cành đổ cây
- Rễ cọc ăn sâu nên hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng
- Là cây họ đậu nên có khả năng cải tạo bổ sung dinh dưỡng cho đất
- Vỏ nhám tiêu đeo bám rất tốt, ít bị sâu bệnh
- Có thể tận dụng cành lá để phục vụ chăn nuôi
Nhược điểm của cây keo dậu
- Lớn chậm, phân cành sớm nên cần rong tỉa tạo dáng thẳng ngay từ giai đoạn cây con
- Hạt thường mọc thành cây con rất nhiều quanh gốc, khi phát cỏ chỉ đứt ngang sau đó mọc lại, gây đôi chút khó khăn trong việc canh tác
4. Cây lồng mức làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây lồng mức:
- Rễ ăn sâu ít cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
- Gỗ mềm nên thuận tiện cho việc rong tỉa, đánh bồn
- Tán là vừa phải, bảo đảm đủ ánh sáng cho tiêu quang hợp
- Lá rụng xuống dễ phân hủy, bổ sung thêm mùn cho đất
Nhược điểm của cây lồng mức:
Có thể bạn quan tâmCác loại trụ tiêu – Ưu và nhược điểm của mỗi loại trụ…
[Video] Hướng dẫn kỹ thuật đôn tiêu lươn chi tiết nhất
Kỹ thuật đôn dây tiêu – Cắt tỉa tạo tán cho cây tiêu
Kỹ thuật đào hố và trồng tiêu con vào mùa mưa
- Cây lớn chậm, trồng cây con 2 năm trở lên mới có thể thả tiêu
- Thân không thẳng, cành phát triển sớm nên cần tạo hình ngay từ giai đoạn đầu
- Cành lá non thu hút một số loại sâu ăn lá, cần phải chủ động phòng trừ
5. Cây núc nác rừng làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây núc nác
- Lớn rất nhanh, thân thẳng đứng
- Ít phân cành, cành có xu hướng tiếp tục vươn thẳng nên không chiếm nhiều không gian sinh trưởng
- Gỗ mềm nên rất tiện cho việc rong tỉa, đánh bồn, xen canh với các loại cây khác
- Vỏ nhám và sần sùi nhiều tiêu bám rất phù hợp
Nhược điểm của cây núc nác
- Rễ ngang phát triển mạnh, phần nào cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
- Lớn nhanh nên đôi khi gặp gió mạnh rất dễ gãy đổ
- Hay xuất hiện sâu bọ ăn quanh gốc làm cây chết đứng
6. Cây mủ trôm làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây mủ trôm
- Thân thẳng, vỏ nhám, lớn khá nhanh
- Cành lá phát triển không quá mạnh
- Gỗ mềm phù hợp cho việc rong tỉa hàng năm
- Có thể tận dụng thu hoạch thêm mủ trôm, một loại hàng hóa rất có giá trị
Nhược điểm của cây mủ trôm
- Do cây có mủ nên thu hút một số loại côn trùng, sâu bọ chích hút, cần quản lý tốt vấn đề này
- Rễ ngang phát triển mạnh và có kích thước lớn
- Một số khu vực khí hậu tiêu cực (hạn hán, sương muối nhiều…) cây có thể chậm lớn
7. Cây tếch làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây tếch (teak)
- Cây lớn nhanh, thân vươn thẳng, chậm phân cành nên tiêu bám rất tốt
- Là cây gỗ có giá trị, hết vòng đời của tiêu có thể tận dụng thu thêm gỗ
- Chịu hạn, chịu sâu bệnh rất tốt
- Bộ rễ ăn sâu vững chắc, hạn chế được gãy đổ
Nhược điểm của cây tếch
- Cây gỗ lớn nên cần quản lý tốt và cành tán, tránh để cây lấn át sinh trưởng với các loại cây xung quanh
- Giai đoạn mùa khô cây hay rụng lá, làm cho tiêu bị nắng nóng chiếu trực tiếp
- Khi cây đủ lớn, vỏ sẽ hay bong tróc làm giảm hiệu quả đeo bám của rễ tiêu
8. Cây sưa đỏ làm trụ tiêu
Ưu điểm của cây sưa đỏ
- Cây gỗ quý, có giá trị thương phẩm rất cao
- Vỏ có độ nhám phù hợp để tiêu đeo bám
- Ít bị sâu bệnh, bộ rễ vững chắc hạn chế được gãy đổ
Nhược điểm của cây sưa đỏ
- Cây chậm lớn, cành nhánh phát triển sớm, nên cần tạo hình ngay từ giai đoạn đầu
- Dễ nhầm lẫn với cây sưa trắng, giá trị về gỗ kém hơn
- Cây không thẳng nên khó quy hoạch và định hình không gian canh tác
9. Cây hông làm trụ tiêu
Ưu và nhược điểm: Đang cập nhật…
Như vậy chúng ta vừa cùng nhau điểm qua một số cây thân gỗ dùng làm trụ tiêu sống. Đây là những loại cây phổ biến nhất, một số khu vực bà con có thể sử dụng những loại cây khác như cẩm lai, giáng hương,… tuy nhiên số lượng không nhiều.Địa chỉ cung cấp tiêu giống và các loại cây lâm nghiệp
Bà con có nhu cầu mua cây giống các loại cây kể trên hoặc mua tiêu giống và nhiều loại cây giống khác, xin liên hệ với vườn ươm chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn thêm:
Vườn Ươm Cây Giống Tiến Đạt Ban Mê Địa chỉ: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Điện thoại tư vấn: 0944 333 855 – 0967 333 855 Giấy phép kinh doanh: 40A8026362Tìm kiếm : cây trụ sống trồng tiêu, tieu tru song
Từ khóa » Trồng Cây Gòn Làm Trụ Tiêu
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Gòn Hiệu Quả
-
Bán Cây Gòn Là Trụ Tiêu (Trụ Tiêu Sống) Hợp Kinh Tế
-
Bán Giống Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Giá Rẻ Chất Lượng Cao
-
Hỏi Về Kỹ Thuật Trông Cây Gòn để Làm Trụ Cho Tiêu - Agriviet
-
Kỹ Thuật Trồng Tiêu/Có Nên Dùng Cây Gòn để Làm Trụ/Nhà Nông ...
-
Bán Cây Gòn Làm Trụ Trồng Tiêu (đường Kính 4-7cm)
-
Bán Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Giải Pháp Hiệu Quả Nhanh Chóng Cho Người ...
-
Cây Gòn Thân Lớn Làm Trụ Tiêu
-
Cây Gòn Thân Lớn Làm Trụ Tiêu - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các ...
-
Cây Gòn Làm Trụ Tiêu Tại Lâm Đồng
-
BÁN HẠT GIỐNG BÔNG GÒN LÀM TRỤ TIÊU VÀ HƯỚNG DẪN ...
-
Chuyên Bán Sỉ Và Lẻ Cây Gòn Xanh Làm Trụ Trồng Tiêu -caygoncottieu
-
Kỹ Thuật Trồng Tiêu Trên Cây Gòn đầy đủ & Chi Tiết Nhất - Tin Nhà Nông